Tạng Vô Tỷ Pháp
Bộ Thứ Năm: Bộ Ngữ Tông
Dịch giả:
Đại Trưởng lão Hòa thượng Tịnh Sự
Nguyên Cố vấn I, kiêm Trưởng Ban Phiên dịch
Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy (Theravāda) – Việt Nam
LỜI GIỚI THIỆU
Bộ Kathāvatthu (Ngữ Tông) là Bộ thứ 5 trong Abhidhammapiṭaka (Tạng Vô Tỷ Pháp), đã được Đức Phật thuyết trên cung trời Tāvatiṃsa (Đạo lợi) vào Hạ thứ 7 sau khi thành Phật. Bộ Kathāvatthu, Đức Phật thuyết suốt 13 ngày (từ ngày 22 tháng 7 đến ngày mùng 4 tháng 8 năm Kỷ Mão), đặng 7.100 pháp uẩn, có 70.000.000 vị Chư thiên chứng quả Thánh. Nội dung bộ Kathāvatthu đã được Đức Phật thuyết để phá các Tà kiến, dị kiến hiểu lệch lạc trong Phật Giáo.
Đức Phật với Nhất thiết chủng trí của mình thấy được tất cả kiến chấp đó, nên Ngài đã thuyết đầy đủ trong bộ Kathāvatthu nầy để bác bỏ, đả phá các Tà kiến, dị kiến sẽ xảy ra trong Phật Giáo sau này. Cho dù hiện tại hay vị lai về sau, bất cứ ai trong Phật Giáo có sự hiểu sai về Pháp giới, có chấp kiến sai lạc về Phật Pháp cũng không nằm ngoài Bộ này. Giống như Kinh Phạm Võng mà Phật Ngài đã thuyết, cho dù quá khứ, hiện tại hay vị lai về sau, bao nhiêu kiến chấp, bao nhiêu chủ thuyết cũng không nằm ngoài Kinh Phạm Võng.
Sau khi Đức Phật viên tịch, khoảng 100 năm sau, chư Tăng chấp sai về Giới Luật. Hơn 200 năm sau, thời vua Asoka (A Dục), chư Tăng chấp sai về Pháp Phật, nên Ngài Moggallaputta Tissa phải đứng ra chỉnh đốn lại tri kiến Phật Pháp, bằng cách sử dụng lý luận trong Bộ Kathāvatthu này để bác bỏ, đả phá các kiến chấp đó. Và để làm sáng tỏ thêm ý nghĩa bác bỏ, đả phá đó, Ngài trước tác 500 câu nhập chung 500 câu của Đức Phật để giải thích cho tường tận. Chính vì lý do này mà một số học giả hiểu lầm cho rằng Bộ Kathāvatthu là do Ngài Moggallaputta Tissa sáng tác. HT. Tịnh Sự nói rằng: Cho dù 1.000 đi nữa, cũng không thể tính thêm 1 pháp uẩn pháp môn gì cả.
Trước đây, chúng tôi học hỏi về Bộ Kathāvatthu với Ngài HT. Tịnh Sự, chúng tôi thắc mắc về cách bác bỏ nữa chừng trong bộ này, Ngài cho biết cách trả lời của Bậc Trí là không bao giờ dồn đối phương đến chân tường, 2 bên đối đáp qua lại thì tự biết mình sai hay đúng là đủ, không cần phải thừa nhận là sai.
Lý luận trong bộ này rất cao siêu, ai nắm được lý pháp siêu lý bộ Song Đối thì có thể hiểu được cách trả lời, cách bác bỏ, cách thừa nhận … được sử dụng trong bộ này.
Bộ Kathāvatthu này được Ngài HT. Tịnh Sự dày công soạn dịch, nay được các đệ tử tôn trọng trí tuệ Ngài, nên ấn tống lại nguyên bản dịch của Hòa Thượng, để học giả, học viên có thể hiểu được sâu xa bản dịch của Ngài, nhất là hiểu đúng ý Phật dạy trong Bộ Kathāvatthu này.
Tôi xin trân trọng giới thiệu với các học giả và học viên môn Thắng Pháp.
Tỳ Khưu Pháp Chất
DOWNLOAD EBOOK PDF HERE
———————–
Bài viết được trích từ cuốn Tạng Vô Tỷ Pháp Bộ Thứ Năm: Bộ Ngữ Tông – tác giả Đại Trưởng Lão Tịnh Sự
Link cuốn Tạng Vô Tỷ Pháp Bộ Thứ Năm: Bộ Ngữ Tông
Link tải sách ebook Tạng Vô Tỷ Pháp Bộ Thứ Năm: Bộ Ngữ Tông
Link video cuốn Tạng Vô Tỷ Pháp Bộ Thứ Năm: Bộ Ngữ Tông
Link audio cuốn Tạng Vô Tỷ Pháp Bộ Thứ Năm: Bộ Ngữ Tông
Link thư mục tác giả Đại Trưởng Lão Tịnh Sự
Link thư mục ebook tác giả Đại Trưởng Lão Tịnh Sự
Link giới thiệu tác giả Đại Trưởng Lão Tịnh Sự
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)