QUYỀN PHÂN TÍCH (INDRIYAVIBHAṄGO)
PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)
[236] HAI MƯƠI HAI QUYỀN là: Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền.
[237] Ở ÐÂY, NHÃN QUYỀN [1] LÀ THẾ NÀO?
Mắt nào là tinh chất nương bốn đại hiển… (trùng)…[2] đó là làng bỏ trống. Ðây gọi là nhãn quyền.
Ở ÐÂY, NHĨ QUYỀN[3] LÀ THẾ NÀO? … (trùng)… TỶ QUYỀN[4] LÀ THẾ NÀO? … (trùng)… THIỆT QUYỀN[5] LÀ THẾ NÀO? … (trùng)… THÂN QUYỀN[6] LÀ THẾ NÀO?
Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển… (trùng)… đó là làng bỏ trống. Ðây gọi là thân quyền.
Ở ÐÂY, Ý QUYỀN[7] LÀ THẾ NÀO?
Ý quyền phân theo một loại: ý quyền tương ưng xúc… (trùng)…[8] ý quyền phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là ý quyền.
[238] Ở ÐÂY, NỮ QUYỀN[9] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào của nữ, là nữ căn, tướng nữ, nết nữ, thái độ nữ, tánh hạnh nữ, trạng thái nữ. Ðây gọi là nữ quyền.
Ở ÐÂY, NAM QUYỀN[10] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào của nam, nam căn, tướng nam, nết nam, thái độ nam, tánh hạnh nam, trạng thái nam. Ðây gọi là nam quyền.
Ở ÐÂY, MẠNG QUYỀN[11] LÀ THẾ NÀO?
Mạng quyền phân theo hai loại: có mạng quyền sắc, có mạng quyền phi sắc.
Ở ÐÂY, MẠNG QUYỀN SẮC[12] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào là thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự giữ gìn, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp sắc kia. Ðây gọi là mạng quyền sắc[13].
Ở ÐÂY, MẠNG QUYỀN PHI SẮC[14] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự giữ gìn, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc kia. Ðây gọi là mạng quyền phi sắc[15].
[239] Ở ÐÂY, LẠC QUYỀN[16] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự sảng khoái thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sãng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sãng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là lạc quyền.
Ở ÐÂY, KHỔ QUYỀN[17] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự bất an thuộc về thân, sự khó chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là khổ quyền.
Ở ÐÂY, HỶ QUYỀN[18] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sãng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sãng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là hỷ quyền.
Ở ÐÂY, ƯU QUYỀN[19] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu quyền.
Ở ÐÂY, XẢ QUYỀN[20] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là xả quyền.
[240] Ở ÐÂY, TÍN QUYỀN[21] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín, tín là tín quyền, tín lực. Ðây gọi là tín quyền.
Ở ÐÂY, TẤN QUYỀN[22] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi thuộc về tâm là sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm, tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây gọi là tấn quyền.
Ở ÐÂY, NIỆM QUYỀN[23] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận, sự không lơ đãng, sự không quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây gọi là niệm quyền.
Ở ÐÂY, ÐỊNH QUYỀN[24] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là sự đình trụ của tâm, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây gọi là định quyền.
Ở ÐÂY, TUỆ QUYỀN[25] LÀ THẾ NÀO?
Cái chi là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là tuệ quyền.
[241] Ở ÐÂY, TRI VỊ TRI QUYỀN[26] LÀ THẾ NÀO?
Trí tuệ mà biết pháp chưa từng biết, thấy pháp chưa từng thấy, chứng đạt pháp chưa từng chứng đạt, hiểu pháp chưa từng hiểu, tác chứng pháp chưa từng tác chứng; cái chi là trí hiểu, hiểu rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tri vị tri quyền.
Ở ÐÂY, TRI DĨ TRI QUYỀN[27] LÀ THẾ NÀO?
Trong sự tác chứng các pháp đã được hiểu, được thấy, được đạt, được thông, được chứng đắc, cái chi là trí hiểu, hiểu rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tri dĩ tri quyền.
Ở ÐÂY, TRI CỤ TRI QUYỀN[28] LÀ THẾ NÀO?
Ðối với các pháp đã thấu triệt, chi là sự toàn tri, là trí hiểu, hiểu rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tri cụ tri quyền.
DỨT PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP
PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)
[242] HAI MƯƠI HAI QUYỀN là: Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. ÐỐI VỚI HAI MƯƠI HAI QUYỀN CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?
[243] MƯỜI QUYỀN là vô ký; ưu quyền là bất thiện; tri vị tri quyền là thiện; bốn quyền có thể là thiện, có thể là vô ký; sáu quyền có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.
Mười quyền không nên nói là tương ưng thọ lạc, tương ưng thọ khổ hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc; sáu quyền có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; ba quyền có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; mạng quyền có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc, có thể không nên nói là tương ưng thọ lạc hay tương ưng thọ khổ hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc.
Bảy quyền là phi dị thục phi dị thục nhân; ba quyền là dị thục; hai quyền là dị thục nhân; tri dĩ tri quyền có thể là dị thục, có thể là dị thục nhân; chín quyền có thể là dị thục, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục phi dị thục nhân.
Chín quyền là do thủ cảnh thủ; ưu quyền là phi do thủ cảnh thủ; ba quyền là phi do thủ phi cảnh thủ; chín quyền có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ.
Chín quyền là phi phiền toái cảnh phiền não; ưu quyền là phiền toái cảnh phiền não; ba quyền là phi phiền toái phi cảnh phiền não; ba quyền có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não; sáu quyền có thể là phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não.
Chín quyền là vô tầm vô tứ, ưu quyền là hữu tầm hữu tứ; xả quyền có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; mười một quyền có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.
Mười một quyền không nên nói là câu hành hỷ hay câu hành lạc hay câu hành xả; hỷ quyền có thể là câu hành hỷ mà không câu hành lạc, không câu hành xả; có thể không nên nói là câu hành hỷ; sáu quyền có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả; bốn quyền có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành hỷ hay câu hành lạc hay câu hành xả.
Mười lăm quyền là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; ưu quyền có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ; sáu quyền có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Mười lăm quyền là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; ưu quyền có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ; sáu quyền có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Mười quyền là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt; ưu quyền là nhân đến tích tập; tri vị tri quyền là nhân đến tịch diệt, tri dĩ tri quyền có thể là nhân đến tịch diệt, có thể là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt; chín quyền có thể là nhân đến tích tập, có thể là nhân đến tịch diệt, có thể là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.
Mười quyền là phi hữu học phi vô học; hai quyền là hữu học; tri cụ tri quyền la vô học; chín quyền có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học phi vô học.
Mười quyền là hy thiểu; ba quyền là vô lượng; chín quyền có thể là hy thiểu, có thể là đáo đại, có thể là vô lượng.
Bảy quyền là vô cảnh; hai quyền là biết cảnh hy thiểu; ba quyền là biết cảnh vô lượng; ưu quyền có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, không biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại; chín quyền có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại hay biết cảnh vô lượng.
Chín quyền là trung bình; ưu quyền là ty hạ; ba quyền là tinh lương; ba quyền có thể trung bình, có thể tinh lương; sáu quyền có thể là ty hạ, có thể là trung bình, có thể là tinh lương.
Mười quyền là phi cố định; tri vị tri quyền là cố định phần chánh; bốn quyền có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định; ưu quyền có thể là cố định phần tà, có thể là phi cố định; sáu quyền có thể là cố định phần tà, có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.
Bảy quyền là vô cảnh; bốn quyền không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; tri vị tri quyền không phải có đạo thành cảnh, có thể có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; tri dĩ tri quyền không phải có đạo thành cảnh, có thể có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; chín quyền có thể là có đạo thành cảnh, có thể có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.
Mười quyền có thể là hiện sanh, có thể là chuẩn sanh, không nên nói là vị sanh; hai quyền có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh không nên nói là chuẩn sanh; mười quyền có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh, có thể là chuẩn sanh.
(Hai muơi hai quyền) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.
Bảy quyền là vô cảnh; hai quyền là biết cảnh hiện tại; ba quyền không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai, hay biết cảnh hiện tại; mười quyền có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại, có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.
(Hai mươi hai quyền) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.
Bảy quyền là vô cảnh; ba quyền là biết cảnh ngoại phần; bốn quyền có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần; tám quyền có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần hay biết cảnh ngoại phần, hay biết cảnh nội ngoại phần.
Năm quyền là vô kiến hữu đối chiếu; mười bảy quyền là vô kiến vô đối chiếu.
[244] BỐN QUYỀN là nhân[29]; mười tám quyền là phi nhân.
Bảy quyền là hữu nhân; chín quyền là vô nhân; sáu quyền có thể là hữu nhân, có thể là vô nhân.
Bảy quyền là tương ưng nhân; chín quyền là bất tương ưng nhân; sáu quyền có thể là tương ưng nhân, có thể là bất tương ưng nhân.
Bốn quyền là nhân hữu nhân; chín quyền không nên nói là nhân hữu nhân, hay hữu nhân phi nhân; ba quyền không nên nói là nhân hữu nhân nhưng là hữu nhân phi nhân; sáu quyền không nên nói là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là hữu nhân phi nhân.
Bốn quyền là nhân tương ưng nhân; chín quyền không nên nói là nhân tương ưng nhân, hay tương ưng nhân phi nhân; ba quyền không nên nói là nhân tương ưng nhân, nhưng là tương ưng nhân phi nhân; sáu quyền không nên nói là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nên nói là tương ưng nhân phi nhân.
Chín quyền là phi nhân vô nhân; ba quyền là phi nhân hữu nhân; bốn quyền không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân; sáu quyền có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân.
[245] (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là hữu duyên, là hữu vi, là vô kiến.
Năm quyền là hữu đối chiếu; mười bảy quyền là vô đối chiếu.
Bảy quyền là sắc; mười bốn quyền là phi sắc; mạng quyền có thể là sắc, có thể là phi sắc.
Mười quyền là hiệp thế; ba quyền là siêu thế; chín quyền có thể là hiệp thế, có thể là siêu thế.
(Hai mươi hai quyền) có phần đáng bị biết, có phần không đáng bị biết.
[246] (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi lậu[30].
Mười quyền là cảnh lậu; ba quyền là phi cảnh lậu; chín quyền có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu.
Mười lăm quyền là bất tương ưng lậu; ưu quyền là tương ưng lậu; sáu quyền có thể là tương ưng lậu, có thể là bất tương ưng lậu.
Mười quyền không nên nói là lậu cảnh lậu, nhưng là cảnh lậu phi lậu; ba quyền không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu; chín quyền không nên nói là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu.
Mười lăm quyền không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu; ưu quyền không nên nói là lậu tương ưng lậu, nhưng là tương ưng lậu phi lậu; sáu quyền không nên nói là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu, có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu.
Chín quyền là bất tương ưng lậu cảnh lậu; ba quyền là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu; ba quyền có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu, có thể không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
[247] (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi triền[31].
Mười quyền là cảnh triền; ba quyền là phi cảnh triền; chín quyền có thể là cảnh triền, có thể là phi cảnh triền.
Mười lăm quyền là bất tương ưng triền; ưu quyền là tương ưng triền; sáu quyền có thể là tương ưng triền, có thể là bất tương ưng triền.
Mười quyền không nên nói là triền cảnh triền, nhưng là cảnh triền phi triền; ba quyền không nên nói là triền cảnh triền hay cảnh triền phi triền; chín quyền không nên nói là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, có thể không nên nói là cảnh triền phi triền.
Mười lăm quyền không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền; ưu quyền không nên nói là triền tương ưng triền, nhưng là tương ưng triền phi triền; sáu quyền không nên nói là triền tương ưng triền, có thể là tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói là tương ưng triền phi triền.
Chín quyền là bất tương ưng triền cảnh triền; ba quyền là bất tương ưng triền phi cảnh triền; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền; ba quyền có thể là bất tương ưng triền cảnh triền, có thể là bất tương ưng triền phi cảnh triền, sáu quyền có thể là bất tương ưng triền, phi cảnh triền, có thể không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền.
[248] (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi phược[32].
Mười quyền là cảnh phược; ba quyền là phi cảnh phược; chín quyền có thể là cảnh phược, có thể là phi cảnh phược.
Mười lăm quyền là bất tương ưng phược; ưu quyền là tương ưng phược; sáu quyền có thể là tương ưng phược, có thể là bất tương ưng phược.
Mười quyền không nên nói là phược cảnh phược, nhưng là cảnh phược phi phược; ba quyền không nên nói là phược cảnh phược hay cảnh phược phi phược; chín quyền không nên nói là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, có thể không nên nói là cảnh phược phi phược.
Mười lăm quyền không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược; ưu quyền không nên nói là phược tương ưng phược, nhưng là tương ưng phược phi phược; sáu quyền không nên nói là phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, có thể không nên nói là tương ưng phược phi phược.
Chín quyền là bất tương ưng phược cảnh phược; ba quyền là bất tương ưng phược phi cảnh phược; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược; ba quyền có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể là bất tương ưng phược phi cảnh phược, sáu quyền có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể là bất tương ưng phược phi cảnh phược, có thể không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược.
[249] (HAI MƯỜI HAI QUYỀN) là phi bộc[33]… (trùng)… là phi phối[34]… (trùng)… là phi cái[35]… (trùng)…
Mười quyền là cảnh cái; ba quyền là phi cảnh cái; chín quyền có thể là cảnh cái, có thể là phi cảnh cái.
Mười lăm quyền là bất tương ưng cái; ưu quyền là tương ưng cái; sáu quyền có thể là tương ưng cái, có thể là bất tương ưng cái.
Mười quyền không nên nói là cái cảnh cái, nhưng là cảnh cái phi cái; ba quyền không nên nói là cái cảnh cái hay cảnh cái phi cái; chín quyền không nên nói là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, có thể nói là cảnh cái phi cái.
Mười bốn quyền không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái; ưu quyền không nên nói là cái tương ưng cái, hay là tương ưng cái phi cái; sáu quyền không nên nói là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái phi cái, có thể không nên nói là tương ưng cái phi cái.
Chín quyền là bất tương ưng cái cảnh cái; ba quyền là bất tương ưng cái phi cảnh cái; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái; ba quyền có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái, sáu quyền có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái, có thể không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái.
[250] (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi khinh thị[36].
Mười quyền là cảnh khinh thị; ba quyền là phi cảnh khinh thị; chín quyền có thể là cảnh khinh thị, có thể là phi cảnh khinh thị.
Mười sáu quyền là bất tương ưng khinh thị; sáu quyền có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị.
Mười quyền không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, nhưng là cảnh khinh thị phi khinh thị; ba quyền không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị hay cảnh khinh thị phi khinh thị; chín quyền không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, có thể không nên nói là cảnh khinh thị phi khinh thị.
Mười quyền là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị; ba quyền là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị; ba quyền có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị; sáu quyền có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị, có thể không nên nói là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
[251] BẢY QUYỀN là bất tri cảnh[37]; mười bốn quyền là hữu tri cảnh; mạng quyền có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.
Hai mươi mốt quyền là phi tâm; ý quyền là tâm.
Mười ba quyền là sở hữu tâm; tám quyền là phi sở hữu tâm; mạng quyền có thể là sở hữu tâm, có thể là phi sở hữu tâm.
Mười ba quyền là tương ưng tâm; bảy quyền là bất tương ưng tâm; mạng quyền có thể là tương ưng tâm, có thể là bất tương ưng tâm; ý quyền không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm.
Mười ba quyền là hòa với tâm; bảy quyền là phi hòa với tâm; mạng quyền có thể là hòa với tâm, có thể là phi hòa với tâm; ý quyền không nên nói là hòa với tâm hay phi hòa với tâm.
Mười ba quyền là tâm sở sanh; tám quyền là phi tâm sở sanh; mạng quyền có thể là tâm sở sanh, có thể là phi tâm sở sanh.
Mười ba quyền là đồng hiện hữu với tâm; tám quyền là phi đồng hiện hữu với tâm; mạng quyền có thể là đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi đồng hiện hữu với tâm.
Mười ba quyền là tùy chuyển với tâm; tám quyền là phi tùy chuyển với tâm; mạng quyền có thể là tùy chuyển với tâm, có thể là phi tùy chuyển với tâm.
Mười ba quyền là hòa tâm tâm sở sanh; tám quyền là phi hòa tâm tâm sở sanh; mạng quyền có thể là hòa tâm tâm sở sanh, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh.
Mười ba quyền là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; tám quyền là phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; mạng quyền có thể là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm.
Mười ba quyền là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm; tám quyền là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm; mạng quyền có thể là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm.
Mười sáu quyền là ngoại phần; sáu quyền là nội phần.
Bảy quyền là y sinh, mười bốn quyền là phi y sinh, mạng quyền có thể là y sinh, có thể là phi y sinh.
Chín quyền là do thủ; bốn quyền là phi do thủ; chín quyền có thể là do thủ, có thể là phi do thủ.
[252] (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi thủ[38].
Mười quyền là cảnh thủ; ba quyền là phi cảnh thủ; chín quyền có thể là cảnh thủ, có thể là phi cảnh thủ.
Mười sáu quyền là bất tương ưng thủ; sáu quyền có thể là tương ưng thủ, có thể là bất tương ưng thủ.
Mười quyền không nên nói là thủ cảnh thủ, nhưng là cảnh thủ phi thủ; ba quyền không nên nói là thủ cảnh thủ hay cảnh thủ phi thủ; chín quyền không nên nói là thủ cảnh thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là cảnh thủ phi thủ.
Mười sáu quyền không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ mà phi thủ; sáu quyền không nên nói là thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thủ phi thủ, có thể không nên nói là tương ưng thủ phi thủ.
Mười quyền là bất tương ưng thủ cảnh thủ; ba quyền là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ; ba quyền có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ; sáu quyền có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ, có thể không nên nói là bất tương ưng thủ cảnh thủ hay bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
[253] (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi phiền não[39].
Mười quyền là cảnh phiền não; ba quyền là phi cảnh phiền não; chín quyền có thể là cảnh phiền não, có thể là phi cảnh phiền não.
Mười lăm quyền là phi phiền toái; ưu quyền là phiền toái; sáu quyền có thể là phiền toái, có thể là phi phiền toái.
Mười lăm quyền là bất tương ưng phiền não; ưu quyền là tương ưng phiền não; sáu quyền có thể là tương ưng phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não.
Mười quyền không nên nói là phiền não cảnh phiền não, nhưng là cảnh phiền não phi phiền não; ba quyền không nên nói là phiền não cảnh phiền não hay cảnh phiền não phi phiền não; chín quyền không nên nói là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là cảnh phiền não phi phiền não.
Mười lăm quyền không nên nói là phiền não phiền toái hay phiền toái phi phiền não; ưu quyền không nên nói là phiền não phiền toái, nhưng là phiền toái phi phiền não; sáu quyền không nên nói là phiền não phiền toái, nhưng có thể là phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói là phiền toái phi phiền não.
Mười lăm quyền không nên nói là phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não; ưu quyền không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, nhưng là tương ưng phiền não phi phiền não; sáu quyền không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là tương ưng phiền não phi phiền não.
Chín quyền là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não; ba quyền là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não; ba quyền có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não, sáu quyền có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não, có thể không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
[254] MƯỜI LĂM QUYỀN là không đáng do kiến đạo đoạn trừ[40], bảy quyền có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Mười lăm quyền là không đáng do tiến đạo đoạn trừ, bảy quyền có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Mười lăm quyền là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, bảy quyền có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Mười lăm quyền là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, bảy quyền có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Chín quyền là vô tầm; ưu quyền là hữu tầm; mười hai quyền có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm.
Chín quyền là vô tứ; ưu quyền là hữu tứ; mười hai quyền có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ.
Mười một quyền là vô hỷ; mười một quyền có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ.
Mười một quyền là phi câu hành hỷ; mười một quyền có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ.
Mười hai quyền là phi câu hành lạc; mười quyền có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc.
Mười hai quyền là phi câu hành xả; mười quyền có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả.
Mười quyền là dục giới; ba quyền là phi dục giới; chín quyền có thể là dục giới, có thể là phi dục giới.
Mười ba quyền là phi sắc giới; chín quyền có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới.
Mười bốn quyền là phi vô sắc giới; tám quyền có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới.
Mười quyền là hệ thuộc[41]; ba quyền là phi hệ thuộc[42]; chín quyền có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc.
Mười một quyền là phi dẫn xuất; tri vị tri quyền là dẫn xuất; mười quyền có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất.
Mười quyền là phi cố định; tri vị tri quyền là cố định; mười một quyền có thể là cố định, có thể là phi cố định.
Mười quyền là hữu thượng; ba quyền là vô thượng; chín quyền có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng.
Mười lăm quyền là vô tranh; ưu quyền là hữu tranh; sáu quyền có thể là hữu tranh, có thể là vô tranh.
DỨT PHẦN VẤN ÐÁP
DỨT TRỌN VẸN QUYỀN PHÂN TÍCH
[1] Cakkhindriya.
[2] Xem Pháp Tụ, bài 516.
[3] Sotindriya.
[4] Ghanindriya.
[5] Jivhindriya.
[6] Kāyindriya.
[7] Manindriya.
[8] Xem Pháp Tụ, hay xem bài 74.
[9] Itthindriya.
[10] Purisindriya.
[11] Jīvitindriya.
[12] Rūpajīvitindriya.
[13] Mạng quyền sắc, tức là sắc pháp mạng quyền, duy trì sắc pháp.
[14] Arūpajīvitindriya
[15] Mạng quyền phi sắc, tức là tâm sở mạng quyền, duy trì danh pháp (cũng gọi là danh mạng quyền).
[16] Sukhindriya.
[17] Dukkhindriya.
[18] Somanassindriya.
[19] Domanassindriya.
[20] Upekkhindriya.
[21] Saddhindriya.
[22] Viriyindriya.
[23] Satindriya.
[24] Samādhindriya.
[25] Paññidriya.
[26] Anaññataññassāmītindriya.
[27] Aññindriya.
[28] Aññātāvindriya..
[29] Nhân (hetu). Phần Tụ nhân (hetugocchaka).
[30] Lậu (āsava). Phần tụ lậu (āsavagocchaka).
[31] Triền (saññojana). Phần Tụ triền (saññojanagocchaka).
[32] Phược (gantha). Phần tụ phược (ganthagocchaka).
[33] Bộc (ogha). Tụ bộc (Oghagocchaka).
[34] Phối (Yoga). Tụ phối (Yogagocchaka).
[35] Cái (Nīvarana). Tụ cái (Nīvaranagocchaka).
[36] Khinh thị (parāmāsa). Tụ khinh thị (parāmāsagocchaka).
[37] Phần nhị đề Ðại đỉnh (Mahantaraduka).
[38] Phần Tụ Thủ (upādānagocchaka).
[39] Phần Tụ phiền não (kilesagocchaka).
[40] Phần Nhị đề Yêu bối (Piṭṭhīduka).
[41] Hệ thuộc (pariyāpanna) tức Pháp Hiệp thế (lokiyadhammā).
[42] Phi hệ thuộc (a pariyāpanna) tức Pháp Siêu thế (lokuttaradhammā).
-ooOoo-