Tuyết Giữa Mùa Hè

Chương 1: Tâm, Chánh Niệm và Thiền

Điều quan trọng nhất là phải chánh niệm, hay bi ết hay ý thức về chính tâm mình. Và cả những động cơ của bạn khi làm bất cứ việc gì. Hầu hết tất cả mọi người đều không ý thức được những động cơ của mình khi nói hay làm bất cứ việ c gì, và trong hầu hết các trường hợp, ngay cả khi ý thức được động cơ đó, họ lại thường tự biện hộ cho chúng.

Sati (chánh niệm) là sự hiện diện của tâm, hay sự ý thức về chính mình. Hay biế t bất cứ những gì đang diễn ra trong hiện tại mà không có bất cứ một định kiến nào.

Điều quan trọng nhất là hay biết về chính tâm mình.

Chánh niệm là một phần bản chất của chúng ta. Nó có thể được phát triển một cách tự nhiên và dễ dàng.

Điều duy nhất bạn kinh nghiệm trực tiếp được là tâm, bao gồm các suy nghĩ, cảm xúc-tình cảm, thái độ… Tất cả mọi thứ khác chỉ là sự suy diễn. Ngay cả khi bạn nhìn xuống hai bàn tay mình và cho rằng mình nhìn thấy hình dáng, màu sắc của nó, mỗi việc đó thôi cũng đã phải đi qua rất nhi ều công đoạn. Làm thế nào để thấy được hình dáng và màu sắc? Cái gì là hình dáng? Và cái gì là màu sắc?

Một người bạn trình pháp với tôi rằng khi anh ta hành thiền và chánh niệm về tiếng động, lúc đầu thì anh thấy tiếng động từ một nơi nào đó xa xa vọng lại. Lúc sau chánh niệ m hơn thì anh l ại cảm nhận tiếng động ở ngay tai mình, đang diễn ra ở trong tai. Khi chánh niệm hơn nữa, anh lại thấy ti ếng động ở trong tâm mình. Không có tâm hay biết thì không thể có tiếng động.

Thiền, theo cách tôi hiểu về nó, thì không phải là để tạo ra một cái gì cả (dù đó là sự tĩnh lặng, định tâm hay tuệ giác, hay bất cứ một cái gì khác)[6]. Mà thiền là để thấy rõ bất cứ những gì đang diễn ra trong hiện tại theo một cách nhìn rất đơn giản. Đặt mục tiêu là sự tĩnh lặng, hay cố g ắng t ạo ra sự tĩnh lặng hoặ c tuệ giác là bạn đang cố bắt đầu đi từ nơi mà chúng ta s ẽ đến. Do đó chúng ta s ẽ luôn tụt lại chỗ đang đứng, bởi vì chúng ta không bắt đầu đi từ nơi mà chúng ta đang đứng. Một cách diễn tả khác nữa là: thiền là sự tiếp xúc, kết nối và thấu hiểu nội tâm hoàn toàn; hiểu biết về cuộc sống (những vấn đề của cuộc sống) một cách sâu sắc chính là thiền.

Không có gì khác nhau giữa việc giải tỏa những nút thắt đau khổ, giải quyết những vấn đề của mình (vấn đề tâm lý hay bất c ứ vấn đề gì) với thiền tập. Nó đều là những thành phần của cùng một tiến trình.

Đối với tôi, làm công viêc tư vấn tâm lý và hướng dẫn thiền không có gì khác nhau lắm. Do đó, người nào không hiểu được tâm ngườ i khác mà chỉ có kiến thức sách vở suông thì không thể làm một thiền sư (hoặc người tư vấn) được mà chỉ là một học giả.

Hầu hết tất cả mọi người đều cần đến sự giúp đỡ của người khác để giải tỏa những gút mắc tâm lý của chính mình. Để làm được điều đó, một người thầy phàm tục với nh ững kiến thức thế gian thông thường cũng có thể giúp được… Tôi đã thấy rõ điều này từ rất lâu trước đây, và đang ngày càng tìm hi ểu sâu v ề nó. Ngay cả khi ở Mỹ, cách tôi làm vi ệc với mọi người trước hế t là ph ải tìm hiểu cuộc đời họ, những vấn đề và khúc mắc của họ, để xem họ bị bế tắc chỗ nào. Giúp cho họ thấy rõ những vấn đề của chính mình. Toàn bộ mục đích của thiền tập là để giải tỏa – giải tỏa những trói buộc bên trong và bên ngoài.

Không hề có một công thức khô khan và bất biến nào cho tất cả mọi người. Con người không có ai giống ai. Do đó cần phải có sự linh hoạt.

Đức Phật đã sử dụng nhiều cách dạy khác nhau cho những người khác nhau.

Theo cách hiểu của tôi thì một thiền sư phải là một người rất nhạy cảm và tinh tế. Người thầy phải là một người thấu hiểu chính bản thân mình một cách thật sâu sắc. Người thầ y ph ải ý thức rõ về những nút mắc của chính mình; phải rất sáng tạo khi dạy dỗ mọ i người; phải hiểu rõ t ừng học trò của mình một cách sâu sắc; kiên nhẫn và nhẹ nhàng khi hướng d ẫn họ; không tạo áp l ực hay đòi hỏi người học trò phải tiến bộ bởi vì điều đó sẽ làm cho họ cả m thấy mất tự tin và không thoải mái, không an vui. Người thầy phải hiểu được người học trò của mình đang đứng ở chỗ nào.

Bạn biết đấy, chúng ta phải xuất phát từ nơi mà chúng ta đang đứng chứ không phải từ nơi mà chúng ta sẽ đến.

Vì vậy, người thầy phải hiểu được người học trò của mình đang đứngđâu và hướng dẫn người học trò của mình để họ có thể bắt đầu cất bước đi từ nơi họ đang đứng.

Những kỹ thuật thiền tập đang được rất nhiều người dạy và thực hành hiện nay, đều có những mặt hạn chế nhất định. Đó là do họ không hiểu biết về thiền một cách đúng đắn và cố gắng thực hành như thể thiền là một phần nào đó tách rời khỏi cuộc sống.

Thiền chánh niệm đích thực phải bao hàm toàn bộ cuộc sống. Không để một phần nào trong cuộc sống tinh thần và thể chất (thân và tâm) của chúng ta bị chánh niệ m bỏ quên. Tất cả mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta cần phải được thấu hiểu một cách tường tận, sâu sắc.

Một pháp hành thực sự phải h ết sức tự nhiên, uyển chuyển, sống động, không bị gò bó, giới hạn và ph ải th ực hành được ở mọi nơi, mọi lúc. M ột cung cách thực hành chuyên biệt và tách rời[7] là không chấp nhận được đối với tôi. Giờ đây, tôi bắt đầu cảm thấ y phương pháp thiền chuyên biệt hóa và gò ép theo một quy chuẩn nhất định là rất có hại (tôi không bao giờ có thể tự bó buộc và cưỡng ép mình làm điều đó được).

Đối với tôi, thiền không phải là một công việc gì đặc biệt cả.

Nó là một phần trong sự học hỏi của tôi. 

Điều lý tưởng nhất là luôn luôn chánh niệm.

Đối với tôi, t ất c ả mọ i thứ trên đời d ường như rất phù phiếm. Nó chỉ là những trò chơi điên rồ. Lúc nào cũng gấp gáp, vội vàng, vô nghĩa, thật vô nghĩa. Tại sao cứ phải lăng xăng nhiều đến vậy làm chi?

Thiền tập là việc thiện nhất trên đời.

Nếu có chánh niệm và trí tuệ, bạn sẽ không bao giờ bị lạc lối.

Việc tốt đẹp nhất mà tôi làm đượ c cho chính mình là chánh niệm. Hãy nhìn kỹ vào tâm mình, nhìn k ỹ vào cuộc đời mà xem, bạn bị lệ thuộc biết bao nhiêu vào người khác và vào sách vở. Hãy xem bạn dễ bị buồn chán như thế nào. Bạn có thể sống với sự buồn chán đó mà không làm gì khác, chỉ mỗi chánh niệm về nó thôi có được không?

Thực ra, không làm gì cả không phải là một điều dễ dàng. Tôi tin rằng bạn hiểu được điều đó từ kinh nghiệm thực tế của chính mình. Khi không làm gì cả, tâm bạn ra sao? Bạn đã quan sát kỹ điều đó chưa? Sự buồ n chán thật là khó chịu đựng. Chính vì vậ y mà chúng ta cứ phải cố đi tìm một việc gì đó để làm, để chạy trố n khỏi nỗi buồn chán. Cứ thử cố không làm gì cả trong vài ngày mà xem nó khó chịu như thế nào.

Không làm gì c ả không phải là chuyệ n dễ. Nếu bạn cố để không làm gì cả, thì đó cũng là đang làm rồi. Nếu bạn cố gắng hoàn thành một việc gì đó, cũng là đang làm. Và khi đó bản ngã[8] của bạn rất mạnh. Còn khi không làm gì cả, bạn lại cảm thấy vô nghĩa và trống rỗng.

Không làm gì là một tr ạng thái tâm không còn b ản ngã. Hành động mà không phản ứng; không có ai hành động cả. Và điều quan tr ọng nhất, làm những điều thiện mà không hề mong đợi được đền đáp lại bất cứ điều gì.

Hiểu biết đến với những người không vội vàng tìm kiếm sự hiểu biết. Hiểu biết giống như trồng cây ăn quả; cần phải có thời gian để quả chín. Chúng ta không thể cưỡng ép bắt cây phải ra trái.

Thay vì chạy trốn khỏi sự buồn chán, nếu bạn bi ết làm việc với nó bạn sẽ tìm thấy một sự tỉnh giác, sống động và sáng suốt ở đằng sau nó. Khi đó, tâm mới có khả năng làm việc đượ c. Hầu hết chúng ta chỉ đầu hàng sự buồn chán và tự biến mình trở thành một kẻ bận r ộn tối ngày. Khi b ận rộn chúng ta mới có cảm giác mình là người hữu dụng, là người quan trọng. Khi không làm gì c ả, chúng ta cảm thấy mình vô d ụng và hổ thẹn về điều đó. Một số người còn lấy làm hãnh diện khi thấy mình bận rộn nữa chứ.

Bình thường tâm chúng ta luôn luôn ở một trạng thái đờ đẫn, mụ mị. Chúng ta cần phải có một sự kích thích nào đó, hoặc là phải nói chuyện hay đọc sách hay đi lại…để làm cho tâm mình tỉnh táo. Nếu không có những thứ đó, nó luôn ở trạng thái mụ mị, nửa tỉnh nửa mê.

Nếu luyện tập cho tâm mình luôn tỉnh táo trong mọi lúc mà không cần những sự kích thích như vậy, bạn sẽ tìm thấy cho mình một nguồn năng lượng mới.

Chỉ nhờ vào chánh niệm liên tục từng giây phút bạn mới đạt tới điều đó được.

Dù bạn đang thực hành trong những khóa thiền tích cực hay không, điều quan trọng là ph ải chánh niệm liên tụ c. Tham dự nh ững khóa thiền tích cực rất có ích. Nhưng điều rất quan trọng là phải duy trì sự thực hành để có thể giữ gìn được tr ạng thái tâm sáng suốt đó. Nếu không bạn sẽ xuống dốc lại thôi. Giống như bơi ngược dòng, nếu không bơi liên tục bạn sẽ bị nước cuốn trôi trở lại phía dưới.

Sự tinh t ấn trong thiền tập giống như sự cố g ắng khi bạn tập đi xe đạp. Lúc mới tậ p, bạn cố gắng rất căng thẳng để giữ thăng bằng và thường là bị ngã. Khi đã tập đi tập lại nhiều lần, bạn học được cách cố gắng ở mức vừa đủ để giữ mình trên xe, vì vậy dành được thêm sức để đạp xe đi. Bạn học hỏi bằng cách thực hành.

Điều quan trọng nh ất, theo tôi, đó là sự liên tục. Nếu bạn đã biết được chánh niệm có ý nghĩa như thế nào, bạn sẽ ngày càng chánh niệm hơn. Nhờ chánh niệm, bạ n sẽ học được cách giữ chánh ni ệm bằng cách cố gắng một cách thư giãn, thoả i mái. Nếu bạn nghĩ mình cần c ố gắng nhiều hơn nữa, hãy thử đi mà xem điều đó ảnh h ưởng đến tâm mình, ảnh hưởng đến chánh niệm của mình như th ế nào. Dần dầ n bạn sẽ học được cách duy trì chánh niệm liên tục. Bạn sẽ thấy rằng khi thất niệm tâm bạn không còn được thoải mái và an vui nữa.

Tôi mu ốn được giải thoát và được bình an, cả về thể xác lẫn tinh thần. Do đó, tôi luôn tìm hiểu xem những gì làm cho người ta không được giải thoát và bình an.

Càng nhìn rõ những gì đang trói buộc mình, chúng ta càng có nhiều cơ hội để giải thoát.

Câu trả lời r ất đơn giản – sự dính mắc và ngã mạn. Nh ưng thấy chúng đang thể hiện trong thực tế mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải chỉ mỗi suy nghĩ về nó mà thôi.

Tôi không muốn bận rộn. Bận r ộn là một cách sống phí hòai. Khi bận rộn, bạn bị chìm đắm quá mức vào công vi ệc đến mức không thể thấy gì đang diễn ra trong tâm mình nữa. Bạn thất niệm, không còn ý thức được chính mình. Chính vì vậy tôi không muốn trở thành một vị thầy bận rộn.

Nếu bạn muốn đạt được nhiều lợi ích nhất từ thiền, hãy thực hành hết mình.

Hãy thực hành như thể không có việc gì khác bạn muốn làm trên đời. Hãy để ý nhận biết những thứ khiến tâm mình bị phân tán!

Nếu cách thực hành nào đó có hiệu qu ả đối với bạn (như việc niệm thầ m chẳng hạn) [9], thì c ứ th ực hành theo. Thực hành lâu dài và thực hành thật tốt đến mức bạn hiểu hết mọi ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp đó.

Để học bơi thì bạn phải xuống nước. Chứ không thể nào chỉ ngồi trên bờ và bảo người ta dạy bơ i cho bạn được. Chỉ với những hướng dẫ n tối thiểu là bạn có thể xuố ng n ước và tự dạy mình bơi được rồi. Hãy chọn một (hay hai) đề mục thích hợp cho mình, và hãy chánh niệm liên tục về nó.

Sự liên tục là điều quan trọng nhất.

Suy nghĩ không làm cho bạn hạnh phúc. Hãy quan sát những suy nghĩ đó nhưng đừng mong muố n kiểm soát chúng. Khi bạn thấy chúng thật rõ ràng, chúng sẽ tự động dừng lại. Suy nghĩ là một gánh nặng rất lớn.

Thiền chánh niệm là ý thức về, là hay biết (một cách có ý thức) tất cả mọi thứ đang diễn ra qua 6 giác quan[10] trong mọi lúc, từ thời điểm đầu tiên khi bạn thức dậy cho đến thời điểm cuối cùng khi bạn chìm vào giấc ngủ. Chứ không phải chỉ mỗi lúc bạn ngồi thiền thôi đâu.

Điề u quan tr ọng hơn n ữa là phải chánh niệm và hiểu rõ những định kiến, những ý tưởng, nh ững mơ mộng mà mình đang dính mắc, đang chấp thủ, cũng như sự cô đơn, nỗi buồ n b ực, bất mãn và các trạng thái cảm xúc, tình cảm khác, dù yếu hay mạnh đang có trong tâm mình.

Tôi cảm thấ y hạnh phúc khi ở một mình. Phải chuyện trò thật là chán. Mọi thứ trên đời và cả con người nữa đang ngày càng mất dần ảnh hưởng đối với tôi. Thật là khó để di ễn t ả cảm giác này. Tôi cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn rất nhiều ở trong tim mình.

Đừng coi tình cảm và cảm xúc quá quan trọng. Và cũng đừng biện hộ cho chúng nữa. Bạn đang sống cuộc số ng của chính mình và bạn có quyền đượ c làm những gì mà bạ n cho là đúng đối với mình vào thời điểm đó. Nếu bạn phạm sai lầm, hãy học hỏi từ chính những sai lầm đó – thế thôi.

Nế u bạn phạm sai l ầm và gặp rắc rối, hãy nhìn thẳng vào nó và đừng kêu ca hay đổ lỗi cho người khác hay cho chính mình, đừng chạy trốn nó; cũng đừng tự biện hộ cho mình hay buồn bực về chuyện đã xảy ra. Nếu b ạn có thể thấy ra được điều này mà không hề chống đối, kháng cự lại nó, bạn sẽ v ượt qua và trưởng thành lên một cách dễ dàng và nhanh chóng. Giờ đây tôi đã làm được điều đó ngày càng tốt hơn.

Quan hệ giữa con người với con người thật là phức tạp. Tôi đã từng nói với bạn nhiều lần: tôi đang ngày càng trở nên cô độc hơn. Tôi rất hiểu bạn khi bạn nói rằng: “Tôi rút lui vào độc cư trong chính mình”. Nếu b ạn quan sát tâm mình thật kỹ mà không mong muốn nó phải khác đi, nó sẽ tháo gỡ cho bạn những nút rối trong tâm, nhưng đừng nhìn tâm mình chỉ với mục đích là để giải quyết những nút rối. Điều đó sẽ tạo nên xung đột. Hãy nhìn thấy rõ bản chất vô ngã trong tâm bạn (anattā-vô ngã -thân, tâm này chỉ là tập hợp các hiện tượng tự nhiên đang diễn tiến, không có gì là tôi, của tôi, là tự ngã của tôi cả).

Tôi đã mệt mỏi với những “trò diễn” của cuộc đời.

Tháng vừa rồi, tôi dành nhiều thời gian hơn để hành thiền. Sống một mình thật là thích! Tôi ngày càng ít muốn đọc h ơn. Giờ đây tôi chỉ muốn đọc tâm mình nhiều hơn. Tôi chẳng học được điều gì thật sự sâu sắc từ sách vở cả.

Khi tôi nhìn vào cuộc đời mình, nhìn vào tâm mình thật rõ ràng, chỉ khi ấy tôi mới học được điều gì đó thật sự sâu sắc.

Sống trong kiếp con người, hiểu biết về bản chất con người nói chung và hiểu biết về tâm mình nói riêng, là điều lợi ích nhất trên đời mà con người ta có thể làm được.

Những gì tôi đang làm ở đây thật vô cùng quan trọng đối v ới tôi (tôi mu ốn nói đến việ c tìm hi ểu tâm mình), đến mức tôi không muốn ngắt quãng nó trừ phi có một lý do nào đó thật đích đáng. Thực lòng tôi muốn đi đến một nơi nào đó vắng v ẻ hơ n, sống một mình và dành hết thời gian để hành thiền, không bị ngắt quãng chút nào. Chẳng có gì trên đời đáng để mình phải phân tán cả.

Bạn đã từng đọc; đã từng chuyện trò; đã từng thảo luận; đã từng suy nghĩ rất nhiều; và tâm bạn vẫn rối như tơ vò.

Đủ rồi, tất cả những điều đó đã quá đủ rồi!

Sự sáng suốt, thanh tịnh làm cho tâm mình bớt dính mắc hơn r ất nhiều. Tâm tôi giờ đây rất sáng suốt và ít dính mắc. Tôi không muốn bị phân tâm vào bất cứ việc gì.

Bạn không mơ hồ gì về việc mình đang bị mơ hồ chứ? Nhiều người còn chẳng biết mình đang mơ hồ nữa cơ. Họ quá điên rồ hoặc quá bận rộn đến nỗi ch ẳng có thời gian mà nghĩ đến điều đó. Tất cả những gì tôi có thể nói với bạn là đừng suy nghĩ quá nhiều và hãy chánh niệm. Bạn biết đấy, suy nghĩ quá nhiều chỉ khiến mình càng thêm rối trí và mơ hồ hơn nữa mà thôi.

Nếu bạn có thể chánh ni ệm được trong lúc ốm đau, bệnh tật, bạ n sẽ học hỏi đượ c nh ững điều vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Bạn s ẽ thấy mình cô đơn đến như thế nào và mọi thứ trên đời này mới vô nghĩa làm sao. Khi việc tồi tệ nhất trong các việc tồi tệ xảy đến, chúng ta thật sự sẽ chỉ có một mình.

Tôi đang nhìn thấy sự cô đơn ngày một rõ hơn. Chỉ có một số rất ít người có thể chạm đến đượ c vớ i mình và hiểu được mình mà thôi. Giữa mỗi con người chúng ta luôn có một khoảng cách rất lớn của sự thiếu hiểu biết lẫn nhau.

Bạn có thể gi ải thích cho cô ấ y làm thế nào để chánh niệm, quan sát được những suy nghĩ và cảm xúc của mình hay không? Đừng kiểm soát nó. Chỉ là sự chánh ni ệm đơn giản, thuần túy hay biết tâm mình. Nh ưng mẩu đối thoại đơn phương, những câu đối đáp, những mẩu chuyện vô bổ đang diễn ra suốt ngày trong tâm mình. Những sự đánh giá và phán xét…

Chánh niệm là một cách sống. Bất cứ ở nơi đâu, bất cứ công việc gì đang làm, hãy làm một cách thật chánh niệm (một cách thật ý thức, có sự quan sát khách quan chính bản thân mình). Suy nghĩ là mộ t tr ở ngại lớn đối với chánh niệm. Chúng ta cần phả i lưu ý đến điều đó. Thực ra, chánh niệm về các suy nghĩ là một điều rấ t quan tr ọng. Hãy quan sát tâm mình mà không đổ lỗi hay đánh giá, phán xét nó. Hãy nhìn nó như chính nó đang là, không phải là mình, không phải là của mình.

Trong thiền, hãy quan sát bất cứ cái gì đến một cách dễ dàng và tự nhiên.

Điều quan trọng nhất là phải hứng thú và đúng ra là phải có hứng thú và niềm vui khi làm điều đó.

Thực hành thiền đúng là phải cả m thấ y một sự thỏa mãn trong khi thực hành. Mỗi khi bạn cảm thấy chán là tâm sẽ có thái độ tiêu cực với nó ngay. Khi có thái độ tiêu cực như vậy bạn sẽ thấy việc thực hành rất mệt mỏi. Bạn nói Tín tâm (saddhā) = Sức mạnh. Đúng vậy, khi có đức tin vào pháp hành, bạn sẽ có đủ sức mạnh để làm việc đó.

Nếu bạn thấy hứng thú quan sát tâm mình thay vì quan sát chuyển động phồng -xẹp của bụng[11], thì tại sao lại không làm việc đó? Tâm là cái thú vị nhất trên đời.

Hãy đi kinh hành[12] nhiều hơn và hãy chánh niệm. Nếu b ạn càng nghĩ nhiều đến cách làm th ế nào để cải thiện tình trạng hiện tại, b ạn sẽ lại càng bất an hơn. Lúc nào cũng dự tính cho tương lai – “Tôi sẽ hạnh phúc nếu tôi đượ c ở một n ơi tốt đẹp”. Lúc nào cũng: “Tôi sẽ hạnh phúc nếu…”. Chứ chẳng bao giờ thấy: “bây giờ tôi đang hạnh phúc…”. Dự định, vạch kế hoạch, thay đổi cái này cái kia…quá đủ rồi!

Ước muốn “trở thành” cái này – cái kia, người này – người nọ , chi phối cuộc sống c ủa chúng ta quá nhiều. Chúng ta không thấy được rằng ch ẳng có “ai” ở đó cả để mà ướ c, mà muốn. Làm sao có thể “trở thành” được khi không có một “ai” đó để mà trở thành? Hãy chỉ đơn gi ản nhìn những gì đang diễn ra trong giây phút hiện tại này, mà không có bất cứ động cơ thay đổi nó chút nào.

Tôi hiểu được sự đấu tranh, vật lộn (với phiền não) và nỗi khổ của bạn. Tôi biết bạn đang cố gắ ng hế t sức để trở thành một người đệ tử tốt của Đức Phật. Khó! Ngay cả giữ được 5 giới[13] thôi cũng chẳ ng phải là điều dễ làm. Đúng thế, có người cho r ằng đắc được đạo quả Tu-đà-hoàn (sotāpatti maggaphala )[14] chưa là cái gì cả. Họ không thể hiểu được sự phi thường thế nào khi tâm không còn tà kiến (micchā ditthi)[15], khi đã vượt qua đượ c giới cấm thủ (sīlabbataparāmāsa)[16]. Để thấy được rõ ràng chỉ có thực hành Pháp[17] mới là con đường duy nhất đưa đến giải thoát và hạnh phúc. Họ không hiểu được sự phi thường khi tâm đã sạch bóng không còn mảy may thói ghen tỵ (issā); hoan hỷ với sự thành đạt củ a người khác; rộng lòng hào hiệp chia sẻ bất cứ th ứ gì mình có cho người; đã vượt qua được tất cả mọi hồ nghi về sự thực hành pháp của mình (hồ nghi không biết đây có phải là con đường đúng hay không).

Thật là nhẹ nhàng thanh thản biết bao khi không còn nghi ngờ gì nữa về con đường mình đang đi.

Tôi có thể hiểu đượ c việc thực hành chánh niệm (sati) khó khăn như thế nào đối với những người sống một cuộc sống bận rộn như vậy. Bản thân tôi cũng chưa thể chánh niệm được đến 100%. Tốt nhất là bất cứ công vi ệc gì không cần thiết, hãy cắt bớt đi. Trước nay chúng ta ch ỉ nh ất nhất tuân theo nh ững gì tâm mình sai khiến, nhưng nếu nhìn tâm mình sâu sát hơn, chúng ta sẽ thấy chúng ta không cần ph ải tin tất cả những gì tâm bắt mình phải tin, không phải chạy lăng xăng như một kẻ điên làm theo tất cả những gì tâm bảo chúng ta phải làm.

Người có khả năng làm được mọi thứ cần phải học cách tự hạn chế bản thân mình. GOETHE[18]

Chúng ta phí phạm biết bao nhiêu thời gian để theo đuổi những công việc rất phù phiếm, vụn vặt. Đức Phật dạy chúng ta nên sống ít phận sự, ít công việc (appakicco).

