-ooOoo- Lời giới thiệu Cô Tâm An có cho tôi xem tập “Những điểm dị biệt” dịch từ bản tiếng Anh “Points of Controversy” – dịch từ bản Pāli “Kathāvatthu“. Như vậy tập này là một trong 7 tập thuộc “Abhidhamma Piṭaka” tức là Luận tạng, có thể dịch là Thắng pháp hay Vi diệu pháp. Tập này theo truyền thống Thượng Tọa bộ (Theravāda) được hình thành trong kỳ kết tập thứ ba vào năm 246 trước Tây Lịch, dưới thời vua A Dục và đặt dưới sự chủ tọa của Ngài Moggaliputta Tissa. Ðây là một tập, vừa ghi chép các quan điểm của các bộ phái không thuộc phái Thượng Tọa bộ (Theravāda) vừa trình bày quan điểm của phái Thượng Tọa bộ về những điểm ấy. Như vậy, tập này là những tư liệu để những ai muốn tìm hiểu sự hình thành các bộ phái, các quan điểm dị đồng và những tranh cãi không thể nào tránh khỏi giữa các bộ phái ấy, có thể có những tư liệu quí giá về sự sai biệt giữa các bộ phái Phật giáo. Tập này chỉ lưu hành nội bộ dành cho Phật tử, Tăng ni, những nhà nghiên cứu về luận A-tỳ-đàm (Abhidhamma). Tôi xin giới thiệu bản dịch của Tâm An và Minh Tuệ, tán thán nhiệt tình hoằng pháp của hai Phật tử này. T.P Hồ Chí Minh, ngày 11-03-1987 -ooOoo- Lời nói đầu Bộ Kathavatthu dịch là “Những điểm dị biệt” (Points of Controversy) là bộ thứ năm trong bảy bộ của Luận tạng thuộc hệ thống Pāli tạng [*]. Tác giả của bộ sách này là Ðại Ðức Trưởng lão Moggaliputta Tissa thời vua A Dục, chính ngài làm chủ tọa kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ ba tại Palalipputta vào năm 246 trước Tây Lịch. Và tại hội nghị này, bộ sách của Ngài được đưa vào Luận tạng. Bản chú giải tập Athāsālini ghi nhận rằng thời đại Vua A Dục có tám tông phái khác nhau, về sau lại phát triển thêm và đến thế kỷ thứ hai sau Phật lịch, người ta tìm thấy có 18 tông phái. Tập “Những điểm dị biệt” gồm có 216 luận điểm, liên hệ đến các vấn đề Phật đà quan, về các bậc Thánh, về Thánh đạo, về nhân sinh quan, phàm phu – Chư thiên, về vũ trụ quan, trạng thái hiện hữu, hư không, địa ngục v.v.. Chúng tôi dịch tập kinh này từ tác phẩm Points of Controversy của bà Rhys Davis do hội Pāli Text Society bảo trợ [**]. Trong quá trình dịch thuật chúng tôi gặp nhiều khó khăn về các danh từ Abhidhamma chuyên môn, với thuật ngữ Anh văn chuyển sang Việt văn còn tương đối quá mới trong văn học Abhidhamma, chúng tôi nương vào quyển Guide Through the Abhidhamma Pitakas của Ngài Nyanatiloka, quyển A Manual of Abhidhamma của Ngài Narāda do Phạm Kim Khánh dịch từ Anh sang Việt văn (với tựa đề “Vi Diệu Pháp toát yếu”), quyển Thắng pháp tập yếu luận của Hòa Thượng Thích Minh Châu. Chúng tôi còn dùng một số thuật ngữ chuyên môn trong văn học Abhidhamma của Hòa Thượng Tịnh Sự. Ngoài ra, khi dẫn chứng các đoạn kinh chúng tôi dựa theo một số Kinh Tạng Pāli trong Trung bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tương ưng bộ kinh, …, do Ngài Thích Minh Châu dịch thuật. Với dịch phẩm đầu tiên, chúng tôi e ngại và dè dặt là với thuật ngữ chuyên môn trong văn học Abhidhamma còn quá mới, đã không diễn đạt hết ý pháp tinh hoa, thâm thúy, cách lý luận sắc bén của toàn bộ tác phẩm nầy. Rất mong chư vị độc giả bổ khuyết thêm. Vì lý tưởng phục vụ đạo pháp, chúng tôi có ý nguyện sách được ấn tống chỉ tặng, mà không bán, cho Chư Tăng ni, Phật tử, những nhà nghiên cứu về A Tỳ Ðàm Luận. Xin tỏ lòng tri ân Hòa Thượng Thích Minh Châu và ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo Việt Nam đã nâng đở bằng cách bảo trợ để dịch phẩm này ra mắt chư vị độc giả. Xin chân thành cảm tạ chư vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Tăng ni Phật tử, nhất là Hòa Thượng Tịnh Sự, Ðại Ðức Giác Chánh, Ðại Ðức Giác Nhân đã khích lệ chúng tôi hoàn thành dịch phẩm này và chư vị Phật tử như Cô Diệu Hỷ, Cô Diệu Trí, Cô Hồng Cúc, Cô Thoại, em Ðỗ Thành Phong … đã góp công giúp sức để tác phẩm sớm hoàn thành. Xin cảm ơn các Phật tử Việt Kiều tại Anh và Pháp: Phạm Ngọc Sâm, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Từ Thiện, Trần Quỳnh Như, bà Nguyễn Văn Hiểu, Nguyễn Tối Thiện, Nguyễn Tuyết Hương, Võ Xuân Huyên, Nguyễn Thị Ngọc Liên, bà Trần Văn Nhơn, bà Trần Văn Bạch, cô Lưu Văn Lang, Sư Tín Hỷ, và anh Lê đã đóng góp tiền cúng dường để in tập kinh này. Cuối Thu, Năm Ðinh Mão – Mùng 1 tháng 9 Âl [*] Hòa thượng Tịnh Sự dịch là “Bộ Ngữ Tông”, và chúng tôi xin ghi tựa đề nầy để nhất quán với các bộ khác của tạng Vi Diệu Pháp [Bình Anson, 09-2003]. [**] Các phần ghi chú và sắp xếp trong bản dịch Anh ngữ đã dựa theo bộ Chú Giải Ngữ Tông của ngài Buddhaghosa [Bình Anson, 09-2003]. -ooOoo- NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT: Trong các trang chú thích, chúng tôi có dùng chữ viết tắt, để Quý vị tiện việc tra cứu, chúng tôi xin ghi rõ như sau:
-ooOoo- HỆ THỐNG QUAN ÐIỂM PHÂN LOẠI THEO ÐỀ TÀI I. – VỀ ÐỨC PHẬT: Ngôn ngữ hằng ngày của Ngài, II. 10. II. – VỀ CÁC BẬC THÁNH: A. A-LA-HÁN: Bậc A-la-hán có thể hoại lìa quả vị không? I. 2 B. CÁC TẦNG THÁNH THẤP HƠN. Người thứ tám. III.5,6. C. THÁNH ÐẠO: Lực của bậc Thánh. III.2. III. – VỀ NGƯỜI PHÀM PHU: Người phàm phu có thanh lọc được Ái dục và Sân hận không? I.5. IV. – VỀ CHƯ THIÊN: Chư thiên có đời sống Phạm hạnh không? I.3. V. – VỀ TĂNG BẢO: Tăng bảo không thể thọ nhận của bố thí, XVII.6. VI. – VỀ GIÁO PHÁP: Giáo pháp có thể được sửa đổi không? XXI.1. VII. – VỀ CÁ NHÂN: Tự ngã tuyệt đối và hằng hũu, I.1. VIII. – VỀ VŨ TRỤ (A) (B) IX. – VỀ VÔ VI: Có phải Tứ đế, cõi Vô sắc, Diệt thọ tưởng định, Hư không là vô vi không? VI.3 – 6. X. – MỘT SỐ VẤN ÐỀ KHÁC: Thế nào là bố thí? VII.4. -ooOoo- 18 TÔNG PHÁI 1) THERAVĀDINS: Thượng Tọa bộ Bốn bộ phái Andhakas (Án-đa-la) [*]: 1) RAJAGIRIYAS: Vương Sơn Trú bộ Các bộ phái khác được đề cập trong Chú giải [*]: HETUVADINS: Thuyết Nhân Chấp bộ [*] Bổ sung theo quyển “Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa”, André Bareau, Pháp Hiền dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2003 (Bình Anson ghi chú). -ooOoo- HỆ THỐNG QUAN ÐIỂM PHÂN LOẠI THEO TÔNG PHÁI I- PHÁI VAJJIPUTTAKAS và (cùng với) phái Sammitiyas: Ngã có một tự ngã tuyệt đối và hằng hữu, I.1 và (cùng với) các phái Sammitiyas, Sabbatthivādins, Mahāsanghikas: Bậc A-la-hán có thể bị hoại lìa quả vị, I.2 II- PHÁI SAMMITIYAS Không có đời sống Phạm hạnh được tu tập ở cõi Chư thiên, I.3 và phái Vajjiputtakas: Có một tự ngã tuyệt đối và hằng hữu, I.1 và phái Mahāsanghikas: Những hành động biểu tri là giới, XI.10. và các phái Andhakas nói chung: Nhục nhãn có thể trở thành thiên nhãn, III.7 và một vài phái thuộc Andhakas: Thiền có năm tầng, không phải bốn, XVIII.7 và phái Pubbaseliyas: Không có pháp nào là sắc mạng quyền. VIII.10 và các phái Rājagirikas và Siddhattikas: Phước báu tăng trưởng tùy theo cách hưởng dụng. VII.5 và phái Mahimsāsakas: Những hành động biểu thị có tính chất đạo đức, VIII.9 và các phái Mahimsasakas và Mahāsanghikas: Trong Bát chánh đạo, có ba chi thuộc sắc pháp, không thuộc danh pháp, X.2 và các phái Vajjiputtiyas, Sabbatthivādins và một số phái Mahāsanghikas: Bậc A-la-hán có thể hoại lìa quả vị, I.2. III- PHÁI SABBATTHIVĀDINS Tất cả các pháp đều hiện hữu một cách bền vững, I.6,7 và phái Uttarāpathakas: Sự liên tục của tâm được gọi là tâm định, XI.6 và các phái Vajjiputtiyas, Sammitiyas và một số phái Mahāsanghikas: Bậc A-la-hán có thể hoại lìa quả vị, I.2 III.a CÁC PHÁI SABBATTHIVĀDINS, KASSAPIKAS: Một phần quá khứ và vị lai hiện hữu. I.8 IV- PHÁI MAHĀSANGHIKAS Những quan niệm sai lầm về thức, XVIII.9, X.5. quả nghiệp, XII.2,3,4, và Tuệ, XI.2 và phái Sammitiyas: Hành động biểu tri là thiện, X.10 và các phái Sammitiyas và Mahimsāsakas: Ba chi của Bát Chánh đạo thuộc về sắc pháp, X.2. và Vajjiputtiyas, Sammitiyas và Sabbatthivādins: Bậc A-la-hán có thể hoại lìa quả vị. I.2 V- PHÁI ANDHAKAS NÓI CHUNG: (i) PUBBASELIYAS, (ii) APARASELIYAS. (iii) RĀJACIRIKAS, (iv) SIDDHATTHIKAS: Những quan niệm sai lầm về khách thể và chư thể (trong tứ niệm xứ) I.9, về những trạng thái hiện hữu, I.10, Sự liên tục của tâm, X.1, về sự giải thoát V.1 , Iv.10, ” về sự trống rỗng ” XIX.2, về Niết bàn giới, XIX.6 và phái Sammitiyas: Nhục nhãn và nhục nhĩ có thể trở thành “thiên nhĩ” khi có pháp hỗ trợ, III.7,8 Một số phái thuộc hệ Andhakas: Thiền có năm tầng, không phải bốn, XVIII.7 và phái Mahimsasakas: Có hai loại diệt, II.11 Một số phái thuộc Andhakas và phái Mahimsasakas: Có sự chuyển bậc trong thiền, XVIII.6 và phái Uttarāpathakas: Atula là hình thức tái sanh thứ sáu, VIII.6 và phái Vetulyakas: Sự liên hệ tình dục có thể xảy ra đối với hai người có lời nguyện kết giao XXIII.1. và phái Sabbatthivādins, Sammitiyas và Bhadravanikas: Sự chứng đạt theo thứ lớp, II.9 V.a PHÁI PUBBASELIYAS: Bậc nhập thiền có thể nghe được (cảnh thinh), XVIII.8 và phái Sammitiyas: Mạng quyền chỉ là danh pháp, VIII.10 và phái Mahimsāsakas: Y tương sinh là vô vi, VI.2 V.b – PHÁI PUBBASELIYAS và APARASELIYAS: Tất cả các pháp chỉ hiện hữu trong một sát na tâm, XII.8 V.c – PHÁI RĀJAGTRIKAS Hình phạt trong vô gián địa ngục kéo dài suốt cả một đại kiếp, XIII.1 V.d- PHÁI RĀJAGIRIKAS và SIDDHATTHIKAS Sự xếp loại và tương ứng của các pháp là một ảo tưởng, VII.1, 2 và sở hữu tâm không hiện hữu, VII.3 và phái Sammitiyas: Phước báu tăng trưởng tùy theo cách hưởng dụng, VII.5 VI- PHÁI GOKULIKAS Thế gian như một hầm lửa II.8 VII- PHÁI BHADKAYANIKAS và phái Sammitiyas, Sabbatthivadins và Andhakas. Sự chứng ngộ được thành tựu theo thứ lớp, II.9 VIII- PHÁI MAHIMSĀSAKAS Thánh đạo chỉ có 5 chi, XX.5 và phái Andhakas: Có hai loại diệt, II.11 và một số phái Andhakas: Từ tầng thiền này chuyển sang tầng thiền khác không có giai đoạn trung gian, XVIII.6 và phái Pubbaseliyas, phái Uttarāpathakas: Hư không là vô vi, VI.6 và phái Sammitiyas: Hành động biểu tri là nghiệp, VIII.9, do đó sắc pháp có giá trị đạo đức (thiện và bất thiện), XVI.7 và phái Sammitiyas và Mahasanghikas: Ba chi thuộc Bát Thánh Ðạo là sắc pháp, không là danh pháp, X.2., vì vậy Thánh Ðạo chỉ có năm chi, XX.5 và phái Hetuvādins: Ngũ quyền không có trong pháp hiệp thế, XIX.8 IX- PHÁI UTTARĀPATHAKAS Có sự liên tục sanh khởi của các thức, XIV.3 và một số phái thuộc Uttarāpathakas: Bậc A-la-hán trước khi chết vẫn có tâm thiện, XXII.2 và phái Andhakas: Atula là hình thức tái sanh thứ sáu, VIII.1 và phái Sabbatthivādins: Tâm định chỉ là sự liên tục của tâm, XI.4 và phái Mahimsāsakas: Hư không là vô vi, VI.6 và phái Hetuvadins: Tất cả các pháp trừ khổ đế, đều là bất định, XXIII.5 X- PHÁI HETUVADINS “Khổ đế” bị ràng buộc bởi sự thống khổ của cảm giác XVII.4, và tất cả các pháp hữu vi, trừ thánh đạo, đều là khổ XVII.5 và phái Mahimsāsakas: Ngũ quyền không có trong pháp hiệp thế, XIX.8 và phái Uttarāpathakas: Tất cả các pháp, trừ Khổ đế, đều là bất định, XXIII.5 XI- PHÁI VETULYAKAS Ðức Phật không bao giờ sống trong thế giới nhân loại, XVIII.1 và phái Andhakas: Sự liên hệ tình dục có thể xảy ra đối với người có lời nguyện kết giao, XXIII.1 XII- MỘT SỐ QUAN NIỆM KHÔNG XÁC ÐỊNH HỆ PHÁI CỤ THỂ Tuệ giải thoát vẫn còn nằm trong tiến trình giải thoát, III.4 Trích từ bản Anh ngữ “Points of Controversy”: |
-ooOoo- |