Đoạn Kết

Quyển sách nhỏ “Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống”chỉ giảng giải 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) với nhân-sinh của mỗi bất-thiện-tâm (ác-tâm), 8 dục-giới thiện-tâm gọi là đại-thiện-tâm với nhân-sinh của mỗi đại-thiện-tâm, gồm có 20 tâm và 52 tâm-sở đồng sinh với 20 tâm ấy, và trình bày thêm 23 dục-giới quả-tâm, 11 dục-giới duy-tác-tâm liên quan, nên gồm có 54 dục-giới-tâm cả thảy. 

12 bất-thiện-tâm và 8 đại-thiện-tâm đối với mọi người như thế nào? 

Phàm là các hạng phàm-nhân (chưa phải là bậc Thánh-nhân) ở trong đời, 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) và 8 đại-thiện-tâm, mỗi tâm phát sinh trong mỗi lộ-trình-tâm biết mỗi đối-tượng, suốt đêm ngày đối với tất cả mọi người phàm-nhân trong đời, từ khi tỉnh giấc cho đến khi ngủ say. 

Lúc mọi người ngủ say thật sự, dòng hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) đó là quả-tâm sinh rồi diệt liên tục không ngừng có đối-tượng kamma (nghiệp) hoặc kammanimitta (hiện-tượng của nghiệp) hoặc gatinimitta (cảnh-giới tái-sinh) trong kiếp quá-khứ, nên hộ-kiếp-tâm ấy không biết đối-tượng kiếp hiện-tại. 

Thật ra, trong suốt khoảng thời gian ngủ say không có lộ-trình-tâm nào phát sinh, nên không biết đối-tượng kiếp hiện-tại. 

Nếu trường hợp khi đang ngủ nằm mộng thì có lộ-trình-tâm mộng (supinavīthicitta) phát sinh có tác-hành-tâm (javanacitta) đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm biết đối-tượng mộng dữ hoặc mộng lành, nhưng nghiệp trong giấc mộng không có năng lực cho quả tái-sinh kiếp sau. 

Khi tỉnh giấc, các lộ-trình-tâm phát sinh, mỗi lộ-trình-tâm đều có tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) hoặc đại-thiện-tâm tạo đại-thiện nghiệp. 

Như vậy, đối với các hạng phàm-nhân ở trong đời, ngoại trừ khi ngủ say thật sự ra, suốt đêm ngày có bất-thiện-tâm (ác-tâm) hoặc đại-thiện-tâm phát sinh trong các lộ-trình-tâm. Mỗi lộ-trình-tâm đều có tác-hành-tâm (javanacitta) nếu tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm thì tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) bằng thân, khẩu, ý, nếu tác-hành-tâm đó là đại-thiện-tâm thì tạo đại-thiện-nghiệp bằng thân, khẩu, ý. 

– Bất-thiện-tâm (ác-tâm) có 12 tâm. 

– Đại-thiện-tâm có 8 tâm. 

Mỗi tâm nào phát sinh đều do hội đủ các nhân-sinh của tâm ấy, nếu thiếu nhân-sinh nào của tâm ấy, thì tâm ấy không thể phát sinh được. 

Cho nên, mỗi bất-thiện-tâm (ác-tâm) nào phát sinh cũng do hội đủ các nhân-sinh của bất-thiện-tâm (ác-tâm) ấy, nếu thiếu nhân-sinh nào thì bất-thiện-tâm ấy không thể phát sinh được. 

Mỗi đại-thiện-tâm nào phát sinh cũng do hội đủ các nhân-sinh của đại-thiện-tâm ấy, nếu thiếu nhân-sinh nào thì đại-thiện-tâm ấy cũng không thể phát sinh được. 

Như vậy, nếu người nào muốn ngăn cản bất-thiện-tâm (ác-tâm) nào không phát sinh, thì người ấy nên biết tránh xa nhân-sinh của bất-thiện-tâm (ác-tâm) ấy, dĩ nhiên bất-thiện-tâm (ác-tâm) ấy không thể phát sinh, thì không tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) được. 

Và nếu người nào muốn đại-thiện-tâm nào phát sinh, thì người ấy nên biết làm cho hội đủ nhân-sinh của đại-thiện-tâm ấy, dĩ nhiên đại-thiện-tâm ấy phát sinh tạo đại-thiện-nghiệp ấy. 

 * Ví dụ: Ngăn cản tham-tâm không phát sinh. 

Nhân-sinh của tham-tâm có 4 nhân: 

1- Tái-sinh làm người với đại-quả-tâm có ảnh hưởng đến tham-tâm. 