Nếu bạn c ẩn thận tự hạn chế mình, bạn sẽ phát triển được mức chánh niệm sâu sắc hơn. Nếu không thể giữ chánh ni ệm được trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ không thể phát triển được nh ững hiểu biết sâu sắc về cuộc đời. Hiể u biết về cuộc đời và hi ểu biết về Pháp đi cùng với nhau. Điều đầu tiên là hãy học cách sống cuộc đời mình một cách có ý nghĩa, một cách tỉnh táo.

Tôi ít khi gặp được những người có lòng say mê sâu sắ c trong Pháp như b ạn. Hầu hết mọi người thậm chí còn chẳng biết được trạng thái tâm của chính mình.

Tất cả chúng ta đều có những trạng thái tâm tốt (tâm thiện) và những trạng thái tâm xấu (tâm bất thiện).

Chánh niệm, nhận biết cả hai trạng thái tâm đó là điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm.

Chúng ta thực sự không kiểm soát được tâm mình chút nào hết, chính vì thế nó mới là vô ngã (anattā). Phải th ấ y ra rằng bạn không phải là người tạo ra những trạng thái tâm bất thiện ấy[19].

Hiểu biết về bản chất của tâm mình, tức là bản chất tham (lobha), sân (dosa), si (moha), ngã mạn (māna )[20], ghen tỵ (issā), bỏn xẻn-keo kiệt (macchariya), hối (kukkucca)[21]…; cả chánh niệm (sati), định (samādhi), tuệ (paññā), tâm từ (mettā), tâm bi (karunā)…còn quan trọng hơn việc đắc được mộ t tầng đạo quả nào đó hay đoạn trừ được một loại phiền não (kilesa)[22] nào đó.

Sự hiểu biết đến trước tiên; sự vượt qua (phiền não) sẽ xảy đến một cách tự nhiên sau đó.

Vì vậy, hãy sẵn lòng quan sát bất cứ những gì đang diễn ra trong hiện tại.

Phải thấu hiểu bản chất của chúng trước đã.

Nếu bạn thất vọng bởi vì trong tâm bạn v ẫn còn tham, sân…khi đó bạn sẽ không thể thấy được mọi thứ mộ t cách rõ ràng bởi vì tâm bạn xáo động, tâm bạn có sân (khó chịu, bất mãn)[23]. Hãy nhìn ngay cả những cái đó nữa.

Chỉ khi bạn sẵn lòng nhìn tâm mình mà không có mặc cảm tội lỗi, không muốn làm bất cứ điều gì đối với nó, chỉ khi đó bạn mới có thể thấy nó một cách rõ ràng. Khi đó nó sẽ mất đi quyền lực đối với bạn bởi vì nó đã bị lộ mặt – nó bị bạn thấy rõ.

Xin đừng lên án tham, sân, ngã mạn…Bạn có thể học hỏi được rất nhiều từ chúng. Bạn không th ể trưởng thành được tr ừ phi bạn hiểu biết thật rõ về chúng. Chỉ khi nào thấy rõ chúng với một cái tâm sáng suốt thì bạn mới học hiểu được về bản chất thật sự của chúng, nhất là bản chất vô ngã (ānatta).

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong thiền là không đồng hóa[24] với các hiện tượng của thân (sắc-rūpa) tâm (danh-nāma)[25].

Thiền không phải là để vượt qua cái gì hết, mà là vượt qua sự tự đồng hóa chính mình với các tiến trình danh sắc (nāmarūpa).

Tại sao ngườ i ta buồn bực và th ất vọng? Bởi vì họ tự đồng hóa mình với danh sắc. Vì vậy, mỗi khi tâm mình có tham, sân, dục vọng, ngã mạn hay dính mắc…điều quan trọng nhất là hãy nhìn chúng như là một hiện tượng tự nhiên, chứ không nhìn chúng nh ư một cái gì đó thuộc về cá nhân mình. Đừng cố tìm cách vượt qua chúng[26].

Thất vọng là một cái bẫy của bản ngã.

Có người nào (attā) ở đó mà thất vọng? Thất vọng chỉ là một hiện tượng tự nhiên nữa mà thôi. Thấ t vọ ng là bản ngã phình đại. Nếu tâm không thất vọng, nếu không có sự đồng hóa trong tâm quan sát-nghĩa là quan sát một cách bình thản, với tâm x ả, tâm sẽ quan sát được các trạng thái tham, sân…với sự hứng thú, định tĩnh và sáng suốt và thấy rõ như nó đang là – chỉ là một hiện tượng tự nhiên thoáng qua, không có thực và không thuộc về cá nhân ai cả. Không có sự đồng hóa, chúng sẽ không thể lớn mạnh như vậy được. Một vị thánh Tu-đà-hoàn (sotāpanna)[27] vẫn còn tham, sân…nhưng không còn tự đồng hóa mình với danh sắc (thân-tâm) nữa. Chỉ những b ậc thánh A-na-hàm (anāgāmīs) và A-la-hán (arahats) mới hoàn toàn đoạn trừ được tham và sân. Nhưng chỉ bậc thánh A-la-hán mới thoát khỏi ngã mạn (māna).

Nếu bạn thất vọng vì th ấy mình vẫn còn thích nghe nhạc thì t ức là bạn đang đòi hỏi ở mình quá nhiều, đang mong đợi quá nhiều. Song nếu bạn nhìn cái tâm thích đó và quan sát nó mộ t cách bình th ản, chỉ khi đó bạn mới thấy được nó như nó đang là. Thất vọng, buồ n bực (mà thực ra đó chính là tâm sân) là người bạn đồng hành gần gũi của tâm tham và ngã mạn. Bởi vì bạn nghĩ: tôi là một thiền sinh, lẽ ra trong tâm tôi không nên có tham và ngã mạ n khởi lên như vậy, và bạn thất vọng về điều đó. Mỗi khi có tâm tham hay sự ham thích khởi lên, hãy nói với nó: hãy ở lại để tao soi xét, nghiên cứu mày. Thực ra nghiên c ứu nó rấ t là hay. Tâm tham là một nghệ sỹ ảo thu ật vĩ đại nhất. Hãy học hiểu và th ấy rõ cách chúng tạo nên những cảm giác ưa thích như thế nào. Cái tâm mình b ị tâm tham lừa đảo đến mức chúng ta không thể thấy được nó như một nhà ảo thuật, chúng ta chỉ thấy nó là “mình”.

Cái tâm mình rất là lưu manh. Nó luôn luôn muốn thay đổi, muốn có cái gì đó khác biệt. Nó khao khát sự giải trí, khao khát sự kích thích. Buồn chán là một vấn đề rất l ớn. Đó là điề u hầu hết mọi người đang làm – chạy theo sự kích thích dưới hình thức này hay hình thức khác.

Nếu không c ảnh giác quan sát tâm mình, chúng ta có thể s ẽ tự mãn bởi vì mình là người hành thiền, là Ph ật tử, là người hiểu biết Phật Pháp; là người biết đúng-sai, phải-trái…đó cũng lại là ngã mạn nữa.

Mỗi khi khởi sanh tâm ngã mạn, hãy sẵn lòng quan sát nó, hãy nhìn nó thật kỹ. Đừng cố xua đuổi nó đi. Quan sát thật rõ ràng là điều rất quan trọng. Mọi việc còn lại sẽ tự nó lo cho chính nó. Chỉ khi nào bạn đắc đạo quả A-la-hán thì mới hoàn toàn thoát khỏi ngã mạn cơ mà.

Đừng cố tập hạnh khiêm t ốn; đó sẽ chỉ là sự khiêm tốn khiên c ưỡng, ép buộc. Chỉ cần chánh niệm quan sát cái tâm ngã mạn đó. Nếu nhìn tâm mình thật rõ, bạn sẽ trở nên khiêm tốn một cách tự nhiên. Bạn sẽ không cảm thấy mình đang cố tập hạnh khiêm tốn nữa. Bạn trở nên ít kiêu mạn hơn mà không cần phải cố tình làm điều đó.

Không thấu hiểu về hệ quả trực tiếp của các trạng thái tâm thiện và bất thiện, bạn sẽ không thể biết trân trọng Pháp một cách thực sự.

Sự tuân phục bề ngoài đối với bất cứ một phương pháp thực hành tôn giáo nào cũng không bao giờ đem lại được kết quả sâu sắc và lâu dài.

Th ấu hiểu những phản ứng của tâm đối với mọi sự tiếp xúc qua 6 giác quan là rất quan trọng, nhất là sự ảnh hưởng của các tư tưởng, quan điểm và ý kiến và sự dính mắc đối với chúng.

Bạn có hiểu về các trạng thái tâm thiện (kusala) và bất thiện (akusala) của mình không? Tôi nghĩ đây là điều căn bản nhất của pháp hành. Tôi không muốn dùng từ t ốt và xấu để nói về kusala (thiện) và akusala (bất thiện). Tôi không nói hiểu chúng bằng cách đọc trong sách hay bằng suy nghĩ. Mà hiểu chúng bằng cách thấy chúng trực tiếp trong thực tế. Thấy rõ sự khác biệt của chất lượng tâm khi có tâm thiện và khi có tâm bất thiện.

Đôi khi tôi thấy những điều này thậ t rõ ràng và hiểu ra rằng không đáng phải có những trạng thái tâm bất thiện đó trong tâm mình dù bất kể ở hoàn cảnh như thế nào.

Nhất định phải có một cách thức thích hợp để đối diện với những hoàn cảnh khó khăn mà không nhất thiết phải khởi tâm bất thiện.

Đó là trí tuệ – có thể sống trong bất cứ hoàn cảnh nào mà không khởi tâm bất thiện.

Để có được trí tuệ đó, đầu tiên là chúng ta phải chánh niệ m rõ ràng về những phản ứng của tâm mình trong tất cả mọi tình huống. Phản ứng của tâm mình với tất cả mọi thứ chúng ta nhìn, nghe…

Hãy nhìn bất cứ những gì đang diễn ra trong tâm mình mà không muốn nó phải khác đi, dù đó là bất thiện, không đáng ưa thích, không đẹp đẽ, không đáng mong cầu, hay cả tham, sân, dục vọng, hồ nghi, ngã mạn; và nhìn bất cứ những gì ưa thích đang diễn ra trong tâm mà không muốn bám víu, dính mắ c vào chúng, không mu ốn kéo dài chúng thêm (dù đó là sự tĩnh lặng, bình an, hỷ lạc hay sự tỉnh giác, sáng suốt…). Điều này rất quan trọng.

Mỗi lúc tâm muốn kiểm soát tình huống (phản ứng, cản trở hay ngăn chặn những gì đang diễn ra, hay cố tạo ra, mang đến hay làm cho nó phải kéo dài), tâm sẽ bị mất quân bình.

Phản ứng là tâm sân. Níu giữ là dính mắc. Nhưng không phản ứng không có nghĩa là khuyến khích, và không níu giữ cũng không có nghĩa là xua đuổi. Chỉ đơn giản quan sát là chánh niệm. Quan sát mà không tham dự vào những gì đang diễn ra.

Chúng ta đã quá quen lúc nào cũng phải làm một cái gì đó, phải tạo ra một cái gì đó đến nỗi không thể hiểu được chỉ đơn giản quan sát là như thế nào. Chúng ta cứ muốn phải kiểm soát mọ i thứ. Chúng ta mu ốn tham gia vào mọi việc. Chính vì vậy chúng ta luôn gặp rắc rối. Tôi không có ý nói rằng: đừng tham gia, đừng kiểm soát bởi vì khi đó thì bạn lại cố để không tham gia, c ố để không kiểm soát. Cái đó thực ra cũng lại là kiểm soát nữa. Vì vậy, nếu bạn thấy mình đang cố kiểm soát, chỉ cần đơn giản ý thức về điều đó.

Thực ra, tôi ngày càng nhận ra rằng khi không có chánh niệm, cuộc sống rất phù phiế m, rất hời hợt và nông cạn. Chánh niệm đem lại chiều sâu và ý nghĩa cho cuộc sống.

Thật là khó để hiểu được những điều này. Mọi người đều nói họ mong muốn hạnh phúc. Thế nhưng, tại sao họ lại không thể hứng thú khi có chánh niệm thực sự cơ chứ? Chắc chắn là vì họ cứ nghĩ hạ nh phúc nằm ở nơi nào đó khác kia, chẳng hạn như ở những thú vui dục lạc, thành đạt được nh ững gì mình mong muốn, trở thành một nhân vật nào đó, leo lên được một địa vị nào đó hay có những tình cảm, những cảm xúc vui thú nào đó.

Con người ta (cả bạn và tôi) đều tìm kiếm mộ t sự say mê nào đó, một cái gì đó kích thích mình (đối với tôi, đó là tri thức). Đôi lúc chúng ta muốn nghỉ ngơi, những sự kích thích đó làm cho chúng ta cả m th ấy mệt mỏi. Khi đó chúng ta muốn thực hành chánh niệm, muốn giữ cho tâm mình tĩnh lặng. Có lúc tôi cảm thấy thực sự mệt mỏi, cảm giác bị kiệt sức, vì đọc sách, vì nói chuyện, vì suy nghĩ, vì dự tính, kế hoạch… quá nhiều…Tâm tôi quay lưng lại tất cả những thứ đó. Tôi thấy chúng mới vô nghĩa làm sao, vô ích làm sao. Những lúc như thế, chỉ để tâm đơn giản chánh niệm lại rất d ễ. Vì vậy, tôi mong mình cứ bị kiệt sức như thế hoài. Cảm giác bị kiệt s ức như thế cũng OK. Thái tử Sĩ-đạt-đa đã từng cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi với cuộc đời như vậy khi ngài rời bỏ gia đình đi xuất gia.

Điều rất quan trọng là điều chỉnh thân và tâm mình cho thật chuẩn, giống như khi bạn điều chỉnh chiếc xe của mình hay chỉnh sóng đài radio. Chỉ khi nào thân tâm mình ở điều kiện tốt, chúng mới trở nên nhạy cảm và có thể bắt được những bước sóng, những rung động và tín hiệu cần thu nhận.

Vì vậy, điều rất quan trọng là bạn phải tìm hiểu xem mọi thứ tác động đến thân tâm mình như thế nào. Thức ăn, thời tiết, tập luyện thể dục, nói chuyện, đọc sách, các thú vui; tất c ả đều ả nh hưởng đến thân tâm mình. Và cả thiền nữa. Thiền làm cho tâm mình trở nên nhạy cảm hơn.

Đối với những người tâm dễ bị phân tán, tố t nhất là giữ cho tâm mình bận rộn ghi nhận hết đề mục này đến đề mục khác; đối v ới những ng ười định tĩnh và chánh niệm, chỉ cần để tâm mình quan sát bất cứ đề mục nào đến một cách tự nhiên.

Con người ta thích mơ mộ ng; họ không muốn chánh niệm, chánh niệm về hiện tại, bởi vì trong hiện tại thì chẳng có cái gì cho họ mơ mộng cả.

Nhìn xuyên thấu tâm mình và không tự l ừa dối bản thân mình, giờ đây đó là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với tôi. Khi tôi không tin điều gì đó, điều quan trọng đối với tôi là phải thấy thật rõ: tôi đang không tin, chứ không cố bắt mình phải tin.

Tâm chúng ta luôn mu ốn đắm chìm trong quá kh ứ hoặc tương lai: nó chỉ chạm vào hiện tại một cách thật mơ hồ và mờ nhạt, nó không muốn ở trong hiện tại; lúc nào cũng tìm kiếm những cái làm mình phải phân tán tư tưởng – xem TV, nghe ca nhạc, đài đóm, ăn uống, nói chuyện, hút xách, đọc sách ( ừ, đúng rồi, tôi quên mất…cả đọc sách n ữa chứ) và vô số thứ khác nữa. Chúng ta có thực sự chánh niệm không?… có, nhưng mà…ha..ha… Chả trách tại sao chúng ta lại sống nông cạn và phù phiếm đến thế.

Chúng ta thường sử dụng chánh niệm chỉ như một loại thuốc giảm đau.

Chỉ khi nào cuộc đời quá đau khổ chúng ta mới tìm đến một nơi yên tĩnh mà hành thiền.

Còn không chúng ta rất bằng lòng với những thứ làm mình sống phân tâm và quên mình như thế.

Chúng ta không thể hoàn toàn thoát kh ỏi sân giận. Nó sẽ đến khi đủ nhân duyên cho nó sanh khởi. Tất cả những gì chúng ta làm được chỉ là ghi nhậ n cơn sân đang có mặt. Nếu bạn thấy ra thực tế rằng tất mọi người đều đang đau khổ, điều đó sẽ giúp bạn được rất nhiều khi đối diện với sân hận.

Phản ứng tiêu tốn rất nhiều năng lượng của chúng ta. Khi cơ thể ốm yếu, chỉ cần một suy nghĩ tiêu cực thôi cũng đủ làm cho bạn kiệt sức rồi.

Hãy xem bạn tự làm h ại mình nh ư thế nào mỗ i khi buồn bực và bất mãn. Không có gì đáng để cho mình phải buồn bực cả. Hãy chánh niệm. Hãy nhìn sân chỉ là sân, không phải “sân của tôi”.

Đừng nói rằng bạn không nên giận. Điều rất quan trọng là bạn phải thực tế. Chúng ta ôm ấp những lý tưởng, nhưng có thể chẳng bao giờ đạt được lý tưởng đó. Nhưng như th ế không có nghĩa rằng chúng ta không nên có lý tưởng. Mà nghĩa là chúng ta phải ý thức được về khả năng thực tế của mình. Vì vậy, chớ nên nản lòng trước khó khăn, thăng trầm. Hãy cố gắng chánh niệm càng nhiều càng tốt. Hãy cố gắng hết mình.

Trước kia tôi thường cảm thấy khó chịu và xấu hổ về những lỗi lầm của mình, xấu hổ vì mình không hoàn h ảo. Trong một số tr ường hợp là do sự mong đợi phi th ực t ế của mọi người đối với tôi; và không ý thức được điều đó tôi gánh lấy cái vai diễn mọi ngườ i muốn tôi phải đóng. Điều đó là không thể được -phi thực tế; thậm chí nó còn nguy hiểm; nó làm tôi cảm thấy mình yếu kém. Nhưng giờ đây tôi đã học được cách sống cho chính mình.

Hãy chánh niệm, dù rằng đôi khi điều đó thật là khó. Khi nào bạn nghĩ rằng không thể chánh niệm được trong lúc này, đó lại là lúc quan trọng nhất để chánh niệm.

Mỗi khi tâm bạn bất an, hành thi ền là điều quan trọ ng hơn cả. Khi bạn cho rằng mình không thể thiền được bởi vì tâm mình đang rối tung, mờ mịt – đối với bạn đó là lúc quan trọng nhất để hành thiền.

Trong kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipatthāna Sutta), Đức Phật nói: “Vikkhittam vā cittam vikkhittam cittam pajānāti” (khi tâm bất an, vị ấy hay biết rằng tâm đang bất an). Không yêu cầu bạn phải làm nhiều hơn thế.

Đức Phật không nói rằng bạn phải cả m th ấy tội lỗi vì mình đã tham hay sân. Bạn chỉ cần hay biết những gì đang diễn ra. Đừng tự lừa dối chính mình. Đó là tất cả những gì bạn cần làm. Hãy chánh niệm, nh ưng đừng t ự dằn vặt mình. Chấp nhận thực tế và sống thật với chính mình là điều quan trọng nhất.

Chỉ cần hay biết được trạng thái tâm của mình trong hiện tại như thế nào là đủ . Nếu bạn cố làm điều gì hơn thế, cuối cùng sẽ chỉ càng bất mãn và th ất v ọng thêm nữa mà thôi. Không thể kiểm soát được gì cả, và điều đó chính là vô ngã (anattā). Sadosam vā cittam sadosam cittam pajānāti. (Khi tâm có sân, vị ấ y hay biết rằng tâm đang có sân)…pajānāti là hay biết một cách rõ ràng; chỉ thế thôi, không làm gì hơn thế. Để có một cái tâm tĩnh lặng và bình an trong mọi lúc là điều không thể có được đối với những người hàng ngày phải tiếp xúc với quá nhiều người.

Tôi hiểu, đọc một số sách vở Phật pháp hay nghe một số băng đĩa thuyết pháp có thể làm cho người ta có cảm giác tội lỗi. Lý tưởng quá cao.

Chúng ta không th ể với tới được. Chúng ta không cần phải cảm thấy tội lỗi khi hưởng thụ các thú vui của đời miễn là điều đó không làm hại đến người khác. Hãy nhìn xem bản chất của những thú vui ấy là gì.

Sukham vā vedanam vedayamāno sukham vedanam vedayāmi pajānāti. (Khi có một cảm thọ lạc, vị ấy hay biết rằng mình đang có một c ảm thọ lạc). Cảm giác tội lỗi ở đâu mà đế n? Ai dạy chúng ta phải cảm thấy tội lỗi mỗi khi hưởng thụ cuộc sống như thế? Đủ rồi!

Ngay cả khi biết rằ ng chánh niệm là điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể làm đượ c cho chính mình, nhưng chúng ta vẫn thường xuyên bị l ạc hướng, phân tán tư tưởng vào việc này việc kia. Chúng ta muốn có cái gì đó kích thích mình.

Hãy quan sát tâm mình và xem nó đang làm gì. Nếu bạn th ấu hiểu tâm mình, hầu hết mọi vấn đề của bạn sẽ biến mất, bởi vì hầu h ết tất cả mọi vấn đề của con người đều do tâm tạo – không có cái gì có thực bên ngoài tâm mình cả.

Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm được là hãy chánh niệm, ghi nhận, hay bi ết trạng thái tâm của mình mà không đổ lỗi hay biện hộ cho bản thân; không muốn nó phải khác đi hay chạy trốn nó; không cảm thấy tội lỗi hay hổ thẹn vì nó.

Hãy nhìn tâm chỉ là tâm, không phải là “tâm c ủa tôi”. Dù nó là “tốt” hay “xấu”, hãy nhìn nó chỉ là vô ngã (anattā ); th ấy rằng nó sanh khởi bởi vì có đủ điều kiện, nhân duyên cho nó sanh khởi, chứ không phải là tự thân nó sanh khởi. Không có gì là một người nào, là tôi, là của tôi ở đó cả. Tìm hiểu phiền não (kilesa) rất thú vị.

Mong cầu là nguồn gốc của thất vọng. Ngay tự thân mong cầu thôi cũng đủ làm cho tâm bất an rồi.

Có đôi khi tôi nghĩ, mong ước một cu ộc sống lý tưởng: tĩnh lặng, bình an và hạnh phúc cũng khiến cho con người ta thậm chí còn thất vọng, bất mãn (về hiện tại) hơn nữa.

Những người số ng mộ t cuộc sống độc cư, lánh xa thế gian có thể có được một cái tâm quân bình, buông xả[28] (nh ưng tôi thì không như thế). Nhưng khi bạn tiếp xúc với người đờ i (với những con người ích k ỷ, không biết điều, những người chỉ quen lợi dụng bạn), bạn sẽ thấy rất khó để giữ được cái tâm xả ấy.

Sự tĩnh lặng của nội tâm là một điều kiện cần thiết để phát triển tuệ giác thâm sâu; nó trái ngược với sự xáo động, bất an. Không có gì sai khi có được sự tĩnh lặng cả, nhưng hãy cảnh giác với sự dính mắc vào tĩnh lặng – sự dính mắc ấy rất nguy hiểm. Tĩnh lặng làm cho tâm sáng suốt. Nó làm tươi mới tâm mình và giúp tăng cường chánh niệm.

Yoniso manasikāra (như lý tác ý, định hướng tâm một cách đúng đắn) là cận duyên (nguyên nhân gần, nguyên nhân trực tiếp) của các trạng thái tâm thiện (kusala). Không có như lý tác ý sẽ không thể có tâm thiện. Phi như lý tác (ayoniso manasikāra) hay định hướng tâm sai lầm là nguyên nhân của các trạng thái tâm bất thiện (akusala).

Tấ t cả chúng ta đều làm mộ t công việ c là tự ám thị mình mỗi ngày, nhưng hầu hết chúng ta không ý th ức được điều đó. Một số sự ám thị đó là tích cực và tất nhiên một số là tiêu cực. Tự ám thị rất gần với thái độ.

Chẳng có gì thay thế cho chánh ni ệm đượ c. Bạn nói: “Tôi biết những vấn đề khó khăn của mình sẽ bi ến mất n ếu tôi tiếp tục thực hành chánh niệm”. Chúng ta thường nói “nếu, nếu, nế u…”. Cái gì khi ến chúng ta cứ phải nói như thế? Tại sao lại “nếu”? Dường như chúng ta không muốn khó khăn của mình đi mất. Hoặc giả, chúng ta không thực sự tin tưởng là mình làm được điều đó, vì vậ y tốt nh ất là nói “nếu”. Điều đó giữ niềm hy vọ ng cho chúng ta. Nếu chúng ta thực sự làm điều nó mà không thành công, khi đó chúng ta không còn chút hy vọng nào nữa. Vì vậy, tốt h ơn cả là chẳng dấn thân vào đó làm gì. Chỉ hy vọng thôi. Nếu bạn không thực sự làm, thì lúc nào bạn cũng có thể nói “tôi có thể làm được”. Đó là cách cái tâm đang lừa đảo mình. Để tự bảo vệ mình khỏi nỗi thất vọng, nó không bao giờ dám làm bất cứ việc gì hết mình cả.

Tại sao chúng ta phải cố để thuyết phục người khác tin mình?

Khi tôi trở về t ừ Mỹ, nhiều người hỏi tôi ở Mỹ có nhiều người theo đạo Phậ t không. Và họ rất mừng khi thấy người phương Tây cũng thực hành theo lời dạy của Đức Phật. Nhưng chính họ thì lại chẳng thực hành. Tại sao họ lại vui mừng khi thấy người phương Tây theo đạo Phật?

Tại sao chúng ta vui mừng khi thấy người khác cũng tin vào điều mình đang tin?

Những quan điểm được nhiều người tin theo đem lại cho người ta cảm giác an toàn.

Con người thật tức cười.

Chúng ta không biết chắc chắn về cái gì cả.

Nhưng chúng ta biết rằng mình đau khổ.

Nếu tâm không rối mờ, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời.

