(UPĀDĀNA-UPĀDĀNASAMPAYUTTADUKAṂ)

PHẦN LIÊN QUAN
(Paṭiccavāro)

[464] Pháp thủ tương ưng thủ liên quan pháp thủ tương ưng thủ sanh khởi do nhân duyên: dục thủ liên quan kiến thủ. Nên sắp theo gốc.

Pháp tương ưng thủ phi thủ liên quan pháp thủ tương ưng thủ sanh khởi do nhân duyên: các uẩn tương ưng liên quan các thủ.

Pháp thủ tương ưng thủ và pháp tương ưng thủ phi thủ liên quan pháp thủ tương ưng thủ sanh khởi do nhân duyên: dục thủ và các uẩn tương ưng liên quan kiến thủ. Xoay vòng.

... tương ưng thủ. Tóm lược, có chín vấn đề, giống như nhị đề thủ (upādānaduka) có khác là lời lẽ; không có sắc pháp. Và tất cả câu đều nên giải rộng như vậy, chỉ có pháp phi sắc.

PHẦN YẾU TRI
(Pañhāvāro)

[465] Pháp thủ tương ưng thủ trợ pháp thủ tương ưng thủ bằng nhân duyên: các nhân thủ tương ưng thủ trợ các thủ tương ưng bằng nhân duyên. Nên đặt vấn đề căn, các nhân thủ tương ưng thủ trợ các uẩn tương ưng bằng nhân duyên. Nên đặt vấn đề căn; các nhân thủ tương ưng thủ trợ các uẩn tương ưng và các thủ bằng nhân duyên.

Pháp tương ưng thủ phi thủ trợ pháp tương ưng thủ phi thủ bằng nhân duyên: các nhân tương ưng thủ phi thủ trợ các uẩn tương ưng bằng nhân duyên. Nên đặt vấn đề căn, các nhân tương ưng thủ phi thủ trợ các thủ tương ưng bằng nhân duyên. Nên đặt vấn đền căn; các nhân tương ưng thủ phi thủ trợ các uẩn tương ưng và các thủ bằng nhân duyên.

Pháp thủ tương ưng thủ và pháp tương ưng thủ phi thủ trợ pháp thủ tương ưng thủ bằng nhân duyên: các nhân thủ tương ưng thủ và tương ưng thủ phi thủ trợ các thủ tương ưng bằng nhân duyên. Nên đặt vấn đề căn, các nhân thủ tương ưng thủ và tương ưng thủ phi thủ trợ các uẩn tương ưng bằng nhân duyên. Nên đặt vấn đề căn, các nhân thủ tương ưng thủ và tương ưng thủ phi thủ trợ các uẩn tương ưng và các thủ bằng nhân duyên.

[466] Pháp thủ tương ưng thủ trợ pháp thủ tương ưng thủ bằng cảnh duyên: dựa vào các thủ mà thủ sanh khởi. Nên đặt vấn đề căn, dựa vào các thủ mà các uẩn tương ưng thủ phi thủ sanh khởi. Nên đặt vấn đề căn, dựa vào các thủ mà thủ và các uẩn tương ưng sanh khởi.

Pháp tương ưng thủ phi thủ trợ pháp tương ưng thủ phi thủ bằng cảnh duyên: dựa vào các uẩn tương ưng thủ phi thủ mà các uẩn tương ưng thủ phi thủ sanh khởi.ṇên làm ba câu. Trong hiệp lực cũng nên làm ba duyên.

[467] Pháp thủ tương ưng thủ trợ pháp thủ tương ưng thủ bằng trưởng duyên; ba câu.

Pháp tương ưng thủ phi thủ trợ pháp tương ưng thủ phi thủ bằng trưởng duyên: có cảnh trưởng và câu sanh trưởng, cũng ba câu. Trong ba câu nên làm hai câu có trưởng. Trưởng hiệp lực (ghaṭa-nādhipati) cũng có ba duyên.