2- Tiền-kiếp của người từ cõi-giới có tham. 

3- Tiếp xúc với đối-tượng tốt đáng hài lòng. 

4- Thấy đối-tượng thật đáng hài lòng. 

Nếu hội đủ 4 nhân-sinh của tham-tâm này thì tham-tâm phát sinh tạo bất-thiện-nghiệp. Xét thấy trong 4 nhân-sinh của tham-tâm thì có 2 nhân đầu thuộc về kiếp quá-khứ, còn 2 nhân sau thuộc về kiếp hiện-tại. 

* Nếu người nào muốn ngăn cản tham-tâm không phát sinh thì người ấy nên biết tránh xa 2 nhân sau là: 

– Không tiếp xúc với đối-tượng tốt hài lòng. 

– Không thấy đối-tượng thật đáng hài lòng. 

Nếu không hội đủ 4 nhân-sinh của tham-tâm, thì tham-tâm không thể phát sinh, không tạo ác-nghiệp tham muốn. 

Tuy nhiên, nếu khi tiếp xúc với đối-tượng tốt nào, thì người thiện cần phải có yonisomanasi-kāra: trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp trong đối-tượng tốt ấy chỉ có 4 trạng-thái là vô-thường, khổ, vô-ngã, bất-tịnh mà thôi, đó là nhân-sinh đại-thiện-tâm, nên đại-thiện-tâm phát sinh, còn tham-tâm không thể phát sinh lên được. 

* Ví dụ: Muốn cho đại-thiện-tâm phát sinh, thì nhờ đến nhân-sinh đại-thiện-tâm đó là yonisomanasikāra: trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp. 

Để có yonisomanasikāra cần phải nhờ đến nhân quá-khứ và nhân hiện-tại gồm có 5 nhân: 

1- Pubbekatapuññatā: Đã từng tạo phước-thiện được tích lũy từ những kiếp quá-khứ. 

2- Paṭirūpadesavāsa: Sinh sống nơi thuận lợi có Phật-giáo. 

3- Sappurisupanissaya: Gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo. 

4- Saddhammassavana: Lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật. 

5- Attasammāpanidhi: Tâm biết đúng trong chánh-pháp của Đức-Phật. 

 Nếu hợp đủ năm nhân-sinh của đại-thiện-tâm này thì có yonisomanasikāra, nên đại-thiện-tâm phát sinh tạo đại-thiện-nghiệp. 

 Nếu người nào muốn ngăn bất-thiện-tâm (ác-tâm) nào không cho phát sinh thì người ấy nên biết tránh xa nhân-sinh của bất-thiện-tâm (ác-tâm) ấy, đồng thời biết hội đủ nhân-sinh đại-thiện-tâm để cho đại-thiện-tâm phát sinh, tạo đại-thiện-nghiệp. 

 Như vậy, con người có quyền hoàn toàn chủ động, tự lựa chọn tạo ác-nghiệp nào hoặc tạo đại-thiện-nghiệp nào theo ý của mình, nhưng nếu khi đã tạo ác-nghiệp nào rồi hoặc đã tạo đại-thiện-nghiệp nào rồi, nếu nghiệp ấy có cơ hội cho quả của nghiệp ấy, thì chủ nhân của nghiệp ấy lại hoàn toàn bị động, không có quyền lựa chọn, mà phải chịu nhận quả của nghiệp ấy như người thừa kế quả của nghiệp ấy mà thôi. 

 Đức-Phật thuyết dạy về nghiệp và quả của nghiệp như sau: 

 “Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmi.” 

 Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta, ta tạo ‘thiện-nghiệp nào hoặc ác-nghiệp nào’ ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy hoặc chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy. 

Trong quyển sách nhỏ “Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống” này, bần sư trình bày 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) với nhân-sinh của mỗi bất-thiện-tâm (ác-tâm), và trình bày 8 đại-thiện-tâm với nhân-sinh của mỗi đại-thiện-tâm. 

Nếu độc giả không muốn bất-thiện-tâm (ác-tâm) nào phát sinh, thì độc giả nên biết tránh xa nhân-sinh của bất-thiện-tâm (ác-tâm) ấy, hoặc có yonisomanasikāra để làm nhân-duyên cho đại-thiện-tâm phát sinh. 

Cho nên, nếu độc giả tìm hiểu ghi nhớ rõ nhân-sinh của mỗi bất-thiện-tâm (ác-tâm) và nhân-sinh của mỗi đại-thiện-tâm thì độc giả có khả năng chủ động biết tránh xa nhân-sinh của bất-thiện-tâm (ác-tâm) nào thì bất-thiện-tâm ấy không thể phát sinh, và độc giả cũng có khả năng chủ động biết làm cho hợp đủ nhân-sinh của đại-thiện-tâm nào thì đại-thiện-tâm ấy phát sinh như ý của mình. 

Như vậy, độc giả có khả năng chủ động, có quyền lựa chọn không tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) nào, và cũng có khả năng chủ động, có quyền lựa chọn tạo đại-thiện-nghiệp nào theo khả năng của mình, bởi vì độc giả có khả năng chủ động biết tránh xa nhân-sinh của bất-thiện-tâm (ác-nghiệp) ấy, và cũng có khả năng chủ động biết làm cho hội đủ nhân-sinh của đại-thiện-tâm ấy phát sinh theo ý của mình. 

  1. 2563 / DL. 2019

Rừng Núi Viên Không, 

xã Tóc-Tiên, huyện Tân-Thành, 

tỉnh Bà-Rịa – Vũng-Tàu.

 

Tỳ-khưu Hộ-Pháp 

(Dhammarakkhita Bhikkhu) 

(Aggamahāpaṇḍita) 

Patthanā

Iminā puññakammena, 

Sukhī bhavāma sabbadā. 

Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo, 

Loke sattā sumaṅgalā. 

 

Vietnam raṭṭhikā ca sabbe, 

Janā pappontu sāsane. 

Vuḍḍhiṃ viruḷhivepullaṃ, 

Patthayāmi nirantaraṃ. 

 

Năng lực phước-thiện thanh cao này, 

Mong chúng con thường được an-lạc. 

Cầu mong chánh-pháp được trường tồn, 

Tất cả chúng sinh được hạnh phúc. 

 

Dân tộc Việt Nam được phát triển, 

Tiến hoá hưng thịnh trong Phật-giáo, 

Bần sư cầu nguyện với tâm thành, 

Hằng mong được thành tựu như nguyện. 

* Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo lokasmiṃ, 

* Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo Vietnam-raṭṭhe. 

* Cầu nguyện chánh-pháp được trường tồn trên thế gian. 

* Cầu nguyện chánh-pháp được trường tồn trên tổ quốc Việt-Nam thân yêu. 

* Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. 

* Cầu mong Phật-giáo được trường tồn. 

SÁCH THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

* Bộ Tam-tạng Pāḷi và các bộ Aṭṭhakathāpāḷi, 

* Bộ Abhidhammatthasaṅgaha của Ngài Đại-Trưởng-Lão Anuruddha. 

* Toàn bộ sách của Ngài Đại-Trưởng-lão Victtasārābhivaṃsa (Visiṭṭhatipiṭakadhara Mahā-tipiṭakakovida Dhammabhaṇdāgārika). 

* Toàn bộ sách giáo khoa “Paramatthajotika” của Ngài Đại-Trưởng-Lão Bhaddanta Saddham-majotika. 

* Các bộ sách của Ngài Đại-Trưởng-Lão Ledi Sayadaw, v.v… 

Thông Báo Tin Vui

Bộ sách Nền-Tảng-Phật-Giáo của soạn-giả Tỳ-Khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita) là bộ sách gồm có 9 chương, chia ra làm 10 quyển được sắp xếp theo thứ tự từ quyển I đến quyển X. Quyển I: Tam-Bảo làm nền tảng cho quyển II: Quy-Y Tam-Bảo, v.v … cho đến quyển IX: Pháp-Hành Thiền-Định làm nền tảng cho quyển X: Pháp-Hành Thiền-Tuệ. 

Bộ sách Nền-Tảng-Phật-Giáo này đã được tái bản có sửa và bổ sung, đã chuyển sang ebook, được đưa vào trang web “trungtamhotong.org”. Nếu quý độc-giả nào có nhu cầu tìm hiểu thì vào trang web “trungtamhotong.org”, vào mục “thư viện”, tìm đến soạn giả: Tỳ-Khưu Hộ-Pháp, sẽ thấy tên các file sách bằng pdf. 

Quý độc-giả nào dùng hệ điều hành IOS thì click vào tên sách và chọn “Mở trong iBooks”, sách sẽ tự động tải về máy. Còn với hệ điều hành android thì quý độc-giả có thể tải phần mềm đọc file pdf như Adobe Acrobat Reader, sau khi tải về sách sẽ nằm trong phần mềm đó, chỉ cần mở phần mềm lên sẽ thấy file sách. 

Trong mỗi file sách, ở trang thứ 3 (Món quà pháp), dưới góc bên phải có ô “Mục lục”, chỉ cần click vào đó sẽ nhảy đến trang “Mục lục”. Còn nếu muốn đọc sách theo thứ tự thì quý độc- giả chỉ cần lật từng trang sách như bình thường. 

