1.- Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc tại gia và lạc xuất gia. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc xuất gia.

2. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Dục lạc và viễn ly lạc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là viễn ly lạc.

3. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc sanh y và lạc không sanh y. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc không sanh y.

4-12. ... (như trên, chỉ đổi" lạc có lậu hoặc và lạc không có lậu hoặc" ... "lạc thuộc tài vật và lạc không thuộc tài vật" ... "lạc bậc Thánh và lạc không phải bậc Thánh" ... "lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm" ... "lạc có hỷ và lạc không hỷ" ... "lạc có hân hoan và lạc có xả" ... "lạc có định và lạc không có định" ... "lạc với sở duyên có hỷ và lạc với sở duyên không có hỷ" ... "lạc với sở duyên có hân hoan và lạc với sở duyên có xả" ...

13. Có hai loại lạc này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lạc với sở duyên thuộc sắc và lạc với sở duyên thuộc vô sắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai lạc. Tối thắng trong hai lạc này, này các Tỷ-kheo, tức là lạc với sở duyên thuộc vô sắc.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada