Video (7) Lợi Ích Của Sự Giữ Giới – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

Video (7) Lợi Ích Của Sự Giữ Giới – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

 

 

Lợi Ích Của Sự Giữ Giới | Thiền Sư U Paṇḍitā | Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

(Ngày 11/5/2007, tại Như Lai Thiền viện California)

Hôm qua sư giảng về ba phẩm hạng của sự giữ giới cũng như 3 phẩm hạng của bố thí. Tuy nhiên sư chỉ nói sơ qua chớ không đi vào chi tiết các đề tài này, là con người chúng ta có bổn phận đối với gia đình, xã hội và quốc gia. Bằng sự thực hành bố thí cá nhân có khả năng giúp đỡ người khác về phương diện vật chất,  bằng sự tu giới cá nhân biết giữ gìn sao cho không làm người khác tổn thương, bố thí là điều nên làm và là những gì nên làm, trì giới là nên làm những gì không nên làm, quả của sự bố thí là đem lại đời sống đầy đủ vật chất, và quả của sự trì giới là tái sinh vào cảnh giới người hay chư thiên. Quả báo của phước bố thí tạo cho cá nhân có điều kiện vật chất dồi dào để có khả năng giúp đỡ người khác là điều tốt tái sinh làm người hay chư thiên là điều quan trọng hơn. Đức Phật chỉ rõ lợi lạc của hai pháp là bố thí và trì giới , để chúng sinh hiểu mà từ đó có ý muốn tu tập hai pháp này, nhờ pháp không dễ duôi (Appamāda) giúp cho cá nhân làm những gì cần phải làm, biết thu thúc những gì cần phải thu thúc. Do vậy cá nhân hưởng được lợi lạc, cá nhân đừng nên dễ duôi trong việc làm những gì cần phải làm và thu thúc những gì cần phải thu thúc. Có hai từ ngữ được nói trong kinh điển là Cho ra (Parigsaka) và Nhận về (Pariggaha). Bố thí là pháp cho ra, cá nhân cho ra những gì mình có để giúp đỡ người đang cần hay cho ra để cúng dường đến người đáng kính vì có giới định tuệ, cũng như bố thí dưới hình thức phục vụ. Trong sự bố thí, cá nhân chia sẻ những gì mình có cho người đang thiếu thốn, tâm cá nhân có thói quen không mang ý tưởng muốn hại người khác hay chiếm đoạt, do vậy mà bố thí hỗ trợ cho sự tu tập giới được dễ dàng. Bố thí như vậy là bố thí có phẩm chất cao trong sự bố thí cá nhân cho ra nhưng không phải là mất luôn trái lại cá nhân được Nhận về (Pariggaha) đây là lợi lạc của bố thí, do bố thí cá nhân loại trừ được tham sân si quá độ cũng như kiểm soát được thân khẩu nên đời cá nhân hạnh phúc. Như vậy cá nhân cho ra vật chất và nhận về là hạnh phúc với giới đức trong sạch vì thế làm con người không thể nào không thực hành bố thí và trì giới. 

Trong cuộc đời có 4 điều tốt đẹp: Thứ nhất có sức khỏe, thứ hai không làm người hạ tiện, thứ ba có địa vị tốt và thứ tư có hạnh phúc, cá nhân cần có sự quân bình không bị dao động bởi tham sân si không biết sự thật cá nhân có tà kiến và tà kiến làm cho đời cá nhân khổ . Do đó không những cá nhân cần phải giải thoát khỏi đau khổ mà còn cần phải giải thoát khỏi sự thấp kém , cá nhân cần có cuộc sống an vui không bị khủng hoảng không mang tà kiến và có sự trưởng thành nhờ có phương tiện vật chất đầy đủ cá nhân giúp chính mình cho gia đình và cho người khác không bị khổ , cũng nhờ có đời sống vật chất dồi dào nên cá nhân làm được thiện nghiệp đến giới hạn nào đó cũng giúp cho cá nhân không bị thấp kém biết tự thu thúc, cá nhân không làm hại người khác , do mong muốn người khác an vui hạnh phúc nên cá nhân phát triển được các đức tính nhẫn nại, khoan dung và hy sinh , nhờ vậy cá nhân cảm thấy hạnh phúc , nếu cá nhân không kiểm soát tâm bằng những phương tiện cần thiết thì rất khó trị được tâm bệnh, tâm sẽ bị dao động bởi ái dục, tham lam khi thấy vật ưa thích và trở nên sân hận khi thấy vật không ưa thích . Ngoài ra , tâm cũng bị dao động bởi tà kiến, tâm còn có sự ghen tỵ, ác ý , ..v. v… Nếu các tâm bất thiện này phát triển sẽ làm cho tâm suy sụp , đời cá nhân sẽ xuống dốc dễ dàng giống như viên đá cuội lăn tròn xuống dốc không thể kiểm soát ảnh hưởng của các tâm bất thiện sẽ làm cho đời cá nhân suy sụp thảm hại , đời cá nhân đi xuống như viên đá cuội lăn dốc , nếu có sự hiểu biết đúng đắn, có trí tuệ tâm được trưởng thành , cá nhân sẽ có sự quân bình nơi tâm khi đối diện với những thăng trầm trong cuộc đời , do đó có sự quân bình trong tâm cũng là một trong những điều tốt đẹp của cuộc đời, có được tâm quân bình là điều rất quan trọng. Tu tập bố thí không giúp cho cá nhân có thân khẩu tốt đẹp chỉ có tu giới mới làm cho cá nhân thu thúc biết tự kiểm soát nên có thân khẩu tốt đẹp. Nhờ trì giới được tròn đầy , cá nhân là người chiến thắng mình, là người tự thắng mình, bố thí cho quả phước được hưởng thụ đầy đủ hạnh phúc ngũ dục, trì giới cho quả phước tái sinh vào cảnh giới người và chư thiên .

Đức pPhật chỉ cho chúng sinh bằng tâm đại bi, chỉ cho chúng sinh hiểu được lợi lạc của phước bố thí và trì giới nhằm khuyến khích chúng sinh tu tập bố thí và trì giới để được hưởng lợi lạc . Xứ Mỹ này là xứ tiến bộ về khoa học kỹ thuật, đời sống có vật chất dồi dào đầy đủ tiện nghi, con người có đầy đủ phương tiện để hưởng thụ hạnh phúc vật chất . Đây cũng là nơi mà con người tái sinh vào do kết quả của nghiệp thiện đã làm trong quá khứ. Đức Pphật dạy cho chúng sinh hiểu biết kết quả tốt đẹp đem lại từ sự tu tập bố thí và trì giới , tuy nhiên Nngài cũng chỉ rõ những hiểm nguy của đời sống cảnh người và chư thiên. Một mặt Đđức Pphật chỉ lợi lạc của sự  bố thí trì giới, mặt khác ngài chỉ sự hiểm nguy của quả phước đem lại do bố thí và trì giới. Sư cho thí dụ về con voi : Voi khi còn trẻ được sung sướng, được cưng chiều một thời gian sau khi hết được cưng chiều, voi bị người ta cưa lấy ngà, do kết quả của bố thí và trì giới cá nhân có được:  thứ nhất vật mơ ước , thứ hai vật đẹp, thứ ba vật quý. Cuộc sống của cảnh người và chư thiên có hạnh phúc có thành công nhưng cuộc sống như vậy không có giá trị, sống cả cuộc đời chỉ để có hạnh phúc như vậy, nếu cá nhân sống cả cuộc đời chỉ để hưởng thụ hạnh phúc vật chất , hạnh phúc ngũ dục thì cho dù hưởng hạnh phúc dục lạc từ đời này sang đời nọ cá nhân cũng không phải luôn luôn được hạnh phúc, hạnh phúc ngũ dục dù có lớn lao chăng nữa cũng đừng nghĩ loại hạnh phúc này là hạnh phúc cao tột nhất , đừng an phận với loại hạnh phúc này , đa số con người đều an phận với loại hạnh phúc ngũ dục, nhưng hạnh phúc ngũ dục tuy có tốt nhưng đầy hiểm nguy, hạnh phúc ngũ dục không bền vững và không bảo đảm. Đức Phật chỉ cho chúng sinh lợi lạc của bố thí và trì giới cũng như bản chất hiểm nguy không bảo đảm của hạnh phúc ngũ dục và Nngài tiếp tục dạy thêm về loại hạnh phúc khác , loại hạnh phúc bảo đảm trong bài kinh Magga Gāathā. Ngài giảng về con đường dẫn đến chân hạnh phúc , loại hạnh phúc bảo đảm để chỉ cho chúng sinh thấy loại hạnh phúc khác bảo đảm và vượt trội cao tột hơn các loại hạnh phúc khác, nNgài cũng bảo đảm cho cá nhân sẽ được hưởng hạnh phúc bảo đảm nếu cá nhân từ bỏ loại hạnh phúc ngũ dục, nếu cá nhân chạy đuổi theo hạnh phúc ngũ dục, cá nhân sẽ khổ , Ngài dạy hạnh phúc ngũ dục là điều nên có nhưng rất nhỏ nhoi và gây nên rất nhiều đau khổ, hạnh phúc ngũ dục cũng đáng ghê tởm , chạy đuổi theo hạnh phúc ngũ dục làm con người mệt mỏi, hạnh phúc ngũ dục thấp kém và không trong sạch. Đức Phật dạy con người không trong sạch vì không kiểm soát thân khẩu, con người trở nên thô lỗ độc ác , thô lỗ độc ác có thể sinh khởi nơi tâm con người, buông lung theo các tâm bất thiện sẽ đưa tới sự cư xử sai trái quá độ qua thân khẩu do vậy con người không trong sạch. Đức pPhật chỉ cho chúng sanh hiểm nguy loại hạnh phúc ngũ dục. Có ba loại hạnh phúc thế tục: Thứ nhất hạnh phúc ngũ dục (Kāamasukkha) , thứ hai hạnh phúc bất tịnh (Milasukkha), thứ ba hạnh phúc thấp hèn (Anariyasukkha) , hành giả phải dứt bỏ ba loại hạnh phúc này vốn là loại hạnh phúc không bảo đảm , loại hạnh phúc bảo đảm mà hành giả hưởng được là hạnh phúc từ khước (Nekkhamasukkha), là loại hạnh phúc giải thoát khỏi phiền não , hành giả bỏ hạnh phúc ngũ dục sau lưng, bỏ người thân bạn bè để đến đây hành thiền, hành giả bỏ người thân tức là bỏ quan hệ thân thích nhưng quan trọng nhất là hành giả bỏ được sự quan hệ thân thích với phiền não (Kilesa) muốn bỏ được quan hệ thân thích với phiền não, hành giả hãy chánh niệm vào đề mục ngay lập tức khi vừa sinh khởi . Tóm lại hành giả không những phải dứt bỏ quan hệ với người thân mà còn phải dứt bỏ quan hệ với phiền não qua hình thức suy nghĩ, tưởng tượng trong lúc hành thiền , nhờ bỏ được tất cả quan hệ với người và phiền não, hành giả sẽ hưởng được loại hạnh phúc bảo đảm . Muốn hưởng được loại hạnh phúc bảo đảm hành giả phải luôn luôn giữ chánh niệm trong từng giây , nhờ vậy hành giả có được sự định tâm, nhờ có sự định tâm hành giả loại bỏ được phiền não, tham  sân si.  Tham sân si vắng mặt tâm được bình an, hạnh phúc, 1 giây chánh niệm có bình an hạnh phúc 60 lần , 5 phút chánh niệm có bình an hạnh phúc 300 lần, 1 giờ chánh niệm có bình an hạnh phúc 3600 lần , hạnh phúc này được gọi là Uppasamasukkha , khi hành giả có được tuệ phân biệt danh sắc tuần tự qua từng giai đoạn, hành giả đạt tuệ minnh sát , khi đến tuệ sinh diệt hành giả hưởng được loại hạnh phúc đặc biệt không thể buông bỏ , ở tuệ giác cao hơn hành giả sẽ hưởng được sự bình an tĩnh lặng và cuối cùng khi hành giả thành đạt Đđạo Qquả chứng đạt Nniết bàn hành giả sẽ hưởng loại hạnh phúc giải thoát Ssambuddhasukkha , do đó muốn hưởng được ba loại hạnh phúc : Thứ nhất hạnh phúc từ bỏ phiền não Nekkhamasukkha, thứ hai hạnh phúc bình an tĩnh lặng Uppasamasukkha, và thứ ba hạnh phúc giải thoát Sambuddhasukkha , hành giả phải buông bỏ ba loại hạnh phúc: Hạnh phúc ngũ dục Kāamasukkha, hạnh phúc bất tịnh Mmilasukkha, và hạnh phúc thấp hèn Aanariyasukkha, hành giả phải buông bỏ loại hạnh phúc nhỏ nhoi để có được loại hạnh phúc cao tột . Đức Phật sau khi giảng về những hiểm nguy của hạnh phúc ngũ dục trong bài kinh Magga Gāathāa, Ngài giảng về loại hạnh phúc bảo đảm và cách thức làm thành tựu loại hạnh phúc bảo đảm này, các hành giả ở đây nên vui mừng vì các hành giả đang đi trên con đường dẫn đến loại hạnh phúc bảo đảm bằng sự từ bỏ loại hạnh phúc nhỏ nhoi và bằng sự tu tập tinh cần, hành giả sẽ đạt loại hạnh phúc cao tột bảo đảm và chính hành giả sẽ tự kinh nghiệm được điều này. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

BỘ VIDEOS 39 BÀI GIẢNG | THIỀN SƯ U PAṆḌITĀ | KHÓA THIỀN MÙA XUÂN 2007

 

Các bài viết trong sách

Trả lời