Mỗi quyển sách file ebook được trình bày có số trang hoàn toàn giống hệt như số trang quyển sách bên ngoài, cho nên, rất thuận lợi cho độc- giả đã từng đọc quyển sách nào rồi, mà quên tích nào hoặc pháp nào, v.v. … không biết ở trong trang sách nào, thì độc-giả chỉ cần đánh tên tích ấy hoặc tên pháp ấy trong ô tìm kiếm, sẽ tìm được một cách mau chóng ngay tức thì. 

Cho nên, xin hân hạnh thông báo tin vui này đến quý vị độc-giả, rất mong được quý độc-giả quan tâm, chân thành biết ơn quý độc-giả. 

CÙNG MỘT SOẠN GIẢ

Đã xuất bản: 

 – TÌM HIỂU PHÁP-HÀNH THIỀN-TUỆ 

– 8 SỰ TÍCH PHẬT LỰC 

– Hạnh Phúc An Lành: THIỆN ÁC 

– GƯƠNG BẬC XUẤT GIA 

– TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ 

– Hạnh Phúc An Lành: HIẾU NGHĨA 

– Hạnh Phúc An Lành: NHẪN NẠI 

– Hạnh Phúc An Lành: GIÁO PHÁP 

– Hạnh Phúc An Lành: TÂM TỪ 

– PHÁP MÔN NIỆM ÂN-ĐỨC-PHẬT 

– Thực-Hành Pháp-Hành Thiền-Tuệ: ĐỐI-TƯỢNG TỨ OAI-NGHI 

– CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHỔ 

– Ý NGHĨA ĐÊM RẰM THÁNG TƯ 

– BÀI KINH CHO NGƯỜI BỆNH 

– LỄ DÂNG Y KATHINA 

– ĐỨC-PHẬT VỚI CÂY ĐẠI-BỒ-ĐỀ 

– NGÔI BẢO THÁP GOTAMACETIYA 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo: CẨM NANG QUY Y TAM-BẢO 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo: 10 PHÁP-HẠNH BA-LA-MẬT BẬC THƯỢNG 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo: TRÍ-TUỆ SIÊU-VIỆT 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển I: TAM-BẢO 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển II: QUY Y TAM -BẢO 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo: CẨM NANG QUY Y TAM-BẢO 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển III: PHÁP-HÀNH-GIỚI 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển IV: NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển V: PHƯỚC-THIỆN 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển VI: PHÁP-HẠNH BA-LA-MẬT 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển VII: PHÁP-HẠNH BA-LA-MẬT 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển VIII: PHÁP-HẠNH BA-LA-MẬT 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển IX: PHÁP-HÀNH THIỀN-ĐỊNH 

– Nền-Tảng-Phật-Giáo Quyển X: PHÁP-HÀNH THIỀN-TUỆ 

– VI-DIỆU-PHÁP HIỆN THỰC TRONG CUỘC SỐNG 

– NGŨ GIỚI LÀ THƯỜNG GIỚI CỦA MỌI NGƯỜI 

– KINH CHUYỂN-PHÁP-LUÂN 

– VÒNG TỬ SINH LUÂN-HỒI 

– PHÁP NHẪN-NẠI 

 

Địa chỉ liên lạc và phát hành

CHÙA TỔ BỬU LONG

81/1, Đường Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9,

  1. Hồ Chí Minh

ĐT: +84 (0) 28 3503 2387

DĐ: +84 (0) 778 608 925

VI-DIỆU-PHÁP

HIỆN THỰC TRONG CUỘC SỐNG

TỲ-KHƯU HỘ-PHÁP

*********************

Chịu trách nhiệm xuất bản

  1. BÙI THANH HÀ

Biên tập

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

Sửa bản in

TỲ-KHƯU HỘ-PHÁP

Trình bày & Vi tính

DHAMMANANDĀ Upāsikā

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

53 Tràng Thi – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

ĐT: (024) 3782 2845 – FAX: (024) 3782 2841

In 1000 cuốn, khổ 12 x 18cm, tại XN in Nguyễn Minh Hoàng. 

Địa chỉ: 510 Trường Chinh, P.13, Q. TÂN BÌNH, TP HCM. 

Số ĐKXB: 2904-2019/CXBIPH/05-90/TG 

Mã ÍSBN: 978-604-61-6440-1 

QĐXB: 297/QĐ-NXBTG ngày 09 tháng 8 năm 2019 

In xong và nộp lưu chiểu: Quý IV năm 2019 

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app