Niềm hãnh diện tìm ra câu trả lời lại khiến mình mù quáng.

Hãy làm bấ t cứ việc gì bạn muốn làm. Hành thi ền, xuất gia, sám hối. Bạn biế t việc gì là tố t nh ất đối với mình. Nếu tôi có thể cho bạn một lời khuyên, tôi sẽ khuyên: hãy chánh niệm.

Hãy thực hành thiền thư giãn. Rất đơn giản. Ngồi thậ t thoải mái, hoặc nếu có thể thì nên nằm xuống. Thư giãn toàn thân bắt đầu từ đỉnh đầu trở xuống, rà soát, phát hiện và thư giãn tất cả nh ững phần căng cứng, nh ức mỏi trên cơ thể. Khi bạn ý thức nhiều hơn về các cảm giác khó chị u, bạn s ẽ học được cách thư giãn các cơ, và sự căng thẳng, đau nhức sẽ dần dần tan biến. Thư giãn tất cả các bộ phận trên cơ thể, không để sót một ch ỗ nào. Thậm chí cả bên trong nữa (các cơ quan nội tạng). Thư giãn mộ t cách thật kiên nhẫn và chậm rãi, thư giãn đến tận các ngón chân và ngón tay, phía trước và phía sau cơ thể. Thư giãn một lần toàn bộ cơ thể và làm lại một lần nữa.

Trước khi xuất gia trở thành một nhà sư, tôi đã đọc rất nhiều sách thiền. Tôi nghĩ thế là mình đã hiểu hết về thi ền. Sau khi xuất gia được một năm, tôi nghĩ: chỉ đến bây giờ mình mới hiểu thiền là gì, và sau khi xu ất gia được ba năm tôi nghĩ: chỉ đến bây giờ tôi mới thực sự hiểu được thiền là gì. Mọi việc diễn ra như vậy đấy.

Khi còn trẻ tôi đọc rất nhiều sách viết về thám hiểm, và tôi rất thất vọng khi nghĩ rằng chẳng còn chỗ nào chưa được con người khám phá nữa cả. Kể từ khi tôi phát hi ện ra thế giớ i nội tâm, tôi bi ết đây là một thế giới hoang sơ và đã từng có nhiều ng ười khám phá. Rất nhiề u người đến với thế giới này mà không có được phương tiện thích hợp và rồi bị lạc lối. Tôi có được một phương tiện tốt nhất – chánh niệm.

Nhiều lúc tôi cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy có nhiều người có tín tâm mà ch ẳng hề biết ngay cả những điều đơn giản nhất về chánh niệ m. Một số người nói rằng đây là lần đầu tiên h ọ nghe nói rằng người ta có thể thực hành chánh niệm ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, dù đang làm bất cứ việc gì. Nhiều người nghĩ rằng chỉ nên thực hành chánh niệm khi ngồi thiền mà thôi, và không nên làm b ất cứ việc gì khác khi đang hành thiền. Họ chỉ dành thời gian riêng biệt đó để hành thiền, họ không sẵn lòng quan sát tâm mình trong khi giao tiếp với mọi người.

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người dành rất nhiều thời gian để ngồi thiền nhưng lại chẳng nhìn ra tham, sân, lòng tham muố n, sự tức giận, thói ngã mạn, ghen t ỵ… trong tâm mình. Nhiều thiền sinh không hề nhận thức được tầm quan trọng của việc quan sát một cách trung th ực những phiền não khởi sanh trong cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ giao tiế p, trong khi chuyện trò với người khác. Tôi nhấn mạnh rất nhiều đến việc thực hành chánh niệm trong lúc nói chuyện – bởi vì đó là lúc mọi người ít chánh niệm nhất.

Hầu hết các thiền sinh đều có thời gian biểu ngồi thiền mỗi ngày. Họ ngồi thiền nghiêm chỉnh lắm, họ chọn một vài đề mục để quan sát như hơi thở hay sự phồng xẹp của thành bụng, hay sự xúc chạm hoặc cả m giác. Họ lựa chọn đề mục để quan sát (điều đó tốt trong giai đoạn đầu tu t ập). Lựa chọn nghĩa là loại trừ (họ loại trừ một số đề mục ra, không quan sát chúng), chánh niệm nên phải bao hàm (toàn bộ các kinh nghiệm) chứ không loại trừ. Theo cách hiểu của tôi, trước tiên mọi người cần phải chánh niệm về các phiền não trong mình đã.

Bhāsite sampajānakārī hoti. (Người thực hành chánh niệm nói năng trong chánh ni ệm). Nói chuyện là một phần tương đối lớn trong cuộc sống của chúng ta. Tập chánh niệm trong khi nói chuyện vô cùng lợi ích. Nó không dễ nhưng không phải là không làm được. Hãy chánh niệm về nh ững chuyện bạn muốn nói, và trong khi nói chuyện hãy chánh niệ m biết môi mình đang mấp máy ra sao, âm điệu và âm lượng to nhỏ của giọng nói như thế nào, hay bất cứ những gì có liên quan.

Những đau khổ lớn nhất của con người là xuất phát từ những mối quan hệ. Vì vậy, điều rất quan trọng là phải chánh niệm trong khi giao ti ếp với mọi người. Chúng ta phải ý thức được thái độ của mình đối với những người mình đang quan hệ.

Quan sát thái độ của mình đối với tất cả mọi thứ là điều vô cùng quan trọng.

Nếu không có thái độ đúng đắn, chúng ta sẽ tạo ra vô số rắc rối. Những thiền sinh không nhìn thấy rõ thái độ của mình thường tự gây ra rất nhiều khó khăn.

Thực hành chánh niệm là điều tốt đẹp nhất tôi làm được cho chính mình.

Nếu bạn thực hành chánh niệm vì lợi ích của chánh niệm bạn sẽ hiểu rõ hơn về chánh niệm.

Con người luôn ôm ấp những ước muốn và khao khát đầy mâu thuẫn. Hầu hết tất cả mọi người không hề biết họ th ực sự muố n gì. Tâm họ thay đổi liên tục. Không nhất quán là quy luật. Tâm họ đầy những cảm xúc trái ngược.

Bóng cây đổ dài. Mặt trời đang xuống dần. Làn gió nhẹ buổi chiều thật mát mẻ. Ở đây tĩnh lặ ng và bình yên quá. Cứ như ở thế giới Phạm thiên. Đơn giản, biết đủ, thu thúc (samvara ), chánh niệm, chu đáo, nhẫn nại, từ ái, bi mẫn, hiểu biết thân tâm mình, những điều đó làm cho cuộc sống ở đây thật vô cùng bình yên!

Tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn chán cả. Tôi sống bình yên và hy vọng được chết bình yên ở trong rừng. Tôi quan sát tâm mình. Mọi thứ đến và đi. Chẳng có gì là tồn tại mãi cả. Ngay cả những điều tồi tệ nhất cũng chẳng ở lại lâu với mình. Vì vậy, khi nó đến, tôi biết rằng khoảnh khắc sau nó sẽ đi mất. Tôi không ph ải làm điều gì để nó phải biến mất c ả. Tôi muốn nhìn nó như nhìn một cái gì đó rất thú vị qua kính hiển vi. Nhưng mỗi khi tôi tập trung tâm vào bất cứ cái gì đang sanh khởi, tôi chỉ thấy được một thoáng qua của nó. Rồi nó đi mất. Tôi muốn nói: hãy ở lại, để tao nhìn mi kỹ hơn. Thực ra, chúng ta đều là người quen cũ cả mà. Nhưng chúng nó rất sợ bị người khác xăm soi. Vì vậy chánh niệm trở thành người bạn thường xuyên của tôi. Tôi nhìn cả tâm chánh niệm ấy nữa. Tôi chánh niệm biết rằng tôi đang có chánh niệm. Chánh niệm về tâm chánh niệm.

Điề u quan trọng nhất là chánh niệ m. Chánh ni ệm đến mức suy nghĩ dừng lại và bạn thấy rõ được bản chất thực sự của cuộc sống là gì, những vấn đề khó khăn từ đâu mà đến.

Tất cả mọi khó khăn đến từ chính trong tâm bạn.

Bạn sẽ không thể hiểu được khi tôi nói “Tất cả mọi khó khăn đến từ chính trong tâm bạn” đâu. Chỉ khi đạt đến một trình độ nhất định, hiểu tâm mình một cách thực sự sâu sắc, khi đó bạn mới hiểu được điều đó.

Tôi sống một cách bình an bởi vì tôi hiểu tâm mình thật sâu sắc. Trí tuệ có thể vượt qua được nghiệp (kamma).

Một điểm nữa về chánh niệm mà tôi đã nhận ra từ lâu trước kia, đó là bạn phải làm điều đó một cách liên tục. Gi ữ giới cũng phải như vậy, dù là đối với mộ t vị tỳ kheo hay đối với một người cư sỹ. Nếu b ạn nói rằng tôi sẽ giữ giớ i và chánh niệ m rất cẩn thận trong thời gian dự khóa thiền tích c ực, nhưng khi ra kh ỏi thiền vi ện thì thôi, tức là bạn đã không sống thậ t lòng với Pháp. (Điều đó giống như đã có vợ những vẫn đi ngoại tình- một ví dụ thật tức cười đúng không?). Khi đó mối quan hệ ấy th ật là gi ả dối. Bạn s ẽ không th ể có được ni ềm vui đích thực. Th ậm chí bạn cũng chẳng thể nghiêm túc được. Vâng, đó là cách tôi nhìn sự việc như thế đấy. Chúng ta phải luôn luôn sống thực (chung thủy) với những gì mình đang làm (giữ giới, chánh niệ m). Nế u không bạn sẽ không th ể trân trọng những việ c bạn đang làm, và cũng không tôn trọ ng chính bản thân mình. Và không có sự trân trọng đó, những gì bạn làm không thể hoàn mãn, không có kết quả và không thể có niềm vui.

Bả n thân chánh niệm không có động c ơ hay thái độ nào cả. Nó chỉ đơn thuần nhìn mọi việc một cách rõ ràng, không đánh giá phán xét, không mong muốn mọi việc phải khác đi. Thực hành chánh niệm để nhìn thấy cái hiện tại đang là. Chỉ thế thôi.

Chúng ta không ý thức được một phần lớn cái ti ến trình mà chúng ta gọi là tâm c ủa mình, và chúng ta đã quên một phầ n lớn nh ững kinh nghiệm, cảm xúc và những quyết định của mình trong quá khứ (cả trong nh ững kiếp trước nữa). Tuy nhiên, tất cả nh ững điều đó vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng ta cảm nhận và suy nghĩ hiện tại, và cái phần chúng ta không ý thức rõ hay đã quên đi đó vẫn là một phần của tâm chúng ta, mà tôi gọi đó là vô thức –một từ tạm dùng cho dễ hiểu.

Tôi ngày càng ý thức rõ hơn về những phần tối trong tâm mình, khi tôi càng chấp nhận nó thì nó càng lộ diện ra và tôi ngày càng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

Chúng ta dùng ngôn từ để giao tiếp và diễn đạt ý tưởng, nhưng ngay cả ý nghĩa ngôn từ thể hiện cũng rất mơ hồ.

Rất nhiều thứ đã mất đi tầ m quan trọng đối với tôi. Tôi không còn quan tâm đế n r ất nhiề u thứ trên đời nữa. Điều đó đem đến cho tôi nhi ều tự do hơn để nhìn rõ nh ững gì đang diễn ra trong tâm mình, trong cuộc đời mình và thấy rõ tâm mình thực sự đang làm gì. Thiền tập khiến tôi vô cùng say mê và hứng thú sâu sắc.

Rất nhiều đau khổ của chúng ta là do chính chúng ta tự tạo nên. Tâm là một nhà ảo thuật vĩ đại: nó tạo nên đau khổ và nó đau khổ; nó tạo ra thú vui và nó đam mê hưởng thụ; nó bị cắn bởi con rắn do chính nó tạo ra và vật vã đau đớn bởi nọc độc của con r ắn ấy. Giá như nó biết điều đó và không tạo ra nhiều đau khổ đến như vậy, thì có đến 90% nỗi khổ tâm của con người không còn nữa.

Tôi đến ở nơi đây để dành thêm thời gian đi sâu tìm hiể u tâm mình. Tôi muốn thân quen hơn nữa với chính tâm mình – để thấy tất cả những động cơ trái ngược nhau, những ham muốn, khao khát, những lý tưởng trong tâm mình và trong trái tim mình. Tôi muố n biết rõ mọi ngóc ngách trong tâm mình, tất cả từ đám nhện độc, bọ c ạp và rắn độc nhung nhúc trong đó, đến những loài sư tử và đại bàng… Không phải là tôi muốn đuổi chúng đi. Tôi chỉ muốn trở thành một người b ạn tốt của tâm mình, một người bạn tử tế và hiểu biết nó. Trừ phi tôi biết chúng thậ t rõ, nếu không chúng sẽ không để cho tôi ngủ yên. Tôi muốn xác định thật rõ ràng cách quan hệ với mọi người như thế nào cho đúng.

Tôi không thích mọi người xếp tôi vào một mẫu người nhất định nào đó mà thực sự tôi không phải là như thế. Nhưng đó là điều không thể tránh khỏi. Tất cả mọi ng ười trên thế gian này luôn luôn hiểu sai về người khác. Và tôi sẽ vẫn thất vọng nếu họ hiểu đúng về tôi.

Nơi b ạn sống và người bạn th ường quan hệ là rất quan trọng. Một số nơi bạn ở hay làm việc, mộ t số người bạn g ặp th ường làm cho tâm bạn phi ền não, và cứ phải ở trong tình trạng phiền não suốt ngày như thế sẽ làm hỏng cả tâm bạn. Chúng ta bị ảnh hưởng một cách rất vi tế bởi những người xung quanh mình.

Tôi ngày càng trở nên xa lánh và tách biệt khỏi con ng ười và mọ i hình thức tổ chức. Con người ta thường sử dụng người khác để tự đề cao chính mình dưới cái vỏ bọc mỹ miều là giúp đỡ người khác[29]

Bất cứ ai chiến đấu chống lại quỷ dữ cần ghi nhớ: chớ để chính mình cũng bị biến thành quỷ dữ trong cuộc chiến ấy. NIETZSCHE[30]

Tôi đã quan sát tâm mình trong rất nhiều năm nay. Vì vậy tôi hiểu rất rõ tâm mình. Tôi bi ết nó ngu ngốc, si mê và lưu manh, xảo trá đến mức nào, nhưng bởi vì tôi có chánh niệm luôn biết nó, nên nó không thể nào lôi tôi đi được.

Tôi đã quên hầu hết những điều học được trong sách vở. Tôi không muốn nhớ quá nhiều thứ trong đầu. Nh ưng tôi biết rất nhiều về b ản thân mình, về tâm của mình, về các trạng thái tâm, về tất cả mọi điều xấu xa, ngu ngốc của bản thân tôi. Tôi được người ta dạy dỗ rằng những điều ấy là xấu xa, đáng hổ thẹn, rằng tôi ph ải cả m th ấy t ội lỗi vì có những suy nghĩ như thế . Tôi không thèm tin họ. Tôi biết rằ ng t ất cả chúng ta đều có những suy nghĩ như thế cả, nhưng hầu hết chúng ta đều phủ nhận điều đó. Tôi không đi kể cho mọi người nghe hết mọi thứ về bản thân tôi. Tôi chấp nhận (không phản kháng lại) tất cả mọi thứ trong bản thân mình, cả tốt lẫn xấu.

Chúng ta sẽ không thay đổi được bất cứ điều gì nếu chúng ta không chấp nhận nó.

Lên án không giúp cho con người giải thoát, nó chỉ đè nén.

Một bác sỹ muốn chữa bệnh cứu người, anh ta phải chấp nhận tình trạng thực tế của bệnh nhân.

Và anh ta chỉ có thể làm được điều đó khi chính anh ta đã thấy và chấp nhận được bản thân mìnhnhư mình đang là.

Có lẽ điều này nghe quá đơn giản, nhưng những điều đơn giản lại luôn luôn là những điều khó làm nhất.

Trong cuộc đời thực, để trở thành đơn giản lại là cả một một nghệ thuật vĩ đại, và sự chấp nhận chính bản thân mình là nền tảng căn bản của đạo đức và là phép thử đối với toàn bộ quan điểm sống của con người.

CARL JUNG

Vấn đề tâm lý = Vấn đề đạo đức.

Hi ểu biết về bản thân mình và chấp nhận chính mình đem lại cho tôi sự bình an và thanh thản trong tâm. Tôi biết bằng lòng với chính mình. Tôi sẽ tiếp tục nhìn tâm mình mà không đánh giá phán xét nó, không chối bỏ, không chống đối hay phủ nhận nó. Có một người tôi muốn thấu hiểu thật tường tận, đó là chính bản thân tôi.

Tôi thích để tâm mình trống rỗng, trong sáng và nhẹ nhàng, không nặng nề bởi vi ệc học hành, nhồi nhét kiến thức. Tôi chẳng có gì để chứng tỏ, chẳng có gì để bảo vệ và cũng chẳng có gì để truyền bá cả.

Khi còn trẻ tôi đã từng làm nhiều việc ngu ngốc (đến bây giờ, đôi khi tôi vẫn còn làm những việc ngu ngốc). Có nhiều chuyện không thể nói ra được, nhưng tôi cũng không cố tình quên nó đi. Ký ức về những việc đã làm vẫn còn khởi lên trong tâm, nh ưng tôi không chống cự lại nó. Thậm chí tôi cũng không cảm thấ y th ất vọng và buồn bực về điều đó, dù rằng tôi vẫn cảm nhận được nỗi đau của nó.

Tất cả mọi người đều phạm sai lầm. Tôi đã học hiểu được rất nhiều về những gì diễn ra trong tâm khi một người làm một vi ệc sai lầ m – tâm trạ ng giày vò vì cảm giác tội lỗi như thế nào; muốn quên đi quá khứ ra sao (thật là sai lầm khi làm điều đó); và nhất là tâm tạ o nên mặc c ảm (sai lầm nữa) mình không xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp trên đời (không xứng đáng được nhận tình th ương, sự kính trọng, đức tin, danh dự hay tu ệ giác…). Tôi tự tha thứ cho chính mình. Trong hoàn cảnh như v ậy, làm sao tôi tránh không làm những việc ấy được cơ chứ? Nhưng có cần phải mang theo cảm giác tội lỗi như thế suốt cả cuộc đời không? Không! Tôi đã học đượ c một bài học từ những sai lầm của mình và sẽ cố gắng để không lặp lại những sai lầm ấy nữa. Tôi có thể làm được gì hơn thế nữa? Chẳng làm được gì hơn cả.

Chấp nhận sự thật sẽ giải thoát tâm mình.

Tôi không phải là ngườ i hoàn toàn trí tuệ trong mọi lúc; đôi lúc tôi cũng rất ngu ngốc. Chánh niệm v ề tâm mình là chiếc la bàn định hướng cho tôi. Mỗi khi phạ m sai lầm, chánh niệm về tâm luôn luôn nói với tôi rằng tôi đang gặp rắc rối.

Không thể có sự phát triển thật sự về mặt tâm linh nếu không hiểu biết một cách sâu sắc về chính bản thân mình như chính mình đang là.

Sự an lạc và tĩnh lặng tạ m thời mặc dù có tác dụng khích lệ tâm mình rất nhiều, nhưng chỉ mỗi thế thôi thì không thể mang lại sự chuyển hoá cho tâm mình.

Đúng là tôi có thể cứ tiếp tụ c thất vọng và buồn bực, trách cứ ngườ i ta chấp thủ, không có cái nhìn thoáng hơn, nhưng tôi không mu ốn làm điều đó nữa. Tôi không thể thay đổi họ; tôi không ch ịu trách nhiệm về họ; tôi sẽ giúp họ nếu có thể. Hầu hết mọi người không hay biết những gì đang diễn ra trong tâm mình và trong cuộc đờ i mình. Họ cứ nghĩ rằng họ biết, nhưng thực ra họ chẳng biết cái gì hết. Hầu hết mọi người đều bị điều ki ện hóa[31] (bị định khuôn) rất n ặng nề. Bạ n cần phải có chánh niệm thật mạnh mẽ và sự trung th ực để vượt qua được tình trạng định khuôn ấy. Bạn bị định khuôn và tôi cũng bị định khuôn. Chúng ta có biết mình đang bị định khuôn không? Hầ u h ết mọi suy nghĩ và phản ứng của chúng ta là những phản ứng máy móc từ sự khuôn định ấy. Vì vậ y, trước hết chúng ta phải tự làm việc với chính mình. Khi đã thoát khỏi tình trạng bị định khuôn đó, lúc đó tôi nghĩ chúng ta mới có thể làm được điều gì đó để giúp người khác thoát ra.

“…trở thành một con người không còn ích k ỷ, không còn ham muốn, sống vị tha, trải rộng tình thương vô điều kiện tới tất cả mọi ng ười. Bi ết đồng cảm, yêu thương, quan tâm tớ i người khác, có trái tim từ bi nồng ấm và chia sẻ. Một con người hào hiệp, rộng rãi, can đảm và giúp ích cho người.”

Khi tâm chúng ta còn thất vọng và buồn bực, chúng ta sẽ làm người khác tổn thương dưới cái mác giúp đỡ người.

Tự lừa dối chính mình. Đôi khi nó quá hoàn hảo đến nỗi chính mình cũng không ý thức được điều đó. Bản năng tự v ệ khiến cho chúng ta mù quáng trước khuyết điểm củ a chính mình (tự lừa dối). Chúng ta tự l ừa dối rằng mình đang hạnh phúc. Đôi khi thật là đau đớn khi nhìn ra những khuyết điểm của chính mình.

Trung thực là điều khó hơn tôi tưởng rất nhiều. Chúng ta bị mắc kẹt bởi những lời nói dối của chính mình. Nói về sự trung thực thì rất dễ nhưng để thực hành nó thì khó biết bao. Nếu tôi thực sự trung thực, chắc hẳn là tôi sẽ vô vùng mãn nguyện.

Đừng chất nặng những chuyện cũ trong quá khứ và những lo lắng cho tương lai ở trong tâm mình. Hãy sống mỗi và mọi phút giây một cách chánh niệm.

Tương lai sẽ tự nó lo cho chính nó.

Nhờ quá trình họ c hỏi (từ sự quan sát thân tâm mình với chánh niệm), chúng ta sẽ trưởng thành lên từ những dính mắc, khát vọng, những ước mơ và hy vọng của mình.

Sự vỡ mộng ban đầu bao giờ cũng đau đớn bởi vì nó đi cùng với sự thất vọng, nhưng sau đó sẽ giải phóng tâm mình. Nó làm cho con người ta trở nên thực tế hơn.

Cuộc đời không phải là câu chuyện cổ tích. Trong cuộc đời thực chẳng bao giờ có chuyện “thế rồi họ mãi mãi sống bên nhau hạnh phúc” cả đâu.

Để sống thực, chúng ta phải thay đổi. Giống như con rắn phải lột lớp da cũ đã quá chật, chúng ta phải rũ bỏ những giấc mơ mình ấp ủ. Thay vì cứ kêu ca nó quá chật không thở được, chúng ta phải lột bỏ lớp da cũ để lớp da mới mọc lên, cho mình dễ thở. Nhưng phải nhớ rằng, khi đến lúc cầ n phả i lột bỏ lớp da ấy nữa, chúng ta đừng miễn cưỡng. Lột lớp da cũ bao giờ cũng đau đớn. Bạn trở nên rất dễ bị tổn thương và quá nh ạy cảm bởi vì lớp da mới chưa đủ dày để chịu đựng sự tiếp xúc với môi trường.

Tôi ngày càng trở nên độc lập hơn về mặt tâm lý. Tôi không hề cảm thấy cô đơn.

“Làm thế nào để chánh niệm, quan sát được nh ững trạng thái tâm nằm sâu bên dưới?”. Bạn có thể cảm nhận được cả m giác về nó. Hãy chánh niệm về các cảm giác[32] và kiên nhẫn đợi cho những thứ nằ m bên dưới nổi lên trên bề mặt. Đừng sử dụng sức mạnh. Hãy để tâm mềm mại, nhẹ nhàng.

Hạnh phúc, an lạc là có mộ t nội tâm tĩnh lặng, và hoàn toàn chánh niệm, chánh niệm đến mức không có một suy nghĩ nào, không có cảm giác về một cái tôi nào cả. Sự an lạc này đến khi tấ t cả mọi suy nghĩ về quá khứ hay tương lai không tồn tại – không có cái “tôi”, không ngày hôm qua, không ngày mai, không dự định, kế hoạch…

Trong khoảnh khắc phi thời gian ấy, không có một cái “tôi” nào đang chứng nghiệm sự an lạc. Chỉ có mỗi sự an lạc đang ở đó.

Hạnh phúc đích thực không cần phải có lý do.

Khi bạn thực sự hạnh phúc (không còn cảm giác của cái tôi), bạn không thể nói “tôi hạnh phúc bởi vì…” Nếu bạn cố gắng để được hạnh phúc, chắc chắn là bạn sẽ thất bại.

Hạnh phúc đích thực đến không cần mời gọi.

Bạn có thể quan sát tâm mình liên tục đến mức tất c ả mọi suy nghĩ đều dừng lại không? Tâm bạn an lạc khi không còn suy nghĩ mà chỉ còn thuần chánh niệm về những gì đang có mặt. Suy nghĩ không thể làm cho tâm bạn bình an.

Có những khó khăn không thể giải quyết được, và cách tốt nhất để xử lý những khó khăn đó là không suy nghĩ về nó nữa.

Miên man suy nghĩ tới lui ch ỉ làm cho bạn rã rời, mệt mỏi. Những con người tri thức như chúng ta suy nghĩ quá nhiều. Chúng ta phải thừa nhận điều đó. Chúng ta phải t ự khép mình vào kỷ luật, không để mình đắm chìm quá mức trong suy nghĩ như vậy.

Đọc sách, nói chuyện, và mọi sự phân tán khác làm cho con ng ười quên lãng. Người nào làm quá nhiều những việc như vậy thường cảm thấy rất trống rỗng, tháo động, bất an và chán ch ường khi họ ở không, hoặc tâm họ trở nên đờ đẫn, mụ mị khi thiếu vắng những tác nhân kích thích như vậy.

Mỗi một suy nghĩ đều làm cho tâm mệt mỏi, tán lo ạn. Suy nghĩ là một gánh nặng, là một sự tra tấn. Bạn cứ cho rằng bạn sẽ tìm ra cách làm cho mình hạnh phúc bằng cách nghĩ về nó. Bạn đã ngốc ngh ếch như thế bao lâu rồi? Và bạn sẽ còn tiếp tục ngốc như thế bao lâu nữa? Suy nghĩ ư, quá đủ rồi! Hãy chỉ nhìn những gì đang diễn ra mà đừng suy nghĩ.

Rất nhiều thứ đã mất đi tầ m quan trọng đối với tôi. Tôi không còn quan tâm đế n rất nhiều thứ trên đời nữa. Điều đó đem đến cho tôi nhiều t ự do hơn để nhìn rõ những gì đang diễn ra trong tâm mình, trong cuộc đời mình

Một cái tâm suy nghĩ thì không thấy; suy nghĩ là mù quáng.

Một cái tâm thấy thì không suy nghĩ; thấy loại trừ suy nghĩ.

Thực sự thấy không phải là niệm thầm để ghi nhận. Càng suy nghĩ bạn sẽ càng loanh quanh luẩn quẩn.

Nếu bạn nhìn thấy suy nghĩ thật rõ ràng,nó sẽ dừng lại.

Tôi không suy nghĩ. Các suy nghĩ đang tự nó diễn ra. Dường như chúng đang tự biên tự diễn.

Đừng suy nghĩ quá nhiều và đừng làm quá nhiều.

Để hành thiền tốt chúng ta cần 6 đức tính: không ham ăn; không mê ngủ; không nói nhiều; ít bận rộn; vui thích độc cư; thu thúc lục căn[33].

Dạo này thiền tậ p của bạ n ra sao? Khi bạn dừng lại mọi suy nghĩ, thậm chí d ừng cả niệm thầm, khi tâm bạn hoàn toàn tĩnh lặng, chánh niệm và tỉnh giác, khi đó bạn sẽ thấy được bản chất vô thường, giống như một giấc mơ của tất cả mọi thứ trên đời.

Trong cái hộp có mấy tờ báo cũ. Tôi lấy chúng ra đọc và tôi quan sát tâm mình. Phân tán! Giải trí. Giết thời gian. Vô ích.

Con ng ười say mê giải trí và thu nhặt thông tin, họ lái tâm mình ra khỏi những vấn đề thực tế và quan trọng trong cuộc đời. Nghiên cứu tâm mình và cuộc đời mình còn đáng làm hơn thế nhiều, nhưng hầu hết tất cả mọi ng ười lại rất sợ làm điều đó. Thay vào đó, họ ch ỉ muốn lãng quên chính mình. Họ chạy trốn chính b ản thân mình; họ không có đủ dũng cảm để đối diện với chính mình. Hoặc là họ sợ, sợ rằng họ sẽ hóa điên nếu suy nghĩ quá nhiều về bản thân mình. Nhưng tôi không nói rằng phải suy nghĩ về mình; tôi nói về việc quan sát chính mình. Đúng thế, nếu suy nghĩ quá nhiều về mình, bạn sẽ điên khùng lên mất.

Con người ta luôn cảm thấy trống rỗng và vô ích. Để che đậy điều đó họ cứ phải tìm cách làm cho mình thật bận rộn. Người ta cảm thấy mình quan trọng khi họ bận rộn.

Ai có thể b ảo b ạn c ần phải làm gì? Không phải tôi. Cũng chẳng phải một bậc đạo sư hay một bác sỹ tâm lý nào. Bạn phải tự tìm ra cho chính mình. Tôi chỉ có thể bảo bạn là: hãy chánh niệm và sống một cuộc sống đơn gi ản, việc mà tôi nghĩ là bạn cũng đang làm bây giờ. Chúng ta không thể có tất cả mọi thứ. Chúng ta phải quyết định lựa chọn những thứ mình cần và buông bỏ những thứ còn lại.

Càng ít ham muốn, càng nhẹ gánh nặng.

Tôi không còn nghi ngờ gì nữa, tham ái, dính mắc, dục vọng và lòng tham là nguồn gố c của đau khổ (dukkha), và cách duy nhất để thoát ra khỏi chúng là hãy nhìn chúng cho thật kỹ. Đè nén hoặc phóng túng, buông lung đều chẳng có mấy giá trị. Thấu hiểu chúng thật sâu sắc mới thực sự làm nên chuyện.

Dù có diễn giải cách nào chăng nữa cũng không thể làm cho bạn hiểu được thế nào là tham, trừ phi bạn nhìn nó khi nó đang diễn ra trong tâm bạn. Nó giống như một tên gián điệp, có rất nhiều bộ mặt khác nhau và vô cùng xảo trá. Bạn đã từng bị tâm tham lừa đảo bao nhiêu lâu rồi.

Tham ái (tanhā), ngã mạn (māna ), tà kiến (ditthi ) đều là những pháp chướng ngại (papañca: ảo tưởng, chướng ngại đối với sự phát triển tâm linh). Chúng là nguyên nhân của rất nhiều hành động vô ích, nguyên nhân của sanh tử luân hồi (samsāra), và là nguyên nhân khiến chúng ta trì hoãn không chịu thực hành Pháp để giải thoát cho chính mình. Những pháp chướng ngại đó (papañca) làm nhân rộ ng các diễn trình của thân và tâm, khiến cho con người chúng ta luôn luôn bận rộn và phân tán.

Tầm (vitakka) là sự hướng tâm đến đề mục, hay là việc tâm nhận biết đề mục lúc ban đầu, còn Tứ (vicāra) là đặt tâm, giữ tâm trên đề mục ấy một cách ổn định, liên tục. Tầm làm việc đồng thời với Tứ trong giai đoạn đầu thiền tập, bởi vì lúc đầu tâm rất dễ trượt khỏi đề mục thiền mình đang quan sát. Cần phải đưa tâm v ề lại với đề mục nhiều lần và giữ nó tại đấy. Sau một thời gian thực hành, tâm sẽ không còn d ễ bị trượt đi như lúc đầu nữa nhưng vẫn cần phải cố gắng để giữ nó liên tục trên đề mục. Khi đã thực hành nhiều hơn nữa, tâm sẽ đậu lại trên đề mục. Cả Tầm và Tứ đều là những tâm sở (cetasika).

Tôi mới đọc xong bài viết THIỀN TẬP, MỘT CÁCH SỐNG của

Vimala Thakar[34]. Sau đây là một số ý tưởng trong đó mà tôi rất thích:

“…Trừ phi từ sâu thẳm bên trong có sự say mê tìm kiếm, tự mình khám phá, không có điều đó con người ta sẽ không được trang bị đầy đủ để sống thiền. Thiền là cả một cách sống, chứ không phải là một phần hay một công việc rời rạc, manh mún… cuộc sống ấy không phải là cuộc sống phương Tây cũng chẳng phải Á đông… Đối với một người khám phá đích thực, họ không có sự phấn khích, mà ở đó là mộ t chiều sâu mãnh liệt, không phải là thứ nhiệt tình lửa rơm, nông cạn… Khi đó, trạng thái quan sát ấy (chánh niệm) sẽ lan tỏa toàn bộ thời gian thức của bạn … Dù đó là lúc bạn đang nấu ăn, ở văn phòng làm việc, hay khi đang nói chuyện, trạng thái tự quan sát sẽ có mặt trong tất cả mọi hoạt động b ạn làm trong khoả ng thời gian thức… Khi trạng thái quan sát ấy được duy trì liên tục, cường độ của nó sẽ mạnh dần lên, và từ sáng đến đêm bạn sẽ chánh niệm tỉnh giác nhiều hơn n ữa… Chẳng có ích lợi gì hết nếu bạn cứ chú tâm vào các sinh hoạt của tâm mà bỏ qua những phần còn lại trong phong cách sống của mình. Thiền là một cái gì đó liên quan mật thiết đến toàn bộ cuộc sống, toàn bộ con người bạn. Hoặc là bạn sống trong nó hoặ c là bạn sống bên ngoài nó. Nói cách khác, nó có liên quan đến tất cả mọi thứ thuộc về tâm lý và thể chất… Vì vậy, từ một khu vực nhỏ của sinh hoạ t tâm, chúng ta đưa thiền đến cả một lĩnh vực rộng lớn của tâm thức, nó liên quan đến cả cách bạn ngồi hay đứng, cử động hay nói năng trong suố t cả ngày. Dù bạn muốn hay không, những trạng thái tâm nằm sâu bên trong vẫn luôn thể hiện ra bên ngoài qua thái độ của bạn… Mối quan hệ qua lại giữa thiền và toàn bộ cách sống này là một điều kiện đầu tiên cần phải có trên con đường chuyển hóa hoàn toàn… Rất ít người ý thức được rằng nói năng quá nhiều là một trong những trở ngại lớn nhất trong thiền… Cuộc sống là một thể thống nhất và bạn không thể nào chia tách nó ra thành những phần manh mún … Chánh niệm về những khoảng thất niệm, bản thân nó cũng là một sự quan sát.”

VIMALA THAKAR

Một cách tiếp cận cuộc sống manh mún, tách biệt hay chuyên biệt hóa sẽ không có hiệu quả. Con người cần có sự hiểu biết toàn diện.

Trong cơ thể con người, mỗi một bộ phận đều có liên quan đến các bộ phận khác. Cuộc sống cũng như vậy: mỗi một phần của cuộc sống đều có liên quan đến các phần khác.

Mọi mặt trong cuộ c số ng của bạn, từ kinh tế, cuộc sống tình dục, tình cảm, tri thức, cuộc s ống xã hội và tâm linh …tất cả đều có liên quan đến nhau. Bạn không thể tách r ời từng thứ ra một. Nếu bạn cố tình tách rời riêng biệt từng phần, cuộc sống của bạn s ẽ không bao giờ hoàn thiện, không bao giờ hài hòa. Cuộc sống của bạn sẽ chứa đầy những xung đột, chia rẽ và bất lực.

Bạn đã bao giờ đọc trong kinh điển rằng Đức Phật rửa chân, tay và bình bát của Ngài hết sức cẩn thận chưa? Tất cả mọi việc Ngài làm đều trở thành việc tâm linh. Đó mới là tâm linh đích thực.

Nó có liên quan đến tất cả mọi mặt trong cu ộc sống của bạn. Cách bạn nói chuyện, ăn mặc, giao tiếp với mọi người, cách bạn ăn, ngủ, cười – tất cả mọi việc bạn làm đều phản ánh nội tâm của bạn. Làm thế nào để suy nghĩ một cách sâu sắc ư? Bạn c ần phải có một cái tâm tĩnh lặng và chánh niệm, một cái tâm không mệt mỏ i hay trạo cử, tháo động mà th ấy biết một cách rõ ràng. Chính cái thấy biết rõ ràng đó mới thật là quan trọng. Tất cả chúng ta đều có những xung đột, cả ở bên trong nội tâm và bên ngoài cuộ c sống. Chỉ có chánh niệm rõ ràng và trí tuệ mới có khả năng giúp được bạn. Nissatta không chúng sanh, nijjiva – không sống! 

Hãy cố gắng có nhiều suy nghĩ tích cực hơn. Suy nghĩ rất có sức mạnh. Và hãy thu xếp mọi thứ quanh mình khiến cho cuộc sống của mình vui vẻ hơn. Đọc những cuốn sách khiến cho tâm mình tĩnh lặng, bình yên và vui vẻ. Một số cuốn sách đọc rất nặng nề. Và đừng mong đợi quá nhiều ở chính mình hay ở người khác.

Sau khi đã thực hành thiền chánh ni ệm được khoảng 2 năm, tôi mới đọc cuốn sách củ a Thiền sư Mahasi về thiền chánh niệm và nhận ra rằng hầu hết nh ững gì tôi đã chứng nghiệm đều giống với những gì trong sách viết (trước sự kinh ngạc và hoan hỷ của tôi). Tố t hơn hết là hãy thực hành một thời gian đủ lâu rồi hãy đọc những sách mô tả các tầng tuệ giác trong thiền Vipassāna (nyanzin), nhưng nên nhớ các tầng tuệ không phải là thứ để trang điểm và hãnh diện.

Bậc thánh Tu-đà-hoàn là người không còn vi phạm ngũ giới nữa. Đó là điều Đức Phật thường xuyên nói.

Th ế nào là một vị thành Tu-đà-hoàn (sotāpanna)? Ai có thể tuyên bố người này, người kia đã đắc quả Tu-đà-hoàn? Có gì khác biệt giữa một vị thánh Tu-đà-hoàn và một kẻ phàm phu? Khác nhau ở chỗ nào? 

Bạn hãy tự trả lời. Chẳng cần phải nói với tôi.

Một số kiến thức cơ bản về giáo lý Đức Phật dạy là cần thiết. Không nghe thuyết pháp từ những vị thầy giỏi sẽ khó có thể thực hành đúng đắn được. Kiến th ức Pháp học (pariyatti-kiến thức lý thuyết) đến đâu là đủ? Đó mới là vấn đề. Pañcavaggi nhóm 5 tỳ kheo đệ tử đầu tiên của Đức Phậ t ch ỉ cần nghe bài kinh Vô ngã tướng (Dhammacakkapavattana Sutta) là đủ để đắc đạ o. Giới hạnh (sīla) là cần thiết, không có giới chúng ta sẽ không thể sống bình an với chính mình được. Giới hỗ trợ thiền và ngược lại, thiền củng cố giới.

“Thu thúc (samvara) sẽ làm giảm bớt đau khổ (dukkha)” 

Giữ giới (sīla) là một loại thu thúc và chánh niệm (sati) cũng là thu thúc

Đến đất nước ấy bạn sẽ tìm thấy tất cả mọi loại người ở đó. Một số người rất chân thành, một số hiể u Phật pháp, nhưng cũng có rất nhiều người hoàn toàn lạc h ướng và pha trộn đủ loại. Đạo Hindu, Thiền tông (Zen), Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Nguyên thủy ( Theravāda), tâm lý học phương Tây. Có người nói ở Mỹ c ứ như một n ồi lẩ u thập cẩm. Trộn đủ mọi thứ vào với nhau rồi n ấu chín lên. Chẳng kiếm đâu ra cái gì hoàn hảo cả . Nếu không hiểu Pháp, bạn sẽ còn bị rối tung hơn nữa. Hãy đến đó một lần và khám phá, b ạn sẽ bi ết. Cuộc đời là mộ t sê-ri những sự thử nghi ệm mà. Không ai có thể nói chắc là bạn sẽ hạnh phúc ở đó hay không, nhưng có một điề u chắc chắn là bạ n sẽ thấy ở đó có rất nhiều tự do, t ự do sống theo cách của mình. Cách sống của người khác, ai có thể nói được gì? Đó là cuộc sống của họ cơ mà. Tất cả mọi người, nhiều hay ít, đều là những kẻ ngu (bāla).

Hiểu biết về Pháp và thực hành Pháp là sự bảo hộ duy nhất. Càng chánh niệm, con người càng trở nên mềm dịu hơn. Con người trở nên nhạy cảm hơn: nhạy cảm với nỗi đau; nhạy cảm với sự bất hạnh; nhạy cảm với sự vô nghĩa của cuộc đời. Con người rất dễ bất mãn với sự vô nghĩa ấy. 

Có thể bạn sẽ cảm thấy thất vọng, bởi vì thế giới này chỉ toàn những kẻ thậm chí không ý thức được cái xấ u xa, bất thiện trong tâm mình nữa. Và họ còn mong đợi bạn phả i hùa theo h ọ, chia sẻ cách nhìn cuộc đời ấu trĩ của họ. Có nhiều lúc, bạn cảm thấy rất bất mãn khi thấy người ta không những không biết trân trọng Pháp mà còn nhạo báng nh ững người thực hành Pháp nữa. Đôi khi họ lại còn cố tình tìm cách gây khó dễ. Những điều này thậm chí còn xả y ra ngay c ả trong giới chư tăng nữa. Vì vậy, hay hiểu cho họ và tha thứ cho họ. Khi có tâm xả (upekkhā) bạn sẽ được an lạc.

Đôi khi, có người hỏi tôi tại sao họ rất dễ bị thất vọng trong quan hệ với ngườ i khác. Câu trả lời là họ không thể chịu đựng đượ c sự vô nghĩa thêm chút nào nữa[35]. Họ không mu ốn lãng phí thời gian nói những câu chuyện phù phiế m, vô ích. Trước kia, họ ham thích chuyện trò, tán gẫu, giết thời gian, luận bàn chính trị . Bây giờ, họ không thể chịu đựng n ổi khi phải nói quá nhiều những chuyệ n vô ích nh ư th ế. Khi họ chánh niệm về những gì mình đang nói, họ cả m thấy lợm giọng khi phải nói những điều vô nghĩa. Họ cảm thấy thất vọng, và c ảm thấ y bị thiếu tôn trọng khi người đối diện thiếu tế nhị , không hiểu ngụ ý của mình. Thậm chí họ có thể trở nên thô lỗ với người ấy. Vì vậy, bạn phả i hết sức chánh niệm về trạng thái tâm ấy. Hãy hiểu cho mọi người và tha thứ cho họ.

“Càng tu tập và càng chánh niệm h ơn, tôi l ại càng mu ốn chạy trốn khỏi cái thế gi ới điên rồ này”. Nếu làm được điều đó thì hay biết mấy. Nhưng trước khi bạn có thể thay đổi, hãy cố gắng bao dung và phát triển tâm xả (upekkhā), nếu không bạn sẽ chỉ tự làm mình kiệt sức mà thôi.

“Thầy luôn cố gắng giúp đỡ chúng tôi, hiểu chúng tôi, nhưng thầy không cần người khác hiểu mình sao?”. Vâng, đúng thế, tôi không cần người khác hiểu tôi, nhưng nếu có thì tôi cũng rất cám ơn. Để hiểu một con ng ười không phải là chuyện dễ. Tôi không thực sự hiểu được người khác, nhưng tôi cố gắng hiểu. Để hiểu được chính mình đã vất vả lắm rồi. Nếu không hiểu được chính mình, làm sao bạn hiểu được người khác?

Và để hiểu được mình, bạn phải sống thật với chính mình. Để sống thật với chính mình quả thực là điều rất khó. Chúng ta luôn tự lừa dối mình trong mọi lúc. Tôi là một kẻ đạo đức giả. Thật là đau lòng khi nhận ra điều đó.

Có thể bạn đã quên rằng tôi cũng là mộ t con người, cũng có phần ngu ngốc của riêng mình. Tôi không nghĩ là mình sẽ trở thành hoàn h ảo, và tôi cũng không muốn là người hoàn hảo. Tất cả những gì tôi hy vọng là nhìn thấy những gì đang thực có trong mình. Thậm chí ngay cả khi thấy ra những lỗi l ầm của mình, tôi cũng không phấn khởi hay thất vọng. Tôi không vội vàng loại bỏ nó. Tôi không thể loại bỏ được. Tôi chỉ có thể hy vọng nhìn rõ chúng như chúng đang là. Và trong hầu hết mọi trường hợp, khi tôi nhìn th ấy chúng, tôi thường xuyên tạc chúng. Tâm mình rất giỏi xuyên tạc và bóp méo mọi việc. Tự lừa dối chính mình. Tôi tự lừa dối bản thân mình hầu như trong mọi lúc. Tôi đang học nhìn sự lừa dối ấ y ngày một nhi ều hơn. Tôi cũng không thất vọng lắm mỗi khi nhìn thấy nó. Nếu không có chánh niệm, chắc cuộc đời tôi sẽ chẳng khác gì một trò đùa nhạt như nước ốc.

Th ấy ra nh ững hạn chế của chính mình, đối với tôi thật khó để thấy được mình đang bị kẹt chỗ nào vào làm thế nào để thoát khỏi chỗ kẹt đó. “Tất cả mọi người đang mắc k ẹt”. Chỉ khi nào bạn thấy rõ mình đang bị kẹt chỗ nào, khi ấy bạn mới có cơ hội để thoát khỏi nó.

Mọi người cứ làm như thể họ biết rõ họ đang làm gì. Có thực là họ biết rõ mình đang làm gì không?

Tự lừa dối chính mình. Đôi khi nó quá hoàn hảo đến nỗi chính bạn cũng không ý thức được điều đó. Bản năng tự vệ khiến cho bạn mù quáng trước khuyết điểm củ a chính mình (tự lừa dối). Chúng ta tự l ừa dối rằng mình đang hạnh phúc. Đôi khi thật là đau đớn khi nhìn ra những khuyết điểm của chính mình; điều đó đòi hỏi rất nhiều dũng cảm, sự trung thực và chánh niệm.

Tôi có thể là một kẻ đại ngu. Nhưng khi tôi nhìn thấy nó và chấp nhận nó, tôi sẽ không sa chân xảy bước vào rắc rối lớn. Thậm chí tôi còn có vẻ là một người trí tuệ nữa. Sự ngu ngốc được kiểm soát đôi khi trông giống như là trí tuệ thật.

Chấp nhận những điều không thể tránh khỏi là điều vô cùng quan trọng đối với sự bình an của tâm hồn.

Vô thường (anicca ) th ực sự là một điều vượ t ra ngoài tầm tri thức. Dựa trên kiến thức sách vở mà hiểu biết về vô th ường thì chỉ là hiểu ở tầ m tri thức mà thôi. Khi bạn thực sự thấy vô th ường, nó là cái mà bạn phải kinh nghi ệm trực tiếp trong hiệ n tại. Không có suy nghĩ trong đó. Thật là khó để diễn giảng mọi điều trong một bức thư. Quá nhiều điều để nói, quá ít chỗ để viết!

Nhưng mà cuối cùng, những gì tôi v ừa nói cũng chẳng có gì là quan trọng cả. Chẳng có gì lớn lao cả. Có thể là vô ích nữa. Những gì tôi không nói, những gì tôi không thể nói thành lời, đối với tôi còn quan trọng hơn. Như thế này chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” thôi. Khi tâm tôi tĩnh lặng, tôi chẳng có gì trong tâm để mà viết cả.

Nếu bạn muốn sự thật 

Tôi sẽ nói cho bạn biết sự thật

Bạn ơi, nghe này:

Thượng Đế, người tôi yêu kính, là ở bên trong mình. KABIR[36]

Con người tạo ra tư tưởng, và những tư tưởng đó trở thành nhà tù. Nhưng người nào nhìn xuyên qua bức tường ấy, sẽ vượt qua được chúng.

Nếu bạn có thể hành thiền tốt, thì tấ m vải nào bạn mặc trên người chẳng thành vấn đề. Nhãn mác chẳng có mấy ý nghĩa nếu bạn biết chúng để làm gì. Nh ưng con người ta thường hay dính mắc vào nhãn mác, bao bì bên ngoài. Tùy bạn quyết định muốn giữ bao nhiêu giới thì giữ. Hãy chọn một hoặc hai đề mục thích hợp đối với bạn, và hãy chánh niệm hay biết chúng liên tục. Sự liên tục là điểm quan trọng nhất. Suy nghĩ không làm cho tâm ta an lạc. Hãy quan sát suy nghĩ mà đừng mong kiểm soát chúng. Khi bạn thấy chúng thật rõ ràng, chúng sẽ dừng lại. Tôi chuẩn bị dành một th ời gian hành thiền tích cực hơn. Tâm tôi quá đầy những chuyệ n thế gian. Thời gian vừa qua tôi đã đi lại và nói quá nhiều. Bây giờ tôi muốn tĩnh lặng trở lại. Suy nghĩ thật là một gánh nặng. Một mình tôi trên thuyền giữa biển cả; Một mình không radio liên lạc, nhưng tôi có chiếc la bàn là chánh niệm. 

Khi các suy nghĩ của bạn trở nên cực đoan và bạn không muốn mình bị hiểu nhầm, bạn im lặng hoặc sẽ nói những điều thực sự mình chẳng thích nói. Bạn nói những điều gần gần v ới những gì mình mu ốn nói, nhưng lại nói theo cách mà chẳng ai hiểu bạn nói gì cả. Có đôi khi bạn thấy thích thú khi họ chẳng hi ểu bạn nói gì. Tại sao bạn lại muốn nói ra những suy nghĩ của mình? Đó cũng là mộ t sự dính mắc nữa. Nếu bạn buông bỏ sự dính mắc đó, sẽ còn lại sự tĩnh lặng và bình an. 

Lúc nào cũng cứ phải chống đối, phản ứng lại mọi người và hoàn cảnh, dù sự phản ứng ấy không mạnh, cũng đủ làm cho tâm mình căng thẳng, bức xúc. Về lâu về dài, nó làm cho tâm mình kiệt sức.

Hãy quan sát tâm bạn và xem mức độ phản ứng đối với những tình huống kể cả thực lẫn tưởng tượng như thế nào.

Hãy quan sát sự căng thẳng, bức xúc của tâm mình.

Tốt hơn cả là hãy sống ở một nơi bạn không phải chống đối và phản ứng suốt ngày như thế. Có thể bạn sẽ phải sống một mình (nếu bạn có thể chịu đựng nổi sự cô đơn).

Càng cảm nhận sâu sắc, bạn càng phải im lặng về những cảm xúc của mình.

Những điều không thể nói ra, chúng ta phải giữ im lặng.

WITTGENSTEIN[37]

Bị hiểu nhầm thật là điều đáng ghét. Hầu hết mọi người không có ai đủ can đảm để thấy và chấp nhận sự thậ t cả. Họ chỉ muốn cái gì đó khiến cho họ hạnh phúc. Sự thật đôi khi thật đáng sợ đối với họ. Thực sự vậy. Vỡ mộng là điều đáng sợ . Bạn không còn gì để bám víu nữa. Ngay cả Pháp. (mà bạn hiểu Pháp là gì?). Chỉ có cái thấy, chỉ có cái hiểu. Hầu hết tất cả mọi người đều tìm kiếm cái gì đó để bám víu vào – một lý tưởng; một mục đích; một phươ ng pháp; mộ t cộng đồng; một tôn giáo; một tổ chức; bất cứ cái gì họ có thể tự đồng hóa mình với nó được.

Bạn có luôn thực hành chánh niệm trong mọi lúc không?

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app