Video (12) Phân Biệt Thiền Định Và Thiền Minh Sát – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

Video (12) Phân Biệt Thiền Định và Thiền Minh Sát – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007

 

 

BÀI 12 – PHÂN BIỆT THIỀN ĐỊNH VÀ THIỀN MINH SÁT

Năm 2007, tại Như Lai Thiền Viện, California

Hôm qua, Sư Cả đã giảng qua về 4 loại hạnh phúc, trong đó có loại hạnh phúc khước từ phiền não nekkhama-sukha,tức loại hạnh phúc giải thoát khỏi 2 loại phiền não, phiền não từ dục lạc ngũ trần – vatthu-kāma, và phiền não từ bất thiện pháp kilesa-kāma. Hành giả đang ở thiền viện là hành giả đang thoát khỏi loại phiền não từ dục lạc ngũ trần vatthu-kāma, nhưng hành giả cần phải tu tập để thoát khỏi loại phiền não từ bất thiện pháp kilesa-kāma. Muốn vậy, hành giả hành thiền, hành giả xuất gia làm tỳ khưu hay tu nữ. Hành giả hành thiền để phát triển tuệ minh sát và thành đạt đạo quả, và nếu có thể hãy tu tập cho đến khi hành giả chứng đắc A la hán đạo – quả. Phát triển thiện nghiệp có các tâm Vô tham, Vô sân, Vô si cũng tạo nên hạnh phúc khước từ phiền não. Do đó không dễ giải thích hạnh phúc khước từ phiền não mà không giải thích về thiền. Và khi nói về tu thiền thì phải nói về các tầng thiền.

Sự từ khước (nekkhama) là loại tâm thiện có căn Vô tham. Tâm thiện đối nghịch với tâm bất thiện. Do đó nếu nói về sự từ khước nekkhama thì phải nói về tâm thiện kusala. Tham ái và Chấp thủ đã chôn chặt trong tâm con người qua vô lượng kiếp, trong suốt vô lượng kiếp, con người chấp giữ, dính mắc vào các đối tượng ngũ dục với tham, sân và tà kiến, sự dính mắc này đã ăn sâu lâu đời, không thể dứt bỏ được liền. Sự dính mắc sâu chặt này có thể so sánh với trụ cột có chân được chôn sâu dưới mặt đất rất khó nhổ, không thể nào nhổ bứng cột lên khỏi mặt đất liền được, trước nhất cần phải lung lay cho đến khi chân cột lỏng dần thì cuối cùng mới bứng nhổ cột ra khỏi mặt đất. Tương tự muốn bứng gốc được tham ái dính mắc ra khỏi tâm, trước nhất phải lung lay, làm cho tham ái dính mắc suy yếu và cuối cùng mới nhổ bỏ, diệt tận tham ái, chấp thủ. Thiền tập có khả năng làm suy yếu Tham ái và Dính mắc. Phạn ngữ kusala gồm ku và sala: ku có nghĩa là ghê tởm, khi tâm tham có mặt một mình hay cùng với tâm khác xuất hiện làm cho tâm bị lấm nhơ, sự có mặt của bất thiện tâm làm cho tâm không trong sạch, tâm trở nên thấp kém, khi tâm sân hận bất mãn oán thù là các tâm bất thiện kém cỏi, khi có mặt tâm bị lấm nhơ, tâm vắng bóng từ ái và bi mẫn. Khi tâm si mê, ngã mạn sinh khởi, tâm trở nên thấp kém, các loại tâm xấu thấp kém  gọi là kucchita, là các tâm xấu đáng ghê tởm, còn được gọi là pāpa, là ác xấu hay bất thiện. Các bất thiện tâm này đã chôn chặt trong chúng sanh từ vô lượng kiếp. Muốn dứt bỏ trước nhất phải làm sao cho chúng suy yếu, sala hay sal, là lay chuyển, kampana có nghĩa là lung lay, làm cho yếu, pavedamsana có nghĩa bật gốc. Trở lại thí dụ về việc nhổ cột, trước nhất phải lung lay cho cột lỏng dần và cuối cùng mới nhổ được cột lên khỏi mặt đất. Cùng thế ấy, muốn nhổ bỏ các bất thiện tâm ra khỏi tâm, trước nhất phải làm cho chúng suy yếu và cuối cùng bứng chúng ra khỏi tâm. Chữ kusala tức thiện nghiệp đối nghịch với bất thiện nghiệp, là những gì có mang dục vọng kāma, thiện nghiệp không chứa dục vọng, không mang các trạng thái tâm xấu xa thấp kém nên gọi là nekkhama, sự từ khước. Suốt cuộc đời con người dính mắc vào đối tượng ngũ dục vì nghĩ rằng chúng là hạnh phúc thập sự, con người cũng dính mắc vào cuộc sống tốt đẹp. Các sự dính mắc vào đối tượng ngũ dục và vào đời sống tốt đẹp có thể bị lung lay suy yếu bằng tu tập thiền vắng lặng. Ngoài ra con người còn chấp giữ tà kiến về danh sắc về tiểu hồn đại hồn, cho rằng đại hồn hay đấng tối cao kiểm soát tất cả chúng sinh, và cũng do tà kiến nên sinh ngã mạn. Thiền minh sát có khả năng làm bật gốc rễ các sự chấp thủ và tham ái. Minh sát tuệ và Đạo tuệ làm bậc gốc dục thủ và tà kiến thủ, vốn chôn chặt lâu đời trong tâm chúng sanh. Do đó, cần phải hành thiền để làm suy yếu và cuối cùng làm bật gốc rễ dục thủ và tà kiến thủ vốn đã chôn chặt trong tâm từ bao kiếp. Bây giờ Sư giảng về thiền jhāna. Thiền là sự quán sát đối tượng một cách kỹ càng và trọn vẹn. Có hai loại thiền: thiền vắng lặng hay thiền chỉ, còn gọi là ārammalupani jhāna, và thiền minh sát gọi là lakkhalutani jhāna. Thiền vắng lặng hay thiền Chỉ dùng đề mục thuộc tục đế, trong thiền tâm Từ và thiền tâm Bi đề mục hành thiền là chúng sinh, ngoài ra thiền Chỉ còn dùng các đề mục khác như dĩa đất kasina. Thiền Chỉ phát triển cận định upacāra làm cho tâm tĩnh lặng, do đó còn gọi là thiền vắng lặng samatha jhāna, thuộc về loại thiền tục đế lokiya jhāna, loại thiền thứ 2 là lakkhalupani jhāna, gồm có thiền minh sát và đạo quả. Thiền minh sát vipassana quán sát 2 đặc tính, đặc tính riêng sabhāva lakkaṇa, và đặc tính chung sammañña lakkaṇa của danh sắc, trong khi Đạo Quả quán sát 2 đặc tướng sāta và santi của Niết Bàn, để cho dễ nhớ arammalupi jhāna gọi là thiền chỉ samatha jhāna và dùng lakkhalupani jhāna gọi là thiền minh sát vipassana. Điểm khác biệt giữa thiền Chỉ và thiền Minh sát là đối tượng quán sát của thiền Chỉ thuộc tục đế hay khái niệm, trong khi đó đối tượng quán sát của thiền Minh sát là đặc tính riêng và đặc tính chung của các hiện tượng danh sắc. Trong thiền Chỉ, quán sát trên đối tượng không có thật, trong khi thiền Minh sát quán sát đối tượng có thật. Trong thiền Chỉ hành giả chú tâm quán sát vào một đối tượng duy nhất và cố định, ví dụ như quán sát dĩa đất kasina, lấy đối tượng là người như trong thiền tâm Từ hay thiền tâm Bi. Trong khi đó, thiền Minh sát có đối tượng quán sát luôn thay đổi, hành giả quán sát các hiện tượng danh sắc luôn luôn thay đổi theo thời gian. Trong thiền Chỉ, hành giả mau có sự định tâm và mau đạt được hạnh phúc bình an tĩnh lặng hay tịnh lạc. Thực hành thiền Chỉ cho hành giả sự bình an hạnh phúc nhưng không cho sự hiểu biết, sự hiểu biết rất ít, tương tự như người chỉ ở trong nhà mà không hề đi ra ngoài tiếp xúc với thực tế, người này có hạnh phúc yên tĩnh trong nhà nhưng không có hiểu biết nhiều về đời sống bên ngoài. Hành thiền Minh sát giúp mở mang trí tuệ giống như người ít về nhà, thường hay đi đây đi đó nên có sự hiểu biết rộng rãi. Người hành thiền Minh sát quán sát các hiện tượng thân tâm luôn luôn không ngừng thay đổi, tâm định hình thành theo từng khoảnh khắc gọi là sát na định khaṇika samādhi, trong thiền Minh sát hành giả phải ghi nhận quán sát mọi hiện tượng, nếu hành giả không nhận quán sát được mọi hiện tượng thì hành giả không phải hành thiền Minh sát. Mục đích thiền Chỉ là đem lại sự bình an tĩnh lặng nhờ vào sự định tâm tạo nên do sự chú tâm quán sát liên tục vào một đề mục cố định. Trong thiền Minh sát, hành giả phải quán sát liên tục vào nhiều đối tượng khác nhau và đối tượng quán sát là những gì có thật. Trong thiền chỉ, hành giả chứng đắc các tầng thiền cũng thế, sau khi đắc Sơ thiền, hành giả lấy trạng thái định hay lấy tâm ghi nhận tầng thiền làm đối tượng để hành thiền Minh sát. Người dùng thiền Chỉ làm phượng tiện để hành thiền Minh sát gọi là samatha-yanika yogi, hành giả thuộc loại này thực hành thiền Chỉ trước và chuyển qua hành thiền Minh sát để chứng đạt Niết bàn. Người hành thiền Minh sát trực tiếp không thông qua thiền Chỉ gọi là suddha-vipassanā yanika yogi. Các hành giả ở đây là người hành thiền Minh sát trực tiếp không qua thiền Chỉ nên không cần phải học thiền Chỉ. Trong thiền Chỉ hành giả thành đạt các tầng thiền cũng thế, qua sự hình thành của cận định (upacāra samādhi) và toàn định (apanā samādhi), người hành thiền Minh sát phát triển sát na định, sự định tâm hình thành trong từng khoảnh khắc, khi hành giả quán sát các hiện tượng tâm và vật chất sinh khởi trong từng khoảnh khắc. Có 3 loại tâm định: cận định, toàn định và sát na định. Các hành giả ở đây là người hành thiền Minh sát trực tiếp nên chỉ cần học cách phát triển sát na định. Sát na định có thể phát triển với sức mạnh tương đương như Toàn định trong thiền Chỉ. Ngày mai Sư sẽ giảng thế nào là Sát na định có sức mạnh tương đương với Toàn định.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

BỘ VIDEOS 39 BÀI GIẢNG | THIỀN SƯ U PAṆḌITĀ | KHÓA THIỀN MÙA XUÂN 2007

 

Các bài viết trong sách

Trả lời