I. Uragavaggo – Phẩm Rắn – Kinh Kasibharadvaja – Cunda – Thoái Hoá – Người Hà Tiện

I. URAGAVAGGO – PHẨM RẮN (tiếp theo)

Buddha Jayanti Tripitaka Series (BJTS) – Tạng Sri Lanka – Lời tiếng Việt: (văn xuôi) Tỳ khưu Indacanda – Lời tiếng Việt: (văn vần) HT. Thích Minh Châu

4. KASĪBHĀRADVĀJASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

4. KINH KASĪBHĀRADVĀJA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

4. KINH BHĀRADVĀJA, NGƯỜI CÀY RUỘNG (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā magadhesu viharati dakkhiṇāgirismiṃ ekanāḷāyaṃ brāhmaṇagāme, tena kho pana samayena kasībhāradvājassa brāhmaṇassa pañcamattāni naṅgalasatāni payuttāni honti vappakāle.

Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự ở xứ sở Magadha, tại vùng Dakkhiṇāgiri, trong ngôi làng của những người Bà-la-môn có tên là Ekanāḷā. Vào lúc bấy giờ, ở thời điểm gieo trồng, các lưỡi cày của Bà-la-môn Kasībhāradvāja[1] với số lượng năm trăm đã được buộc sẵn (vào ách).

————–

[1] Bà-la-môn Kasībhāradvāja: người Bà-la-môn ấy sống bằng nghề trồng trọt (kasī) và họ của ông ấy là Bhāradvāja, vì thế được gọi tên như vậy (SnA. i, 137).

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Magadha, tại núi Dakkhinàgini, trong một làng Bà-la-môn tên Ekanàlà. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Kasibhàradvàja có khoảng năm trăm lưỡi cày sẵn sàng, vì là thời gieo mạ.

Atha kho bhagavā pubbanhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena kasībhāradvājassa brāhmaṇassa kammanto tenupasaṅkami. Tena kho pana samayena kasībhāradvājassa brāhmaṇassa parivesanā vattati. Atha kho bhagavā yena parivesanā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Addasā kho kasībhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ piṇḍāya ṭhitaṃ. Disvāna bhagavantaṃ etadavoca:

Khi ấy, vào buổi sáng đức Thế Tôn đã quấn y (nội) rồi cầm bình bát và y đi đến nơi làm việc của Bà-la-môn Kasībhāradvāja. Vào lúc bấy giờ, việc phân phát thức ăn của Bà-la-môn Kasībhāradvāja đang được tiến hành. Khi ấy, đức Thế Tôn đã đi đến nơi phân phát thức ăn, sau khi đến đã đứng ở một bên. Bà-la-môn Kasībhāradvāja đã nhìn thấy đức Thế Tôn đang đứng khất thực, sau khi nhìn thấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:

Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi đến chỗ Bà-la-môn Kasibhàradvàja đang làm việc. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kasibhàradvàja đang phân phát đồ ăn. Rồi Thế Tôn đi đến chỗ phân phát đồ ăn, sau khi đến, Ngài đứng một bên, Bà-la-môn Kasibhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng một bên để khất thực, liền nói với Thế Tôn:

Ahaṃ kho samaṇa kasāmi ca vapāmi ca kasitvā ca vapitvā ca bhuñjāmi. Tvampi samaṇa kasassu ca vapassu ca kasitvā ca vapitvā ca bhuñjassūti.

“Này Sa-môn, tôi cày và tôi gieo hạt. Sau khi cày và sau khi gieo hạt, tôi ăn. Này Sa-môn, ông cũng hãy cày và hãy gieo hạt. Sau khi cày và sau khi gieo hạt, ông hãy ăn.”

– Này Sa-môn, ta cày và ta gieo, sau khi cày, sau khi gieo, ta ăn. Và Sa-môn, hãy cày và gieo. Sau khi cày và gieo, hãy ăn!

Ahampi kho brāhmaṇa kasāmi ca vapāmi ca kasitvā ca vapitvā ca bhuñjāmīti.

“Này Bà-la-môn, Ta cũng cày và Ta cũng gieo hạt. Sau khi cày và sau khi gieo hạt, Ta ăn.”

– Này Bà-la-môn, Ta cũng cày và cũng gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, Ta ăn.

Na kho pana mayaṃ passāma gotamassa yugaṃ vā naṅgalaṃ vā phālaṃ vā pācanaṃ vā balivadde vā, atha ca pana bhavaṃ gotamo evamāha: Ahampi kho brāhmaṇa kasāmi ca vapāmi ca kasitvā ca vapitvā ca bhuñjāmīti.

“Nhưng chúng tôi không nhìn thấy cái ách, hoặc thân cày, hoặc lưỡi cày, hoặc gậy thúc hoặc các con bò đực của ngài Gotama. Và hơn nữa, ngài Gotama đã nói như vầy: ‘Này Bà-la-môn, Ta cũng cày và Ta cũng gieo hạt. Sau khi cày và sau khi gieo hạt, Ta ăn.’”   

– Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, hay cái cày, hay lưỡi cày, hay gậy thúc trâu bò, hay các con bò đực của Tôn giả Gotama. Vậy mà Tôn giả Gotama nói: “Này Bà-la-môn, Ta có cày và Ta có gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, Ta ăn “.

Atha kho kasībhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi:

Khi ấy, Bà-la-môn Kasībhāradvāja đã nói với đức Thế Tôn bằng lời kệ rằng:

Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja nói lên với Thế Tôn bài kệ:

76. Kassako paṭijānāsi na ca passāma te kasiṃ, kasiṃ no pucchito brūhi yathā jānemu te kasiṃ.

76. “Ông tự nhận là người đi cày, nhưng chúng tôi không nhìn thấy việc cày của ông. Được chúng tôi hỏi, ông hãy nói về việc cày sao cho chúng tôi có thế biết về việc cày của ông.”

Bhàradvàja:

76. Người tự nhận Người cày,
Ta không thấy Người cày,
Hãy trả lời chúng tôi,
Ðã hỏi về Người cày,
Chúng tôi muốn rõ biết,
Người cày như thế nào?

77. Saddhā bījaṃ tapo vuṭṭhi paññā me yuganaṅgalaṃ, hiri īsā mano yottaṃ sati me phālapācanaṃ.

77. “Đức tin là hạt giống, khắc khổ là cơn mưa, tuệ của Ta là ách và thân cày, liêm sỉ là cán cày, trí là sự buộc lại, niệm của Ta là lưỡi cày và gậy thúc.

Thế Tôn:

77. Lòng tin là hột giống,
Khổ hạnh là cơn mưa,
Trí tuệ đối với Ta
Là ách và lưỡi cày,
Xấu hổ là cán cày,
Ý là sợi dây buộc,
Và niệm đối với Ta
Là lưỡi cày, gậy thúc.

78. Kāyagutto vacīgutto āhāre udare yato, saccaṃ karomi niddānaṃ soraccaṃ me pamocanaṃ.

78. Được gìn giữ ở thân, được gìn giữ ở khẩu, được tiết chế vật thực ở bao tử, Ta lấy sự chân thật làm vật bứng gốc (cỏ dại đối với thiện pháp); trạng thái hân hoan là sự giải thoát của Ta.

78. Với thân khéo phòng hộ,
Với lời khéo phòng hộ,
Với món ăn trong bụng,
Biết tiết độ, chế ngự,
Ta tác thành chơn thực,
Ðể cắt dọn cỏ rác,
Sự giải thoát của Ta
Thật hiền lành nhu thuận.

79. Viriyaṃ me dhuradhorayhaṃ yogakkhemādhivāhanaṃ, gacchati anivattantaṃ yattha gantvā na socati.

79. Tinh tấn là (các con) thú mang gánh nặng, đưa đến nơi an toàn khỏi các (ách) trói buộc. Trong khi không quay trở lại, nó đi đến nơi nào mà người không sầu muộn sau khi đi đến.

79. Với tinh cần tinh tấn,
Ta gánh chịu trách nhiệm,
Ta tự mình đem lại
An ổn khỏi khổ ách.
Như vậy, Ta đi tới,
Không trở ngại thối lui,
Chỗ nào Ta đi tới,
Chỗ ấy không sầu muộn.

80. Evamesā kasīkaṭṭhā sā hoti amatapphalā, etaṃ kasiṃ kayītvāna sabbadukkhā pamuccatīti.

Việc cày ấy đã được cày như vậy. Nó có kết quả là sự Bất Tử. Sau khi đã cày việc cày ấy, được thoát khỏi tất cả khổ đau.”

80. Cày bừa là như vậy,
Ðược quả là bất tử,
Sau cày bừa như vậy,
Mọi khổ được giải thoát.

Atha kho kasībhāradvājo brāhmaṇo mahatiyā kaṃsapātiyā pāyāsaṃ vaḍḍhetvā bhagavato upanāmesi: Bhuñjatu bhavaṃ gotamo pāyāsaṃ; kassako bhavaṃ yaṃ hi bhavaṃ gotamo amataphalaṃ kasiṃ kasatīti.

Khi ấy, Bà-la-môn Kasībhāradvāja đã đặt đầy cơm sữa vào cái đĩa lớn bằng vàng rồi dâng đến đức Thế Tôn (nói rằng): “Ngài Gotama hãy ăn món cháo sữa. Ngài là người cày, bởi vì Ngài Gotama cày việc cày có kết quả là sự Bất Tử.”

Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja lấy một bát bằng đồng lớn, cho đổ đầy với cháo sữa dâng đức Phật và thưa: – Thưa Tôn giả Gotama, hãy dùng cháo sữa, Tôn giả là người đi cày! Tôn giả Gotama đi cày quả bất tử!

81. Gāthābhigītaṃ me abhojaneyyaṃ sampassataṃ brāhmaṇa nesadhammo, gāthābhigītaṃ panudanti buddhā
dhamme satī brāhmaṇa vuttiresā.

81. “Vật nhận được sau khi ngâm nga kệ ngôn là không được thọ dụng bởi Ta. Này Bà-la-môn, điều ấy không phải là pháp của những bậc có nhận thức đúng đắn. Chư Phật khước từ vật nhận được sau khi ngâm nga kệ ngôn. Này Bà-la-môn, khi Giáo Pháp hiện hữu, điều ấy là cung cách thực hành.

Thế Tôn:

81. Ta không hưởng vật dụng,
Do tụng kệ đem lại,
Ðây không phải là pháp,
Của bậc có chánh kiến
Chư Phật đều bác bỏ,
Tụng hát các bài kệ,
Khi pháp có hiện hữu,
Truyền thống là như vậy.

82. Aññena ca kevalinaṃ mahesiṃ khīṇāsavaṃ kukkucca vūpasantaṃ, annena pānena upaṭṭhahassu khettaṃ hi taṃ puññapekhassa hotīti.

82. Ngươi hãy cung ứng đến vị toàn hảo (đức hạnh), bậc đại ẩn sĩ có các lậu hoặc đã được cạn kiệt, có các trạng thái hối hận đã được lắng dịu, với cơm ăn nước uống khác, bởi vì đó chính là thửa ruộng của người mong mỏi phước báu.”

82. Hỡi này Bà-la-môn,
Người cần phải cúng dường,
Ðồ ăn vật uống khác,
Bậc đại sĩ toàn diện,
Ðã đoạn các lậu hoặc,
Ðã lắng dịu dao động,
Ta chính là thửa ruộng,
Cho những ai cầu phước
.

Atha kassa cāhaṃ bho gotama imaṃ pāyāsaṃ dammīti, 

“Thưa Ngài Gotama, vậy tôi nên cho món cơm sữa này đến ai?”

Vậy, thưa Tôn giả Gotama, con sẽ cho ai cháo sữa này?

Na khvāhaṃ taṃ brāhmaṇa passāmi sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇīyā pajāya sadevamanussāya yassa so pāyāso bhutto sammā pariṇāmaṃ gaccheyya aññatra tathāgatassa vā tathāgatasāvakassa vā, tena hi tvaṃ brāhmamaṇa taṃ pāyāsaṃ appaharite vā chaḍḍehi, appāṇake vā udake opilāpehīti,

 “Này Bà-la-môn, ta không thấy người nào trong thế gian tính luôn cõi của chư Thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, các hạng chư Thiên và loài người mà cơm sữa ấy khi được người ấy ăn vào có thể đem lại sự tiêu hóa tốt đẹp, ngoại trừ đức Như Lai hay đệ tử của đức Như Lai. Này Bà-la-môn, chính vì điều ấy ngươi hãy đổ bỏ cơm sữa ấy ở nơi không có cỏ xanh hoặc đổ xuống nước không có sinh vật.”

– Này Bà-la-môn, Ta không thấy ai ở thế giới, với chư Thiên, chư Ma, chư Phạm thiên, hay trên đời này với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, có thể sau khi ăn, tiêu hóa được món cháo sữa này, trừ Như Lai hay đệ tử của Như Lai. Vậy, này Bà-la-môn, Ông hãy đổ cháo sữa này trên chỗ không có cỏ xanh, hay nhận chìm trong nước không có sinh vật.

Atha kho kasībhāradvājo brāhmaṇo taṃ pāyāsaṃ appāṇake udake opilāpesī. Atha kho so pāyāso udake pakkhitto cicciṭāyati ciṭiciṭāyati sandhūpāyati sampadhūpāyati, seyyathāpi nāma phālo divasasantatto udake pakkhitto cicciṭāyati ciṭiciṭāyati sandhupāyati sampadhūpāyati, evameva so pāyāso udake pakkhitto cicciṭāyati ciṭiciṭāyati sandhūpāyati sampadhūpāyati.

Rồi Bà-la-môn Kasībhāradvāja đã đổ cơm sữa ấy xuống nước không có sinh vật. Khi ấy, cơm sữa ấy khi được đổ vào trong nước liền sủi bọt xì xèo, bốc hơi, và tỏa khói. Cũng giống như lưỡi cày đã được nung đỏ trọn ngày khi được bỏ vào trong nước liền sủi bọt xì xèo, bốc hơi, và tỏa khói; tương tợ y như thế, cơm sữa ấy khi được đổ vào trong nước liền sủi bọt xì xèo, bốc hơi, và tỏa khói.

Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja đem nhận chìm cháo sữa ấy vào nước không có sinh vật. Cháo sữa ấy khi bị đổ xuống nước, nó sôi lên, sôi lên sùng sục, nó phun khói, nó bốc khói lên. Ví như một lưỡi cày, phơi cả ngày dưới ánh nắng, được đem quăng xuống nước, lưỡi cày ấy sôi lên sùng sục, nó phun khói, nó bốc khói lên. Cũng vậy, cháo sữa ấy, khi bị đổ xuống nước, nó sôi lên, sôi lên sùng sục, nó phun khói, nó bốc khói lên.

Atha kho kasībhāradvājo brāhmaṇo saṃviggo lomahaṭṭhajāto yena bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavantaṃ etadavoca:

Khi ấy, Bà-la-môn Kasībhāradvāja trở nên hoảng hốt, lông dựng đứng lên, rồi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã quỳ xuống đê đầu đảnh lễ hai bàn chân của đức Thế Tôn rồi đã nói điều này:

Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja hoảng hốt, rợn tóc gáy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, và bạch Thế Tôn:

Abhikkantaṃ bho gotama abhikkantaṃ bho gotama seyyathāpi bho gotama nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya paṭicchannaṃ vā vivareyya mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya cakkhumanto rūpāni dakkhintīti, evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca, labheyyāhaṃ bhoto gotamassa santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampadanti.

 “Thưa Ngài Gotama, thật là tuyệt vời! Thưa Ngài Gotama, thật là tuyệt vời! Thưa Ngài Gotama, giống như người có thể lật ngửa vật đã được úp lại, hoặc mở ra vật đã bị che kín, hoặc chỉ đường cho kẻ lạc lối, hoặc đem lại cây đèn dầu nơi bóng tối (nghĩ rằng): ‘Những người có mắt sẽ nhìn thấy được các hình dáng;’ tương tự như thế Pháp đã được Ngài Gotama giảng rõ bằng nhiều phương tiện. Con đây xin đi đến nương nhờ Ngài Gotama, Giáo Pháp, và Tăng Chúng tỳ khưu. Con có thể xuất gia trong sự hiện diện của Ngài Gotama không? Con có thể tu lên bậc trên không?”

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Ví như, thưa Tôn giả Gotama, một người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, mở toang ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Con xin qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp, qui y chúng Tỷ-kheo. Mong rằng con được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.

Alattha kho kasībhāradvājo brāhmaṇo bhagavato santike pabbajjaṃ alattha upasampadaṃ, acirūpasampanno kho panāyasmā bhāradvājo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto na cirasseva yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. Khīṇā jāti vusitaṃ brahmacariyaṃ kataṃ karaṇīyaṃ nāparaṃ itthattāyāti abbhaññāsi aññataro ca kho panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosīti.

Sau đó, Bà-la-môn Kasībhāradvāja đã đạt được sự xuất gia trong sự hiện diện của đức Thế Tôn, đã đạt được sự tu lên bậc trên. Và khi đã được tu lên bậc trên không bao lâu, đại đức Bhāradvāja một mình đã tách riêng, rồi trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết nên chẳng bao lâu sau, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, đã chứng ngộ, đã đạt đến, và an trú vào mục đích tối thượng ấy của Phạm hạnh, vì mục đích này mà những người con trai của các gia đình cao quý rời nhà xuất gia một cách chân chánh sống không nhà. Vị ấy đã biết rõ rằng: “Sự tái sanh đã cạn kiệt, Phạm hạnh đã sống, việc cần làm đã làm, không còn gì khác (phải làm) đối với bản thể (A-la-hán) này nữa.” Và thêm một vị nữa là đại đức Bhāradvāja đã trở thành vị A-la-hán.

Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja được xuất gia với Sa-môn Gotama, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Bhàradvàja sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Không bao lâu, do vì mục đích gì, bậc thiên nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú cứu cánh Phạm hạnh ấy. Vị ấy thắng tri: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa “. Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán.

Kasībhāradvājasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Kasībhāradvāja.

 

5. CUNDASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

5. KINH CUNDA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

5. KINH CUNDA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

83. Pucchāmi muniṃ pahūtapaññaṃ (iti cundo kammāraputto) buddhaṃ dhammassāmiṃ vītataṇhaṃ,
dipaduttamaṃ sārathinaṃ pavaraṃ kati loke samaṇā tadiṅgha brūhi.

83. (Cunda, con trai người thợ rèn nói): “Con hỏi bậc Hiền Trí, vị có tuệ bao la, đức Phật, đấng Pháp chủ, có tham ái đã được xa lìa, bậc tối thượng của loài người, vị quý cao trong số các xa phu rằng: Ở thế gian có bao nhiêu hạng Sa-môn? Nào, xin Ngài hãy nói điều ấy.” 

83. Người thợ rèn Cunda,
Nói lên lời như sau:
Con hỏi bậc Ðại sĩ,
Bậc trí tuệ rộng lớn,
Ðấng Giác ngộ, Pháp chủ,
Ðã đoạn tận khát ái,
Bậc tối thượng hai chân,
Bậc đánh xe tối thắng,
Xin Ngài nói ở đời,
Có bao nhiêu Sa-môn?

84. Caturo samaṇā na pañcamatthī (cundāti bhagavā) te te āvikaromi sakkhipuṭṭho, maggajino maggadesako ca magge jīvati yo ca maggadūsi.

84. (Đức Phật nói: “Này Cunda,) có bốn hạng Sa-môn, không có hạng thứ năm. Được hỏi trực diện, Ta nói rõ các hạng ấy cho ngươi: Hạng chiến thắng Đạo Lộ, và hạng thuyết giảng Đạo Lộ, hạng sống theo Đạo Lộ, và hạng làm ô uế Đạo Lộ.”

Thế Tôn:

84. Chỉ có bốn Sa-môn,
Không có hạng thứ năm,
Thế Tôn đáp Cunda,
Này Cunda, là vậy.
Ta tỏ bày cho Ông,
Ðược hỏi điều tự thấy,
Bậc chiến thắng con đường,
Bậc thuyết giảng con đường,
Bậc sống trên con đường,
Kẻ làm ô uế đạo.

85. Kaṃ maggajinaṃ vadanti buddhā (iti cundo kammāraputto) maggakkhāyī kathaṃ atulyo hoti, magge jīvati me brūhi puṭṭho
atha me āvikarohi maggadūsiṃ.

85. (Cunda, con trai người thợ rèn nói): “Chư Phật nói gì về hạng chiến thắng Đạo Lộ, bậc thuyết giảng Đạo Lộ là vô song nghĩa là thế nào? Được hỏi xin Ngài hãy nói cho con về hạng sống theo Đạo Lộ, rồi xin Ngài hãy nói cho con rõ về hạng làm ô uế Đạo Lộ.”

Cunda:

85. Người thợ rèn Cunda,
Liền bạch với Thế Tôn:
Chư Phật nói thế nào,
Bậc chiến thắng con đường,
Bậc thiền định con đường,
Sao gọi không ước lường?
Con hỏi xin trả lời,
Vị sống đúng con đường?
Xin trình bày cho con,
Kẻ làm đường ô uế.

86. Yo tiṇṇakathaṃkatho visallo nibbānābhirato anānugiddho, lokassa sadevakassa netā tādiṃ maggajinaṃ vadanti buddhā.

86. “Ai đã vượt qua sự nghi ngờ, không còn mũi tên, thỏa thích Niết Bàn, không còn thèm muốn, vị hướng đạo của thế gian luôn cả chư Thiên, chư Phật nói vị như thế ấy là hạng chiến thắng Đạo Lộ. 

Thế Tôn:

86. Ai vượt khỏi nghi hoặc,
Vị thoát khỏi mũi tên,
Ưa thích cảnh Niết-bàn,
Không tham đắm vật gì,
Bậc lãnh đạo thế giới,
Chư Thiên và loài Người,
Chư Phật gọi vị ấy,
Bậc chiến thắng con đường.

87. Paramaṃ paramanti yodha ñatvā akkhāti vibhajati idheva dhammaṃ, taṃ kaṅkhacchidaṃ muniṃ anejaṃ dutiyaṃ bhikkhūkamāhu maggadesiṃ.

87. Ở đây, ai biết được tối thượng (Niết Bàn) là tối thượng, vị nói lên và phân tích Giáo Pháp ở ngay đây, vị ấy là bậc hiền trí, cắt đứt nỗi hoài nghi, không còn dục vọng, người ta đã gọi vị tỳ khưu thứ nhì là hạng thuyết giảng Đạo Lộ. 

87. Ai ở đời biết được,
Pháp tối thượng, tối thượng,
Nói lên và phân tích,
Pháp ở đây là vậy.
Vị chặt đứt nghi hoặc,
Bậc ẩn sĩ, không dục,
Bậc Tỷ-kheo thứ hai
Ðược gọi thuyết con đường.

88. Yo dhammapade sudesite magge jīvati saññato satīmā, anavajjapadāni sevamāno tatiyaṃ bhikkhunamāhu maggajīviṃ.

88. Khi nền tảng Giáo Pháp đã khéo được thuyết giảng, vị nào sống theo Đạo Lộ, tự chế ngự, có niệm, đang thân cận các pháp không có tính chất tội lỗi, người ta đã gọi vị tỳ khưu thứ ba là hạng sống theo Đạo Lộ. 

88. Ai sống trên con đường,
Con đường pháp khéo giảng,
Sống chế ngự chánh niệm,
Bước đường không lỗi lầm,
Tỷ-kheo thứ ba này
Ðược gọi sống trên đường.

89. Chadanaṃ katvāna subbatānaṃ pakkhandi kuladūsako pagabbho, māyāvī asaññato palāpo patirūpena caraṃ sa maggadūsī.

89. Sau khi đã cải trang ở giữa những vị có sự hành trì tốt đẹp, kẻ xông xáo, kẻ làm hư hỏng các gia đình, xấc xược, xảo quyệt, không tự chế ngự, loại vỏ trấu, sống trá hình, kẻ ấy là hạng làm nhơ Đạo Lộ. 

89. Ai sống ưa che đậy,
Dưới hình thức giới cấm,
Xông xáo, nhớp gia đình,
Bạt mạng và man trá,
Không chế ngự nhiếp phục,
Sống lắm mồm lắm miệng.
Người sở hành như vậy
Là kẻ ô uế đạo.

90. Ete ca paṭivijjhi yo gahaṭṭho sutavā ariyasāvako sapañño, sabbe te tādisāti ñatvā iti disvā na hāpeti tassa saddhā, kathaṃ hi duṭṭhena asampaduṭṭhaṃ suddhaṃ asuddhena samaṃ kareyyāti.  

90. Và người tại gia nào đã thấu hiểu những hạng này, là đệ tử các bậc Thánh, có sự nghe nhiều, có tuệ, sau khi biết rằng: ‘Tất cả các hạng ấy là như thế ấy,’ sau khi nhìn thấy như thế, không làm suy giảm niềm tin của người ấy, bởi vì làm thế nào vị không hư hỏng với kẻ xấu xa, vị trong sạch với kẻ không trong sạch lại có thể xem như nhau?” 

90. Vị cư sĩ thâm hiểu
Các hạng người như vậy,
Thánh đệ tử, nghe nhiều,
Có trí tuệ thông hiểu,
Sau khi rõ biết chúng,
Tất cả là như vậy.
Thấy vậy, vững lòng tin,
Không có bị sút giảm
Làm sao lại lẫn lộn,
Kẻ ác với người thiện,
Làm sao xem giống nhau,
Bậc tịnh, kẻ không tịnh.

Cundasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Cunda.

 

6. PARĀBHAVASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

6. KINH THOÁI HÓA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

6. KINH BẠI VONG (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā savatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami. Upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi.

Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, lúc đêm đã khuya, một vị Thiên nhân nọ với màu sắc vượt trội đã làm cho toàn bộ Jetavana rực sáng rồi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi đứng ở một bên. Đứng ở một bên, vị Thiên nhân ấy đã bạch với đức Thế Tôn bằng lời kệ rằng:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên nhơn, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn với những bài kệ:

91. Parābhavantaṃ purisaṃ mayaṃ pucchāma gotamaṃ, bhagavantaṃ puṭṭhumāgamma kiṃ parābhavato mukhaṃ.

91. “Chúng tôi đi đến để hỏi đức Thế Tôn, chúng tôi hỏi Gotama về hạng người thoái hóa: ‘Tiền đề của hạng người thoái hóa là gì?’”

Thiên nhân:

91. Về bại vong con người,
Con hỏi Gotama,
Con đến hỏi Thế Tôn,
Cửa vào của bại vong?

92. Suvijāno bhavaṃ hoti suvijāno parābhavo, dhammakāmo bhavaṃ hoti dhammadessī parābhavo.

92. “Thật dễ nhận biết (thế nào) là người tiến hóa, thật dễ nhận biết (thế nào) là người thoái hóa. Người có sự mong muốn Giáo Pháp là người tiến hóa, người có sự ghét bỏ Giáo Pháp là người thoái hóa.”

Thế Tôn:

92. Thật dễ hiểu thành công,
Thật dễ hiểu bại vong,
Ưa mến pháp, thành công,
Thù ghét pháp bại vong.

93. Iti hetaṃ vijānāma paṭhamo so parābhavo, dutiyaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.

93. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), người thoái hóa ấy là hạng thứ nhất. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ nhì của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

93. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ nhất về bại vong,
Thứ hai, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?

94. Asantassa piyā honti sante na kurute piyaṃ, asataṃ dhammaṃ roceti taṃ parābhavato mukhaṃ.

94. “Người này yêu mến những kẻ không tốt, không tỏ sự yêu mến những bậc tốt lành, thích thú pháp của những kẻ không tốt, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

94. Ai mến kẻ bất thiện,
Không ái luyến bậc thiện,
Thích pháp kẻ bất thiện,
Chính cửa vào bại vong
.

95. Iti hetaṃ vijānāma dutiyo so parābhavo, tatiyaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.  

95. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), người thoái hóa ấy là hạng thứ nhì. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ ba của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

95. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ hai về bại vong,
Thứ ba, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?

96. Niddāsīlī sabhāsīlī anuṭṭhātā ca yo naro, alaso kodhapaññāṇo taṃ parābhavato mukhaṃ.

96. “Người có bản tánh ưa ngủ, có bản tánh ưa tụ hội, không năng động, lười biếng, có biểu hiện giận dữ, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

96. Người tánh ưa thích ngủ,
Thích hội chúng, thụ động,
Biếng nhác, thường phẫn nộ,
Chính cửa vào bại vong.

97. Iti hetaṃ vijānāma tatiyo so parābhavo, catutthaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.

97. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), người thoái hóa ấy là hạng thứ ba. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ tư của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

97. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ ba về bại vong.
Thứ tư, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?

98. Yo mātaraṃ vā pitaraṃ vā jiṇṇakaṃ gatayobbanaṃ, pahū santo na bharati taṃ parābhavato mukhaṃ.

98. “Người trong khi có khả năng mà không phụng dưỡng mẹ hoặc cha già nua, đã qua thời tuổi trẻ, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

98. Ai với mẹ hay cha,
Già yếu, tuổi trẻ hết,
Tuy giàu không giúp đỡ,
Chính cửa vào bại vong
.

99. Iti hetaṃ vijānāma catuttho so parābhavo, pañcamaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.

99. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), người thoái hóa ấy là hạng thứ tư. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ năm của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

99. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ tư về bại vong.
Thứ năm, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?

100. Yo brāhmaṇaṃ vā samaṇaṃ vā aññaṃ vāpi vaṇibbakaṃ, musāvādena vañceti taṃ parābhavato mukhaṃ.

100. “Người lừa gạt vị Bà-la-môn hoặc vị Sa-môn, hoặc luôn cả người nghèo khổ bằng lời dối trá, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

100. Ai nói dối lường gạt,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Hay các khất sĩ khác,
Chính cửa vào bại vong.

101. Iti hetaṃ vijānāma pañcamo so parābhavo, chaṭṭhamaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.

101. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), người thoái hóa ấy là hạng thứ năm. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ sáu của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

101. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ năm về bại vong.
Thứ sáu, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?

102. Pahūtavitto puriso sahirañño sabhojano,
eko bhuñjati sādūni taṃ parābhavato mukhaṃ.

102. “Người có nhiều của cải, có vàng, có thức ăn, mà thọ dụng các vật ngon ngọt một mình, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

102. Người giàu có tài sản,
Có vàng bạc thực vật,
Hương vị ngọt một mình,
Chính cửa vào bại vong.

103. Iti hetaṃ vijānāma chaṭaṭṭhamo so parābhavo, sattamaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.

103. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), người thoái hóa ấy là hạng thứ sáu. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ bảy của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

103. Như vậy, chúng con rõ
Thứ sáu về bại vong.
Thứ bảy, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?

104. Jātitthaddho dhanatthaddho gottatthaddho ca yo naro, saññātiṃ atimaññeti taṃ parābhavato mukhaṃ.

104. “Người kiêu hãnh về chủng tộc, kiêu hãnh về tài sản, kiêu hãnh về dòng họ rồi khinh khi thân quyến của mình, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

104. Người tự hào về sanh,
Về tài sản dòng họ,
Khinh miệt các bà con,
Chính cửa vào bại vong
.

105. Iti hetaṃ vijānāma sattamo so parābhavo, aṭṭhamaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.  

105. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), người thoái hóa ấy là hạng thứ bảy. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ tám của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

105. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ bảy về bại vong,
Thứ tám, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?

106. Itthidhutto surādhutto akkhadhutto ca yo naro, laddhaṃ laddhaṃ vināseti taṃ parābhavato mukhaṃ.

106. “Người đắm say đàn bà, đắm say rượu chè, đắm say cờ bạc, tiêu phí mọi thứ thu nhập, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

106. Người đắm say nữ nhân,
Ðắm say rượu, cờ bạc,
Hoang phí mọi lợi đắc,
Chính cửa vào bại vong
.

107. Iti hetaṃ vijānāma aṭṭhamo so parābhavo, navamaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.

107. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), người thoái hóa ấy là hạng thứ tám. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ chín của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

107. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ tám về bại vong.
Thứ chín, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?

108. Sehi dārehasantuṭṭho vesiyāsu padissati, dissati paradāresu taṃ parābhavato mukhaṃ.

“Không vui thích với những người vợ của mình, xuất hiện nơi những gái điếm, được thấy ở những người vợ kẻ khác, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

108. Không vừa đủ vợ mình,
Ðược thấy giữa dâm nữ,
Ðược thấy với vợ người,
Chính cửa vào bại vong.

109. Iti hetaṃ vijānāma navamo so parābhavo, dasamaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.

109. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), người thoái hóa ấy là hạng thứ chín. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ mười của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

109. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ chín về bại vong.
Thứ mười, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?

110. Atītayobbano poso āneti timbarutthaniṃ, tassā issā na supati taṃ parābhavato mukhaṃ.

110. “Người nam đã qua thời tuổi trẻ cưới về cô gái có ngực như trái cây timbaru. Gã không ngủ được do ghen tỵ với nàng, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

110. Người tuổi trẻ đã qua,
Cưới cô vợ vú tròn,
Ghen nàng không ngủ được,
Chính cửa vào bại vong.

111. Iti hetaṃ vijānāma dasamo so parābhavo, ekādasamaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.

111. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), kẻ thoái hóa ấy là hạng thứ mười. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ mười một của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

111. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ mười về bại vong.
Thứ mười một, xin nói,
Cửa vào của bại vong?

112. Itthisoṇḍiṃ vikiraṇiṃ purisaṃ vāpi tādisaṃ, issariyasmiṃ ṭhāpeti taṃ parābhavato mukhaṃ.

112. “Kẻ thiết lập nữ nhân tham đắm, hoang phí, hoặc ngay cả nam nhân có cùng cá tánh vào vị thế uy quyền, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.”

Thế Tôn:

112. Ðàn bà, hay đàn ông,
Rượu chè, tiêu hoang phí,
Ðược địa vị quyền thế,
Chính cửa vào bại vong.

113. Iti hetaṃ vijānāma ekādasamo so parābhavo, dvādasamaṃ bhagavā brūhi kiṃ parābhavato mukhaṃ.

113. “Chúng tôi nhận biết điều này y như vậy (theo lời Ngài dạy), kẻ thoái hóa ấy là hạng thứ mười một. Xin đức Thế Tôn hãy nói về tiền đề thứ mười hai của hạng người thoái hóa là gì?”

Thiên nhân:

113. Như vậy, chúng con biết,
Thứ mười một bại vong.
Thứ mười hai, xin nói,
Cửa vào của bại vong?

114. Appabhogo mahātaṇho khattiye jāyate kule, sodha rajjaṃ patthayati taṃ parābhavato mukhaṃ.

114. “Sanh ra ở gia tộc Sát-đế-lỵ, có ít của cải, có tham vọng lớn, kẻ ấy ước muốn quyền cai trị ở nơi này, việc ấy là tiền đề của hạng người thoái hóa.

Thế Tôn:

114. Tài sản ít, ái lớn,
Sanh gia đình hoàng tộc,
Ở đây muốn trị vì,
Chính cửa vào bại vong.

115. Ete parābhave loke paṇḍito samavekkhiya, ariyo dassanasampanno sa lokaṃ bhajate sivanti.  

115. Bậc sáng trí, sau khi xem xét kỹ lưỡng các hạng người thoái hóa này ở thế gian, bậc thánh thiện ấy, đầy đủ nhận thức, thân cận với thế giới hạnh phúc (cõi trời).”  

115. Bại vong này ở đời,
Bậc trí khéo quán sát,
Ðầy đủ với chánh kiến,
Sống hạnh phúc ở đời.

Parābhavasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Thoái Hóa.

 

7. VASALASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

7. KINH NGƯỜI HẠ TIỆN (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

7. KINH KẺ BẦN TIỆN (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme, atha kho bhagavā pubbanhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaraṃ ādāya sāvatthiyaṃ piṇḍāya pāvisi. Tena kho pana samayena aggikabhāradvājassa brāhmaṇassa nivesane aggi pajjalito hoti āhuti paggahitā. Atha kho bhagavā sāvatthiyaṃ sapadānaṃ piṇḍāya caramāno yena aggikabhāradvājassa brāhmaṇassa nivesanaṃ tenupasaṅkami. Addasā kho aggikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ dūrato’va āgacchantaṃ, disvāna bhagavantaṃ etadavoca:

 Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã quấn y (nội) rồi cầm bình bát và y đi vào thành Sāvatthi để khất thực. Vào lúc bấy giờ, ở chỗ ngụ của Bà-la-môn Aggikabhāradvāja lửa đã được đốt lên, vật cúng tế đã được đưa lên. Khi ấy, đức Thế Tôn trong khi đi khất thực tuần tự theo từng nhà ở thành Sāvatthi đã đi đến gần chỗ ngụ của Bà-la-môn Aggika-bhāradvāja. Bà-la-môn Aggikabhāradvāja đã nhìn thấy đức Thế Tôn từ đằng xa đang đi đến, sau khi thấy đã nói đức Thế Tôn điều này:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvathi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Lúc bấy giờ, tại trú xứ của Bà-la-môn Aggikabhàradvàja, lửa tế lễ được đốt cháy, đồ cúng dường được dâng cao. Rồi Thế Tôn, trong khi thứ lớp khất thực ở Sàvatthi, đi đến trú xứ của Bà-la-môn Aggibhàradvàja. Bà-la-môn Aggibhàradvàja thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy bèn nói với Thế Tôn:

Tatreva muṇḍaka tatreva samaṇaka tatreva vasalaka tiṭṭhāhīti.

“Này gã trọc đầu, ngay tại chỗ đó. Này gã Sa-môn, ngay tại chỗ đó. Này người hạ tiện, hãy đứng ngay tại chỗ đó.”

– Ở đây kẻ trọc đầu, ở đây kẻ Sa-môn ti tiện, ở đây kẻ bần tiện, hãy đứng lại.

Evaṃ vutte bhagavā aggikabhāradvājaṃ brāhmaṇaṃ etadavoca: Jānāsi pana tvaṃ brāhmaṇa vasalaṃ vā vasalakaraṇe vā dhammeti.

Khi được nói như vậy, đức Thế Tôn đã nói với Bà-la-môn Aggika-bhāradvāja điều này: “Này Bà-la-môn, phải chăng ngươi biết về người hạ tiện hoặc các pháp tạo thành người hạ tiện?”

Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Aggibhàradvàja:

– Này Bà-la-môn, Người có biết người bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện không?

Na khvāhaṃ bho gotama jānāmi vasalaṃ vā vasalakaraṇe vā dhamme. Sādhu me bhavaṃ gotamo tathā dhammaṃ desetu yathāhaṃ jāneyyaṃ vasalaṃ vā vasalakaraṇe vā dhammeti.

“Thưa Ngài Gotama, tôi quả không biết về người hạ tiện hoặc các pháp tạo thành người hạ tiện. Thật tốt lành thay, xin Ngài Gotama hãy thuyết giảng Giáo Pháp cho tôi, theo đó tôi có thể biết về người hạ tiện hoặc các pháp tạo thành người hạ tiện.”

– Này Tôn giả Gotama, tôi không biết kẻ bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp như thế nào cho tôi, để tôi được biết về kẻ bần tiện hay các pháp tạo thành kẻ bần tiện.

Tena hi brāhmaṇa suṇāhi sādhukaṃ manasi karohi bhāsissāmīti.

“Này Bà-la-môn, chính vì điều ấy ngươi hãy lắng nghe, ngươi hãy khéo chú ý, Ta sẽ giảng.”

– Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

Evaṃ bhoti kho aggikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavato paccassosī, bhagavā etadavoca:

“Thưa Ngài, xin vâng,” Bà-la-môn Aggikabhāradvāja đã đáp lại đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã nói điều này:

– Thưa vâng, Tôn giả!

Bà-la-môn Aggibhàradvàja vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

116. Kodhano upanāhī ca pāpamakkhī ca yo naro, vipannadiṭṭhi māyāvī taṃ jaññā vasalo iti.

116. Kẻ nào giận dữ, có sự thù hằn, ác độc và có sự gièm pha, có kiến thức bị hư hỏng, có sự xảo trá, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

116. Người phẫn nộ, hiềm hận,
Ác nhân, gièm pha người,
Ác tà kiến, man trá,
Ðược biết là bần tiện.

117. Ekajaṃ va dvijaṃ vāpi yodha pāṇāni hiṃsati, yassa pāṇe dayā natthi taṃ jaññā vasalo iti.

117. Ở đây, kẻ nào hãm hại các sanh mạng, đơn sanh hoặc lưỡng sanh, kẻ nào không có lòng trắc ẩn đối với sanh mạng, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

117. Ai ở đây hại vật,
Một sanh, hoặc hai sanh,
Không thương xót hữu tình,
Ðược biết là bần tiện.

118. Yo hanti parirundhati gāmāni nigamāni ca, niggāhako samaññāto taṃ jaññā vasalo iti.

118. Kẻ nào hủy diệt, vây hãm các làng mạc và các thị trấn, được biết tiếng là kẻ áp bức, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

118. Ai làm hại vây hãm,
Các làng, các thị trấn,
Kẻ cướp đoạt có tiếng,
Ðược biết là bần tiện.

119. Gāme vā yadi vā raññe yaṃ paresaṃ mamāyitaṃ, theyyā adinnaṃ ādiyati taṃ jaññā vasalo iti.

119. Nếu ở làng hay ở rừng, kẻ lấy vật thuộc sở hữu của những người khác, vật không được cho theo lối trộm cắp, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

119. Tại làng hay tại rừng,
Vật sở hữu của người,
Lấy trộm của không cho,
Ðược biết là bần tiện.

120. Yo have iṇamādāya cujjamāno palāyati, na hi te iṇamatthīti taṃ jaññā vasalo iti.

120. Kẻ nào, thật sự sau khi vay nợ, trong khi bị quở trách liền trốn chạy (bảo rằng) ‘Tôi không có nợ nần gì với ngươi,’ có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

120. Ai vay nợ của người,
Bị đòi liền trốn tránh,
Ta đâu mắc nợ ngươi,
Ðược biết là bần tiện.

121. Yo ve kiñcikkhakamyatā panthasmiṃ vajataṃ janaṃ, hantvā kiñcikkhamādeti taṃ jaññā vasalo iti.

121. Kẻ nào quả thật vì lòng ham muốn đồ lặt vặt, đã giết hại người đang đi trên đường rồi đoạt lấy đồ lặt vặt, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

121. Ai vì ham vật mọn,
Kẻ đang đi trên đường,
Giết hại cướp vật mọn,
Ðược biết là bần tiện.

122. Yo attahetu parahetu dhanahetu ca yo naro, sakkhīpuṭṭho musā brūti taṃ jaññā vasalo iti.

122. Kẻ nào vì nguyên nhân bản thân, vì nguyên nhân người khác, vì nguyên nhân tài sản, và kẻ nào khi được hỏi trực diện mà nói lời dối trá, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

122. Ai vì mình, vì người,
Hay vì nhân tài sản,
Làm nhân họ nói láo,
Ðược biết là bần tiện.

123. Yo ñātinaṃ sakhānaṃ vā dāresu patidissati, sahasā sampiyena vā taṃ jaññā vasalo iti.

123. Kẻ nào bị bắt gặp ở nơi những người vợ của thân quyến hoặc của bạn bè, bằng vũ lực hoặc do thương yêu nhau, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

123. Ai được thấy giữa vợ
Của bà con, bạn thân,
Ép buộc hay ưng thuận,
Ðược biết là bần tiện.

124. Yo mātaraṃ vā pitaraṃ vā jiṇṇakaṃ gatayobbanaṃ, pahū santo na bharati taṃ jaññā vasalo iti.

124. Kẻ nào trong khi có khả năng mà không phụng dưỡng mẹ hoặc cha già nua, đã qua thời tuổi trẻ, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

124. Ai với mẹ hay cha,
Già yếu, tuổi trẻ qua,
Tuy giàu không giúp đỡ,
Ðược biết là bần tiện.

125. Yo mātaraṃ vā pitaraṃ vā bhātaraṃ bhaginiṃ sasuṃ, hanti roseti vācāya taṃ jaññā vasalo iti.

125. Kẻ nào hành hạ, chọc giận bằng lời nói đến mẹ hoặc cha, hoặc anh em trai, chị em gái, và mẹ vợ, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

125. Ai với mẹ hay cha,
Với anh chị, nhạc mẫu,
Làm hại, dùng lời mắng,
Ðược biết là bần tiện.

126. Yo atthaṃ pucchito santo anatthamanusāsati, paṭicchannena manteti taṃ jaññā vasalo iti.

126. Kẻ nào trong khi được hỏi về điều lợi ích lại chỉ dạy điều không lợi ích, và chỉ bảo theo lối giấu diếm, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

126. Ai được hỏi mục đích,
Lại khuyên lời trái đích,
Khuyên bảo nên che đậy,
Ðược biết là bần tiện.

127. Yo katvā pāpakaṃ kammaṃ mā maṃ jaññāti icchati, yo paṭicchannakammanto taṃ jaññā vasalo iti.

127. Kẻ nào sau khi làm việc ác lại ước muốn rằng: ‘Chớ ai biết ta (làm),’ kẻ có hành động được giấu diếm, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

127. Ai làm các nghiệp ác,
Muốn không biết mình làm,
Ai làm hạnh che đậy,
Ðược biết là bần tiện.

128. Yo ve parakulaṃ gantvā bhutvāna sucibhojanaṃ, āgataṃ na paṭipūjeti taṃ jaññā vasalo iti.

128. Kẻ nào quả thật đã đi đến nhà người khác và đã thọ dụng vật thực tinh khiết, (nhưng) không khoản đãi lại khi người ấy đi đến (nhà mình), có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

128. Ai đến nhà người khác,
Ăn món ăn ngon lành,
Lại không đáp lễ lại,
Ðược biết là bần tiện.

129. Yo brāhmaṇaṃ vā samaṇaṃ vā aññaṃ vāpi vaṇibbakaṃ, musāvādena vañceti taṃ jaññā vasalo iti.

129. Kẻ nào lừa gạt vị Bà-la-môn hoặc vị Sa-môn, hoặc luôn cả người nghèo khổ bằng lời dối trá, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

129. Ai nói dối lường gạt,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Hay các người nghèo khác,
Ðược biết là bần tiện.

130. Yo brāhmaṇaṃ vā samaṇaṃ vā bhattakāle upaṭṭhite, roseti vācā na ca deti taṃ jaññā vasalo iti.  

130. Kẻ nào chọc giận bằng lời nói và không bố thí đến vị Bà-la-môn hoặc vị Sa-môn vào thời điểm của bữa ăn đến gần, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

130. Dùng lời mắng, không cho,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Khi thời ăn uống đến,
Ðược biết là bần tiện.

131. Asataṃ yodha pabrūti mohena paḷiguṇṭhito, kiñcikkhaṃ nijigiṃsāno taṃ jaññā vasalo iti.

131. Ở đây, kẻ nào nói về diều không có thật, bị si mê bao trùm, ham muốn đạt được đồ vật nhỏ nhặt, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’ 

131. Ở đời nói không thật,
Bị si mê che đậy,
Tham cầu chút lợi nhỏ,
Ðược biết là bần tiện.

132. Yo cattānaṃ samukkaṃse parañcamavajānati, nihīno sena mānena taṃ jaññā vasalo iti.

132. Kẻ nào đề cao bản thân và khi dễ người khác, là hạ liệt do sự ngã mạn của mình, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’ 

132. Ai đề cao tự ngã,
Khi miệt giá trị người,
Hạ mình với tự cao,
Ðược biết là bần tiện.

133. Rosako kadariyo ca pāpiccho maccharī saṭho, ahiriko anottāpī taṃ jaññā vasalo iti.

133. Kẻ chọc giận (người khác) và keo kiệt, có ước muốn xấu xa, bỏn xẻn, xảo trá, không hổ thẹn (tội lỗi), không ghê sợ (tội lỗi), có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

133. Ai gây hấn, hà tiện,
Ác dục và xan tham,
Xảo quyệt, không tàm quí,
Ðược biết là bần tiện.

134. Yo buddhaṃ paribhāsati atha vā tassa sāvakaṃ, paribbājaṃ gahaṭṭhaṃ vā taṃ jaññā vasalo iti.

134. Kẻ nào chê bai đức Phật, hay đệ tử của Ngài, vị xuất gia hoặc người tại gia, có thể biết kẻ ấy là ‘người hạ tiện.’

134. Ai phỉ báng đức Phật,
Hay đệ tử của Ngài,
Hàng xuất gia, tại gia,
Ðược biết là bần tiện.

135. Yo ve anarahā santo arahaṃ paṭijānati, coro sabrahmake loke esa kho vasalādhamo, ete kho vasalā vutthā mayā vo ye pakāsitā.

135. Kẻ nào thật sự chưa trở thành bậc A-la-hán mà tự nhận bậc A-la-hán, là kẻ cướp ở thế gian tính luôn cõi Phạm Thiên, kẻ ấy quả là tệ nhất trong số người hạ tiện. Những kẻ này quả đã được gọi là những người hạ tiện, chúng đã được Ta giảng giải cho ngươi.

135. Ai không phải La-hán,
Tự nhận là La-hán,
Kẻ trộm Phạm thiên giới,
Chính tối hạ bần tiện.
Những hàng bần tiện này,
Ta nói rõ cho Ông.

136. Na jaccā vasalo hoti na jaccā hoti brāhmaṇo, kammanā vasalo hoti kammanā hoti brāhmaṇo.

136. Không phải do dòng dõi mà trở thành hạ tiện, không phải do dòng dõi mà trở thành Bà-la-môn, do hành động mà trở thành hạ tiện, do hành động mà trở thành Bà-la-môn.

136. Bần tiện không vì sanh,
Phạm chí không vì sanh,
Do hành, thành bần tiện,
Do hành, thành Phạm chí.

137. Tadamināpi jānātha yathā medaṃ nidassanaṃ, caṇḍālaputto sopāko mātaṅgo iti vissuto.  

137. Ngươi hãy biết việc ấy với điều này nữa, giống như ví dụ này của Ta: Có gã nấu thịt chó để ăn, con trai của một kẻ thuộc giai cấp nô lệ, được biết tiếng là Mātaṅga. 

137. Do đây, nên hiểu biết,
Như Ta trình bày rõ,
Màtanga được danh,
Bần tiện, ăn thịt chó.

138. So yasaṃ paramaṃ patto mātaṅgo yaṃ sudullabhaṃ, āgañchuṃ tassupaṭṭhānaṃ khattiyā brāhmaṇā bahū.

138. Vị Mātaṅga ấy đã đạt đến danh vọng tối cao, là điều khó đạt được. Nhiều Sát- đế- lỵ và Bà-la-môn đã đi đến phục vụ cho người ấy. 

138. Danh tối thượng khó đạt,
Màtanga đạt được,
Nhiều Sát-ly, Phạm chí,
Ðến hầu hạ vị ấy.
 

139. So devayānamāruyha virajaṃ so mahāpathaṃ, kāmarāgaṃ virājetvā brahmalokūpago ahū.

139. Vị ấy đã leo lên Thiên xa, con đường lớn không bụi bặm, đã lìa khỏi sự luyến ái ở các dục, và đã đi đến thế giới Phạm Thiên.

139. Vị ấy leo thiên xa,
Trên đường lớn không bụi,
Từ bỏ mọi dục tham,
Ðạt được Phạm thiên giới,

Thọ sanh không ngăn chận,
Vị ấy sanh Phạm thiên.

140. Na naṃ jāti nivāresi brahmalokūpapattiyā, ajjhāyakakule jātā brāhmaṇā mattabandhuno.

140. Dòng dõi sanh ra đã không cản ngăn được vị ấy trong việc sanh ra ở thế giới Phạm Thiên. Đã được sanh ra ở gia tộc các vị thầy trì tụng (Vệ Đà), những người Bà-la-môn là thân quyến của chú thuật.

140. Có những Bà-la-môn,
Sanh gia đình Ðạo sư,
Hay sanh những gia đình
Quyến thuộc với bùa chú,

Họ vẫn thường được thấy,
Làm các điều ác nghiệp.

141. Te va pāpesu kammesu abhiṇhamupadissare, diṭṭheva dhamme gārayhā samparāye ca duggatiṃ, na ne jāti nivāreti duggaccā garahāya vā.

141. Chính họ thường xuyên được nhìn thấy ở các hành động ác xấu. Họ bị chê trách ngay trong thời hiện tại và (đi đến) khổ cảnh trong thời vị lai. Dòng dõi sanh ra không ngăn chặn họ thoát khỏi khổ cảnh hoặc khỏi sự chê trách.

141. Hiện tại bị khinh miệt,
Ðời sau sanh ác thú,
Thọ sanh không ngăn chận,
Sanh ác thú đáng khinh.

142. Na jaccā vasalo hoti na jaccā hoti brāhmaṇo, kammanā vasalo hoti kammanā hoti brāhmaṇo.

142. Không phải do dòng dõi mà trở thành hạ tiện, không phải do dòng dõi mà trở thành Bà-la-môn, do hành động mà trở thành hạ tiện, do hành động mà trở thành Bà-la-môn. 

142. Bần tiện không vì sanh,
Phạm chí không vì sanh,
Do hành thành bần tiện,
Do hành thành Phạm chí.

Evaṃ vutte aggikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca:

Khi được nói như vậy, Bà-la-môn Aggikabhāradvāja đã nói với đức Thế Tôn điều này:

Khi được nói vậy, Bà-la-môn Bhàradvàja bạch Thế Tôn:

Abhikkantaṃ bho gotama abhikkantaṃ bho gotama. Seyyathāpi bho gotama nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya paṭicchannaṃ vā vivareyya mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya cakkhumanto rūpāni dakkhintīti, evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gatanti.

“Thưa Ngài Gotama, thật là tuyệt vời! Thưa Ngài Gotama, thật là tuyệt vời! Thưa Ngài Gotama, cũng giống như người có thể lật ngửa vật đã được úp lại, hoặc mở ra vật đã bị che kín, hoặc chỉ đường cho kẻ lạc lối, hoặc đem lại cây đèn dầu nơi bóng tối (nghĩ rằng): ‘Những người có mắt sẽ nhìn thấy được các hình dáng;’ tương tự như thế Pháp đã được Ngài Gotama giảng rõ bằng nhiều phương tiện. Con đây xin đi đến nương nhờ Ngài Gotama, Giáo Pháp, và Tăng Chúng tỳ khưu. Xin Ngài Gotama hãy ghi nhận con là người cư sĩ đã đi đến nương nhờ kể từ hôm nay cho đến trọn đời.”

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, ví như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, mở toang ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Con nay qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp và qui y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời qui ngưỡng.

Vasalasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Người Hạ Tiện.

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

* Thuộc KINH TẬP - TIỂU BỘ - TẠNG KINH - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Ngài Thích Minh Châu & Tỳ Khưu Indacanda | Nguồn Tamtangpaliviet.net

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app