[468] Pháp thủ tương ưng thủ trợ pháp thủ tương ưng thủ bằng vô gián duyên: các thủ tương ưng thủ kế trước trợ các thủ kế sau bằng vô gián duyên. Nên làm chín vấn đề như vậy, không có tâm khai môn, tâm xuất lộ.

[469] Pháp thủ tương ưng thủ trợ pháp thủ tương thủ bằng đẳng vô gián duyên: có chín câu.

... bằng câu sanh duyên: chín câu.

... bằng hỗ tương duyên: chín câu.

... bằng y chỉ duyên: chín câu.

[470] Pháp thủ tương ưng thủ trợ pháp thủ tương ưng thủ bằng cận y duyên: ... trùng ... ba câu.

Pháp tương ưng thủ phi thủ trợ pháp tương ưng thủ phi thủ bằng cận y duyên: có cảnh cận y, vô gián cận y và thường cận y ... trùng .... thường cận y: các uẩn tương ưng thủ phi thủ trợ các uẩn tương ưng thủ phi thủ bằng cận y duyên. Ba câu

Trong cận y hiệp lực cũng có ba duyên ... bằng trùng dụng duyên: chín câu.

[471] Pháp tương ưng thủ phi thủ trợ pháp tương ưng thủ phi thủ bằng nghiệp duyên: ba câu

... bằng vật thực duyên: ba câu

... bằng quyền duyên: ba câu.

... bằng thiền na duyên: ba câu.

... bằng đồ đạo duyên: chín câu.

... bằng tương ưng duyên: chín câu.

... bằng hiện hữu duyên: chín câu.

... bằng vô hữu duyên: chín câu.

... bằng ly khứ duyên: chín câu.

... bằng bất ly duyên: chín câu.

[472] Trong nhân có chín cách; trong cảnh có chín cách; trong trưởng có chín cách; trong vô gián có chín cách; trong đẳng vô gián có chín cách; trong câu sanh có chín cách; trong hỗ tương có chín cách; trong y chỉ có chín cách; trong cận y có chín cách; trong trùng dụng có chín cách; trong nghiệp có ba cách; trong vật thực có ba cách; trong quyền có ba cách; trong thiền na có ba cách; trong đồ đạo có chín cách; trong tương ưng có chín cách; trong hiện hữu có chín cách; trong vô hữu có chín cách; trong ly khứ có chín cách; trong bất ly có chín cách.

[473] Pháp thủ tương ưng thủ trợ pháp thủ tương ưng thủ bằng cảnh duyên... bằng câu sanh duyên... bằng cận y duyên...

Pháp thủ tương ưng thủ trợ pháp tương ưng thủ phi thủ bằng cảnh duyên... bằng câu sanh duyên... bằng cận y duyên...

Pháp thủ tương ưng thủ trợ pháp thủ tương ưng thủ và pháp tương ưng thủ phi thủ bằng cảnh duyên... bằng câu sanh duyên... bằng cận y duyên...

Ðều nên làm chín câu như vậy; trong mỗi một gốc có ba câu, ba vấn đề.

[474] Trong phi nhân có chín cách; trong phi cảnh có chín cách; trong phi trưởng có chín cách... tất cả đều có chín cách; trong phi bất ly có chín cách.

[475] Trong phi cảnh từ nhân duyên có chín cách; trong phi trưởng... chín cách; trong phi vô gián... chín cách; trong phi đẳng vô gián... chín cách; trong phi cận y... chín cách; tất cả đều có chín cách; trong phi đồ đạo... chín cách; trong phi tương ưng... chín cách; trong phi vô hữu...chín cách; trong phi ly khứ... chín cách.

[476] Trong cảnh từ phi nhân duyên có chín cách; trong trưởng ... chín cách. Nên làm theo đầu đề thuận tùng (anulomamātikā).

DỨT NHỊ ÐỀ THỦ TƯƠNG ƯNG THỦ.

-ooOoo-



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada