NHƯ LAI
I
12) Này các tỳ kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác thắng tri đất là đất. Sau khi thắng tri đất là đất, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là đất; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong đất; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ đất; Ngài không tưởng tượng “đất là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong đất. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ đất.
Như Lai thắng tri nước là nước. Sau khi thắng tri nước là nước, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là nước; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong nước; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ nước; Ngài không tưởng tượng “nước là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong nước. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ nước.
Như Lai thắng tri lửa là lửa. Sau khi thắng tri lửa là lửa, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là lửa; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong lửa; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ lửa; Ngài không tưởng tượng “lửa là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong lửa. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ lửa.
Như Lai thắng tri gió là gió. Sau khi thắng tri gió là gió, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là gió; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong gió; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ gió; Ngài không tưởng tượng “gió là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong gió. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ gió.
Như Lai thắng tri chúng sanh là chúng sanh. Sau khi thắng tri chúng sanh là chúng sanh, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là chúng sanh; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong chúng sanh; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ chúng sanh; Ngài không tưởng tượng “chúng sanh là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong chúng sanh. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ chúng sanh.
Như Lai thắng tri chư thiên là chư thiên. Sau khi thắng tri chư thiên là chư thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là chư thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong chư thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ chư thiên; Ngài không tưởng tượng “chư thiên là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong chư thiên. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ chư thiên.
Như Lai thắng tri Sanh chủ là Sanh chủ. Sau khi thắng tri Sanh chủ là Sanh chủ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Sanh chủ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong Sanh chủ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ Sanh chủ; Ngài không tưởng tượng “Sanh chủ là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong Sanh chủ. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ Sanh chủ.
Như Lai thắng tri Phạm thiên là Phạm thiên. Sau khi thắng tri Phạm thiên là Phạm thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Phạm thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong Phạm thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ Phạm thiên; Ngài không tưởng tượng “Phạm thiên là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong Phạm thiên. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ Phạm thiên.
Như Lai thắng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên. Sau khi thắng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Quang âm thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong Quang âm thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ Quang âm thiên; Ngài không tưởng tượng “Quang âm thiên là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong Quang âm thiên. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ Quang âm thiên.
Như Lai thắng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên. Sau khi thắng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Biến tịnh thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong Biến tịnh thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ Biến tịnh thiên; Ngài không tưởng tượng “Biến tịnh thiên là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong Biến tịnh thiên. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ Biến tịnh thiên.
Như Lai thắng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên. Sau khi thắng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Quảng quả thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong Quảng quả thiên; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ Quảng quả thiên; Ngài không tưởng tượng “Quảng quả thiên là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong Quảng quả thiên. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ Quảng quả thiên.
Như Lai thắng tri thắng giả là Thắng giả. Sau khi thắng tri Thắng giả là Thắng giả, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Thắng giả; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong Thắng giả; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ Thắng giả; Ngài không tưởng tượng “Thắng giả là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong Thắng giả. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ Thắng giả.
Như Lai thắng tri không vô biên xứ là không vô biên xứ. Sau khi thắng tri không vô biên xứ là không vô biên xứ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là không vô biên xứ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong không vô biên xứ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ không vô biên xứ; Ngài không tưởng tượng “không vô biên xứ là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong không vô biên xứ. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như lai đã hiểu rõ không vô biên xứ.
Như Lai thắng tri thức vô biên xứ là thức vô biên xứ. Sau khi thắng tri thức vô biên xứ là thức vô biên xứ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là thức vô biên xứ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong thức vô biên xứ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ thức vô biên xứ; Ngài không tưởng tượng “thức vô biên xứ là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong thức vô biên xứ. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ thức vô biên xứ.
Như Lai thắng tri vô sở hữu xứ là vô sở hữu xứ. Sau khi thắng tri vô sở hữu xứ là vô sở hữu xứ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là vô sở hữu xứ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong vô sở hữu xứ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ vô sở hữu xứ; Ngài không tưởng tượng “vô sở hữu xứ là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong vô sở hữu xứ. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ vô sở hữu xứ.
Như Lai thắng tri phi tưởng phi phi tưởng xứ là phi tưởng phi phi tưởng xứ. Sau khi thắng tri phi tưởng phi phi tưởng xứ là phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là phi tưởng phi phi tưởng xứ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong phi tưởng phi phi tưởng xứ; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ phi tưởng phi phi tưởng xứ; Ngài không tưởng tượng “phi tưởng phi phi tưởng xứ là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong phi tưởng phi phi tưởng xứ. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Như Lai thắng tri sở kiến là sở kiến. Sau khi thắng tri sở kiến là sở kiến, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sở kiến; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong sở kiến; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ sở kiến; Ngài không tưởng tượng “sở kiến là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong sở kiến . Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ sở kiến.
Như Lai thắng tri sở văn là sở văn. Sau khi thắng tri sở văn là sở văn, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sở văn; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong sở văn; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ sở văn; Ngài không tưởng tượng “sở văn là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong sở văn. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ sở văn.
Như Lai thắng tri sở đối xúc là sở đối xúc. Sau khi thắng tri sở đối xúc là sở đối xúc, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sở đối xúc; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong sở đối xúc; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ sở đối xúc; Ngài không tưởng tượng “sở đối xúc là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong sở đối xúc. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ sở đối xúc.
Như Lai thắng tri sở tri là sở tri. Sau khi thắng tri sở tri là sở tri, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sở tri; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong sở tri; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ sở tri; Ngài không tưởng tượng “sở tri là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong sở tri. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã thể hiểu rõ sở tri.
Như Lai thắng tri đồng nhất là đồng nhất. Sau khi thắng tri đồng nhất là đồng nhất, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là đồng nhất; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong đồng nhất; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ đồng nhất; Ngài không tưởng tượng “đồng nhất là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong đồng nhất. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ đồng nhất.
Như Lai thắng tri sai biệt là sai biệt. Sau khi thắng tri sai biệt là sai biệt, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sai biệt; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong sai biệt; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ sai biệt; Ngài không tưởng tượng “sai biệt là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong sai biệt. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ sai biệt.
Như Lai thắng tri tất cả là tất cả. Sau khi thắng tri tất cả là tất cả, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là tất cả; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong tất cả; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ tất cả; Ngài không tưởng tượng “tất cả là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong tất cả. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ tất cả.
Như Lai thắng tri niết bàn là niết bàn. Sau khi thắng tri niết bàn là niết bàn, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là niết bàn; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong niết bàn; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong niết bàn; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ Niết bàn; Ngài không tưởng tượng “niết bàn là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong niết bàn”. Do duyên cớ nào? Ta tuyên bố, bởi vì Như Lai đã hiểu rõ Niết bàn.
II
13) Này các tỳ kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng giác thắng tri đất là đất. Sau khi thắng tri đất là đất, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là đất; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong đất; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ đất; Ngài không tưởng tượng “đất là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong đất. Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri nước là nước. Sau khi thắng tri nước là nước, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là nước; – nt – Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri lửa là lửa. Sau khi thắng tri lửa là lửa, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là lửa; – nt – Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri gió là gió. Sau khi thắng tri gió là gió, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là gió; – nt – Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri chúng sanh là chúng sanh. Sau khi thắng tri chúng sanh là chúng sanh, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là chúng sanh; – nt – Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri chư thiên là chư thiên. Sau khi thắng tri chư thiên là chư thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là chư thiên; – nt – Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri Sanh chủ là Sanh chủ. Sau khi thắng tri Sanh chủ là Sanh chủ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Sanh chủ; – nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri Phạm thiên là Phạm thiên. Sau khi thắng tri Phạm thiên là phạm thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Phạm thiên; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên. Sau khi thắng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Quang âm thiên; – nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác
Như Lai thắng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên. Sau khi thắng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Biến tịnh thiên; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên. Sau khi thắng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Quảng quả thiên; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri Thắng giả là Thắng giả. Sau khi thắng tri Thắng giả là Thắng giả, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là Thắng giả; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri không vô biên xứ là không vô biên xứ. Sau khi thắng tri không vô biên xứ là không vô biên xứ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là không vô biên xứ; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri thức vô biên xứ là thức vô biên xứ. Sau khi thắng tri thức vô biên xứ là thức vô biên xứ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là thức vô biên xứ; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri vô sở hữu xứ là vô sở hữu xứ. Sau khi thắng tri vô sở hữu xứ là vô sở hữu xứ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là vô sở hữu xứ; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri phi tưởng phi phi tưởng xứ là phi tưởng phi phi tưởng xứ. Sau khi thắng tri phi tưởng phi phi tưởng xứ là phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là phi tưởng phi phi tưởng xứ; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri sở kiến là sở kiến. Sau khi thắng tri sở kiến là sở kiến, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sở kiến; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri sở văn là sở văn. Sau khi thắng tri sở văn là sở văn, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sở văn; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri sở đối xúc là sở đối xúc. Sau khi thắng tri sở đối xúc là sở đối xúc, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sở đối xúc; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri sở tri là sở tri. Sau khi thắng tri sở tri là sở tri, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sở tri; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri đồng nhất là đồng nhất. Sau khi thắng tri đồng nhất là đồng nhất, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là đồng nhất; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri sai biệt là sai biệt. Sau khi thắng tri sai biệt là sai biệt, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là sai biệt; -nt – Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri tất cả là tất cả. Sau khi thắng tri tất cả là tất cả, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là tất cả; -nt- Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Như Lai thắng tri niết bàn là niết bàn. Sau khi thắng tri niết bàn là niết bàn, Ngài không tưởng tượng (chính mình) như là niết bàn; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong niết bàn; Ngài không tưởng tượng (chính mình) trong Niết bàn; Ngài không tưởng tượng (chính mình) từ Niết bàn; Ngài không tưởng tượng “niết bàn là của ta”; Ngài không hoan hỷ trong niết bàn”. Do duyên cớ nào? Bởi vì Ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ, và do duyên hữu có sanh, và hiểu rằng cái gì đã sinh thành là có già và chết. Do vậy, này các tỳ kheo! Ta tuyên bố nhờ diệt trừ tất cả ái, sự ly tham, tịch lặng, từ khước và ly thoát tất cả ái, Như Lai đã tự mình giác ngộ hoàn toàn vô thượng chánh đẳng giác.
Thế Tôn đã giảng giải như vậy. Nhưng chúng tỳ kheo này không hoan hỷ lời dạy của Thế Tôn.
-ooOoo-
[1] Lời người dịch: (từ đây nơi nào có lời người dịch là phần giải thích thêm của tỳ kheo Giác Lộc) Tưởng tri ‘sañjānāti’ nhận ra thuộc phạm vi của tưởng. Nhận thức là phạm vi của thức (vijānāti). Hiểu biết là phạm vi của tuệ (pajānāti). Tưởng chỉ nhận ra một đối tượng như xanh, vàng v.v… Nó không thể thấu hiểu những tướng của dối tượng như vô thường, khổ, vô ngã. Thức biết đối tượng như xanh, vàng và còn hiểu rõ ba tướng của nó, nhưng thức không thể làm hiển lộ siêu thế đạo. Tuệ biết đối tượng như đã giải, nó còn thâm nhập tam tướngcủa đối tượng và có khả năng làm cho siêu thế đạo hiển lộ.
[2] Lời người dịch: Sở đối xúc “muta”: một từ súc tích chỉ cho cái gì được ngửi, nếm, cảm xúc. Chắc chắn không bao giờ có nghĩa “được suy nghĩ, suy tưởng, tưởng tượng như nêu ra trong Pàli-English Dictionary của Rhys Davids”. Sở đối xúc nghĩa là đối tượng có thể cảm nhận được bằng cách đến gần, va chạm. Đó là ba căn tỷ, thiệt, thân phải tiếp cận ba cảnh khí, vị và xúc mới bắt cảnh được và được gọi là Sampatta. Trong khi đó căn nhãn, nhĩ không cần tiếp cận vẫn bắt được cảnh tương ứng là sắc và thinh, chúng được gọi là asampatta. Do đó Ngài Ñāṇamoli dịch giả bộ luận Visuddhimagga (từ nguyên bản Pàli) chú thích từ muta có cho nghĩa đen của muta là được xúc chạm, va chạm. Căn cứ vào đó tôi dịch là “sở đối xúc”.
[3] Lời người dịch: thắng tri (abhijānāti) không phải cái hiểu trí thức của phàm phu. Đây là sự hiểu biết qua trí tuệ siêu thế.
-ooOoo-