Đây xin giải thêm về năm “Định luật thiên nhiên” do học giả Âu châu – Ông Egerton C.Baptist bình luận và so sánh với khoa học hiện đại.
Pãnca Niyāma – năm định luật thiên nhiên mà các Thần giáo cho là Đấng Tạo Hóa.
Bây giờ, nói theo khoa học có liên quan đến Phật giáo là chúng ta có thể nhớ lại các nhà khoa học có nói cho chúng ta biết về cuộc hành trình của phi thuyền Apolo 11 rằng: Đời sống của thảo mộc phát triển trên đất của mặt trăng như trong một cái chậu cho thêm vào những đám nhúm đất nâu thẫm của mặt trăng thì những cây xanh tươi ấy “mọc lên hết sức mau lẹ, bởi vì đất mặt trăng ấy còn tinh khiết nguyên vẹn”. Sự ngẫu nhiên khám phá ra này lại trùng hợp với bộ kinh Aganna sutta của Phật giáo. Trong kinh thuật lại rằng: “Đất của quả địa cầu mà chúng ta đang ở đây, trong khi mới cấu tạo đầu tiên thì có mọc những thứ lúa khi buổi sáng người ta gặt hái đem đi làm vật thực ăn thì buổi chiều trở lại mọc đầy đủ như thường”. Như vậy lúa mọc lại một cách hết sức mau chóng.
Theo lời Đức Phật nói trong kinh này thì những hoa quả mọc nhanh chóng như quả địa cầu này trong lúc đầu tiên vì còn tinh khiết nguyên vẹn cũng như sự tinh khiết trên đất của mặt trăng. Như vậy thì chúng ta nhận thấy không có sự “Pha trộn thần bí” về sự tinh khiết của đất đầu tiên quả địa cầu này và sự tinh khiết của đất mặt trăng. Về sau sự mọc chậm trễ của thảo mộc trên quả địa cầu này vì sự “suy đồi và nhơ bẩn” thay đổi lần lần mà phải chậm lại.
Trong kinh còn nói thêm rằng: “… trước khi có mặt trăng, sao và hành tinh xuất hiện thì tất cả hư không vũ trụ này ở trong một thế giới tối tăm không thấy chi cả”. Bây giờ đoàn phi hành của thuyền Apolo 12 có nói rằng “…Tất cả đều không có thật tế với chúng ta,… mặt trăng chỉ như một trái banh trắng hiện ra giữa cảnh hư không vĩ đại và đen tối”. Cũng như Đức Phật có nói trong cảnh hư không vô tận đen tối, chỉ được sáng lên do nhờ mặt trăng, những ngôi sao và các vì tinh tú khi nào xuất hiện.
Chúng ta còn ghi nhận thêm rằng “Những nhân viên phi hành của phi thuyền Apolo 11 và 12, khi về đến quả địa cầu này phải bị dưới sự kiểm soát trong một thời gian coi họ có mang những tật bệnh chi về từ mặt trăng hay không, nhưng sau khi thời hạn kiểm soát nhận thấy họ không mang một bệnh tật chi về cả. Như vậy chứng tỏ trên mặt trăng ít có nhiều thứ bệnh, trái lại trong hiện nay trên quả địa cầu này không biết bao nhiêu là thứ bệnh mà kể. Như Đức Phật có nói sau khi kiếp hoại đến kiếp thành quả địa cầu trong lúc đầu tiên con người ít có bệnh tật chỉ có vài ba thứ bệnh thông thường mà thôi như bệnh: ước muốn, đói khát và bệnh già, các điều mà thời ấy gọi là một thứ bệnh. Trái lại sau này vì tánh xấu con người phát sanh lên giết hại lẫn nhau hoặc để ăn thịt, hoặc vì lòng sân hận mà nhiều thứ bệnh bắt đầu lần lần phát sanh lên cho đến bây giờ, chúng ta có thể nói không thể nào kể hết các thứ bệnh.
Đến đây, ý định của tôi là muốn khêu gợi sự chủ ý của độc giả, nhứt là cho sinh viên tìm hiểu Phật giáo, không phải là học và hiểu biết Phật giáo mà có thể giải quyết các vấn đề, nhưng chỉ cho thấy mau lẹ và nhận định chính xác sự thật tế của vũ trụ không về sự khám phá toàn cõi vũ trụ thật mà còn xa vời với khoa học. Như vậy con người không cần phải chờ, mất cả sự quý báu của đời người, cho đến khi nào khoa học xác định sự khám phá của vũ trụ mà Đức Phật đã khám phá ra trước đây hơn 25 thế kỷ. Sự dẫn chứng viện lý này rất cần cho người tìm hiểu chân lý.
Rất hữu ích, chúng ta cố gắng để hiểu biết người Âu châu đã tiến triển và khám phá vũ trụ được bao xa rồi, luôn cả quả địa cầu mà ta đang ở. Trước khi chúng ta có thể bàn về năm Định luật Thiên nhiên quản trị lái “chúng sanh và vạn vật” trong Thái dương hệ, cũng như trong hàng triệu vũ trụ được khám phá ra trong “vô số của vũ trụ” ở rải rác trong không gian theo quan niệm của Phật giáo. Trước hết, chúng ta xem coi người Âu châu họ có ý định gì và để hoàn thành những gì trong lãnh vực địa cầu này?
Như chúng ta biết, từ lâu rồi ông Nicholas Copernicus nhà thiên văn Ba Lan nói quả quyết rằng: “Thái dương hệ của chúng ta đây chỉ là một trong số của những ngôi sao rải rác trong khắp hư không vô tận cũng như những người Âu Châu từ từ và vững chắc tin tưởng rằng “quả địa cầu nhỏ bé của chúng ta ở trong Thái dương hệ nhỏ bé này chỉ là một chấm nhỏ trong hư không vô tận mà thôi”. Bây giờ đến ông Bessel một nhà Thiên văn và toán học của xứ Prusse, mà các học sinh khoa học và thiên văn học đều biết, càng đi xa hơn là có thể đoán ra cỡ lớn và sự cách xa của những ngôi sao khác nhau, cái này đến cái kia. Như sự thay đổi hình thức và ánh sáng, có vài ngôi sao như Batelgeuse có ánh sáng vĩ đại 300 năm ánh sáng mới đến chúng ta và 400 lần lớn hơn hay 300 lần sáng chói hơn mặt trời của chúng ta. Còn nói về sự nhỏ bé lại thì vì sao tên là Van Manen’s thì có 13 năm ánh sáng xa cách chúng ta và nhỏ hơn quả địa cầu này, có ánh sáng 10.000 lần yếu hơn Thái dương hệ. Nhưng cũng lần đầu ông Bessel biện hộ thẳng cho bằng chứng của ông Copernicus rằng “Mặt trời của chúng ta cũng chỉ là một vì sao nhỏ bé trong vô số vì sao rải rác trong hư không vô tận”. Thật vậy, cái gọi là Dãy Ngân Hà, theo ông W Herschel, một nhà thiên văn của Anh mới khám phá ra đó là một số những vì sao tụ họp lại nhau do sự thay đổi hay di chuyển của chiều sâu và nó không phải là một dây đai do những hơi của cụm mây lan tràn ra trong hư không như chúng ta tưởng. Bây giờ chúng ta biết rằng Thái dương hệ này không phải là một vật ở trung tâm của một xã hội vĩ đại của những vì sao. Sự càng làm cho chúng ta phấn khởi là hơn nửa triệu vì sao đã được trông thấy xuyên qua ống kính viễn vọng 100 inch (ngón tay) của đài Thiên văn Mt.Wilson bên California Huê-Kỳ.
Về sự khám phá vĩ đại cách đây hơn 25 thế kỷ mà Đức Phật đã cho chúng ta và những dân chúng ở hướng đông của thung lũng con sông Hằng biết đã có ghi trong bộ kinh Phật giáo vắn tắt như sau: Đức Phật có nói “Một Thái dương chỉ chiếu sáng có một Thế giới”, một ngàn Thế giới thì có một ngàn Thái dương hệ, mỗi thế giới đều có một vùng hệ thống của riêng mình. Hệ thống này gồm có một ngàn tiểu thế giới. Một ngàn tiểu thế giới làm thành một trung thế giới. Một ngàn trung thế giới làm thành một đại thế giới, như vậy trong một đại thế giới có đến một ngàn triệu Thái dương hệ. Tất cả 1.000.000.000 thế giới ấy lập thành một Vũ trụ (universe). Nhưng khỏi ngoài phạm vi của vũ trụ ấy ra cõi hư không vô tận còn có nhiều đại thế giới khác nữa”. Trong bộ kinh khác cũng có giải tương tự như thế là: “Về hướng Tây cách đây 10 Muôn triệu vũ trụ có một thế giới gọi là ‘Cực lạc Thế giới’”. Hơn nữa, nói về chỗ ở của Cực lạc Thế giới này như một dãy của 13 đại Thế giới. Đại Thế giới của chúng ta ở chính giữa, cách về hướng Tây, nếu kể số Thế giới tương đương những hạt bụi trong một quả địa cầu mới đến biên giới của vũ trụ thứ 13, nơi đó gọi là “Cực lạc Thế giới”. Còn bộ kinh khác cũng giải tiếp thêm rằng: “Ở chính giữa một đại dương vô tận có vô số thế giới rải rác trong hư không. Số của thế giới ấy chỉ trong một dãy của Đại Thế giới thôi, cũng hằng hà sa số không lời nào mô tả hoặc kể đếm được”. Trải qua vô số hệ thống Thế giới, ngoài dãy đại vũ trụ của chúng ta, ở đó có một dãy đại vũ trụ thứ nhì liên tiếp như thế ấy cho đến 20 dãy đại vũ trụ. Ở chính giữa của dãy thứ 13 là thế giới của chúng ta hiện đang ở. Ở ngoài biên giới của dãy đại vũ trụ của chúng ta là cõi “Cực lạc Thế giới”. Tính như vậy trong chừng 10 vùng của hư không cũng còn có những hệ thống đại vũ trụ tương tợ và tiếp tục như thế trong 10 phương vô cùng vô tận của không gian.
Bây giờ, đã phá tan quá xa về quan niệm từ sự nhận thức hẹp hòi đã tràn lan ra khắp những người trong các nước Âu châu. Vì theo quan niệm của Phật giáo thì Thái dương hệ chỉ thể hiện cho một chấm nhỏ có thể thấy được trong không gian vô tận. Hơn nữa mỗi Thái dương hệ không phải chỉ là một hoàng cung trọn vẹn của một vị Chúa tể trị vì, bảo bọc và thông qua bởi hệ thống thống trị của một vị Trời. Và như vậy thì trong mỗi tiểu Thế giới, trung Thế giới và đại Thế giới đều có rất nhiều vị Trời để cai trị, thế thì sự phối hợp để tạo thành những vũ trụ có uy quyền, vượt ra ngoài vòng hiểu biết của nhân loại.
Người Phật tử không thể nào hóa giải được sự sự tạo tác không hoàn toàn trên thế giới của một đấng Chúa Tể hoàn toàn. Nếu cho một đấng Chúa Tể hoàn toàn và phần tử tại sao lại tạo ra một thế giới không hoàn toàn và đầy rẫy sự bất công, tàn ác đối với súc sanh và nhân loại. Còn nói có toàn năng toàn lực nhưng hoàn toàn bất lực vì loại bỏ ra những sinh vật bị đau khổ một cách độc ác về tinh thần lẫn vật chất, đối với Phật giáo sự ức đoán ấy là sự sai lầm và tà kiến (micchadiṭṭhi).
Không, nói như thế người Phật tử có quan niệm khác vì họ cho rằng “không có một đấng toàn năng toàn thiện và vị Chư Thiên đâu”. Họ cũng nhận thấy rằng có nhiều vị Trời, nhưng các vị Trời ấy ở trong một phạm vi quyền lực của mình do phước lành cấu tạo ra họ mà thôi, chớ không phải là một đấng hoàn toàn.
Theo tôi cảm thấy và tóm lược cho rõ rằng “Trong vũ trụ có hằng hà sa số Thái dương hệ nhưng Thái dương hệ ấy phối hợp làm thành một đại thế giới trải ra khắp thập phương trong cõi hư không vô tận. Nhưng cuộc sống (life) hay là sinh vật, theo chúng ta hiểu thì không có trên các hành tinh khác, như trên hỏa tinh, vệ tinh, mộc tinh… của trong mỗi Thái dương hệ nhưng chỉ có trên quả Địa cầu (earth) của mỗi Thái dương hệ mà thôi. Như vậy mỗi Thái dương hệ khác cũng có quả địa cầu như chúng ta và các hành tinh khác cũng giống như của chúng ta vậy”. Ở đây, điểm quan trọng mà chúng ta ráng hiểu và nên nhớ là mỗi Thái dương hệ chỉ có một quả địa cầu mới có sinh vật mà thôi và đó cũng là luật cấu tạo và điều hành thiên nhiên của vũ trụ. Dĩ nhiên, nếu nói về sinh vật sống trên quả địa cầu của mỗi Thái dương hệ đều giống nhau như quả địa cầu này thì không thể được, bởi vì có những trường hợp và tình trạng cung cấp khác nhau như: bầu khí quyển, khí hậu, trọng lượng… có thể khác nhau. Về sự phát triển của khoa học cận đại, có thể làm các cổ giáo tổn thương và kinh sợ, có một lúc mà người Âu châu đã bám niếu, nhưng rất mau chóng bây giờ họ đã rời bỏ quan niệm cổ kính của các cổ giáo ấy. Do nhờ xuyên qua các khoa học gia đã khám phá ra sự thật, không phải do nhờ sự truyền thống của Thần giáo, nhưng do nhờ phòng khảo cứu, các ống thí nghiệm, các toán học, những kính hiển vi và những kính viễn vọng. Do đó mà họ càng xích lại gần Phật giáo hơn, chẳng những họ nhìn nhận mà còn quả quyết trong vài lãnh vực mà Đức Phật đã khám phá ra trước đây hơn 25 thế kỷ.
Cũng như các vật khác, Đức Phật có nói, như tinh thần vật chất và vũ trụ đều có liên quan đến định luật. Mặc dù chúng ta thường không thể nhận định được, như sự ngay tay ra hoặc co tay vô đều do vài định luật hành vi cả. Thật vậy, không có vật chi mà không có liên quan đến định luật, vì vậy mà Đức Phật có nói không do một vị Chúa Tể nào điều khiển mà do định luật vũ trụ của “Nhân và Quả” tạo tác trong khắp mọi nơi, dầu cho cõi ấy là vậy chất hay cõi ấy thuộc về tinh thần (arūpabhava). Đức Phật có giải duy trì sự điều hòa của vũ trụ phức tạp này đều phải thông qua sự hành vi của nhiều định luật khác nhau, mỗi định luật đều có năng lực hoạt động riêng của mình bằng cách này hay cách khác, tốt hay xấu đều theo căn bản định luật của vũ trụ theo lý “nhân và quả” là một trong năm định luật (pañca niyāma).