[534] Pháp tương ưng phược nhờ pháp tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: ba câu, giống như phần liên quan.

Pháp bất tương ưng phược nhờ pháp bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: ... nhờ một uẩn bất tương ưng phược; vào sát na tái tục ý vật nhờ các danh uẩn, các danh uẩn nhờ ý vật ... nhờ một sắc đại hiển; các uẩn bất tương ưng phược nhờ ý vật.

Pháp tương ưng phược nhờ pháp bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: các uẩn tương ưng phược nhờ ý vật; các uẩn tương ưng nhờ tham bất tương ưng tà kiến; các uẩn tương ưng nhờ phẫn nộ (sân).

Pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược nhờ pháp bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: các uẩn tương ưng phược nhờ ý vật; sắc sở y tâm nhờ các sắc đại hiển; các uẩn tương ưng và sắc sở y tâm nhờ tham bất tương ưng tà kiến; các uẩn tương ưng và sắc sở y tâm nhờ phẫn nộ; các uẩn bất tương ưng tà kiến và tham nhờ ý vật; các uẩn câu hành ưu và sân nhờ ý vật.

Pháp tương ưng phược nhờ pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn nhờ một uẩn tương ưng phược và ý vật; ... hai uẩn; ba uẩn nhờ một uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến và ý vật, ... hai uẩn; ba uẩn nhờ một uẩn câu hành ưu và ý vật, ... hai uẩn.

Pháp bất tương ưng phược nhờ pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: sắc sở y tâm nhờ các uẩn tương ưng phược và các sắc đại hiển; sắc sở y tâm nhờ các uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến và tham; sắc sở y tâm nhờ các uẩn câu hành ưu và phẫn nộ (sân); tham nhờ các uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến và ý vật; sân nhờ các uẩn câu hành ưu và ý vật.

Pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược nhờ pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn nhờ một uẩn tương ưng phược và ý vật, ... hai uẩn; sắc sở y tâm nhờ các uẩn tương ưng phược và các sắc đại hiển; ba uẩn và các sắc sở y tâm nhờ một uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến và tham, ... hai uẩn; ba uẩn và sắc sở y tâm nhờ một uẩn câu hành ưu và sân, ... hai uẩn; ba uẩn và tham nhờ một uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến và ý vật, ... hai uẩn; ba uẩn và sân nhờ một uẩn câu hành ưu và ý vật, ... hai uẩn. Tóm lược.

[535] Trong nhân có chín cách; trong cảnh có chín cách; trong trưởng có chín cách; trong vô gián có chín cách; trong đẳng vô gián có chín cách ... tất cả đều có chín cách; trong quả có một cách; trong vật thực có chín cách; trong bất ly có chín cách.

[536] Pháp bất tương ưng phược nhờ pháp bất tương ưng phược sanh khởi do phi nhân duyên: ... nhờ uẩn vô nhân bất tương ưng phược; luôn cả thời tái tục vô nhân cho đến câu chúng sanh vô tưởng, nhãn thức nhờ nhãn xứ ... thân thức nhờ thân xứ; các uẩn bất tương ưng phược vô nhân nhờ ý vật; Si câu hành hoài nghi câu hành trạo cử nhờ các uẩn câu hành hoài nghi câu hành trạo cử và ý vật. Tóm lược.

[537] Trong phi nhân có một cách; trong phi cảnh có ba cách; trong phi trưởng có chín cách; trong phi vô gián có ba cách. Tóm lược. Trong phi cận y có ba cách; trong phi tiền sanh có bảy cách; trong phi hậu sanh có chín cách; trong phi trùng dụng có chín cách; trong phi nghiệp có bốn cách; trong phi quả có chín cách; trong phi vật thực có một cách; trong phi quyền có một cách; trong phi thiền na có một cách; trong phi đồ đạo có một cách; trong phi tương ưng có ba cách; trong phi bất tương ưng có sáu cách; trong phi vô hữu có ba cách; trong phi ly khứ có ba cách.

[538] Trong phi cảnh từ nhân duyên có ba cách; trong phi trưởng có ... chín cách; nên tính toán như vậy.

[539] Trong cảnh từ phi nhân duyên có một cách; trong bất ly ... một cách.

PHẦN Y CHỈ (Nissayavāro) cũng giống như PHẦN DUYÊN SỞ (Paccayavāro).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada