[527] Pháp tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn liên quan một uẩn tương ưng phược, ... hai uẩn.
Pháp bất tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: sắc sở y tâm liên quan các uẩn tương ưng phược; tham và sắc sở y tâm liên quan các uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến; sân và sắc sở y tâm liên quan các uẩn câu hành ưu.
Pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn và sắc sở y tâm liên quan một uẩn tương ưng phược, ... hai uẩn; ba uẩn và tham và sắc sở y tâm liên quan một uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến, ... hai uẩn; ba uẩn và sân và sắc sở y tâm liên quan một uẩn câu hành ưu; ... hai uẩn.
Pháp bất tương ưng phược liên quan pháp bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn và sắc sở y tâm liên quan một uẩn bất tương ưng phược, ... hai uẩn; sắc sở y tâm liên quan tham bất tương ưng tà kiến; sắc sở y tâm liên quan phẫn nộ (sân); vào sát na tái tục ... liên quan các uẩn. Tóm lược.
Pháp tương ưng phược liên quan pháp bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: các uẩn tương ưng liên quan tham bất tương ưng tà kiến; các uẩn tương ưng liên quan phẫn nộ (sân).
Pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược liên quan pháp bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: các uẩn tương ưng và sắc sở y tâm liên quan tham tương ưng tà kiến; các uẩn tương ưng và sắc sở y tâm liên quan phẫn nộ (sân).
Pháp tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn liên quan một uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến, và tham, ... hai uẩn; ba uẩn liên quan một uẩn câu hành ưu, và sân, ... hai uẩn.
Pháp bất tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: sắc sở y tâm liên quan các uẩn tương ưng phược và các sắc đại hiển; sắc sở y tâm liên quan các uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến và tham; sắc sở y tâm liên quan các uẩn câu hành ưu và phẫn nộ.
Pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn và sắc sở y tâm liên quan một uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến và tham, ... hai uẩn; ba uẩn và sắc sở y tâm liên quan một uẩn câu hành ưu, ... hai uẩn.
[528] Pháp tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược sanh khởi do cảnh duyên: ba uẩn liên quan một uẩn tương ưng phược, hai uẩn.
Pháp bất tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược sanh khởi do cảnh duyên: tham liên quan các uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến, phẫn nộ liên quan các uẩn câu hành ưu.
Pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược sanh khởi do cảnh duyên: ba uẩn và tham liên quan một uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến, ... hai uẩn, ba uẩn và sân liên quan một uẩn câu hành ưu, ... hai uẩn.
Pháp bất tương ưng phược liên quan pháp bất tương ưng phược sanh khởi do cảnh duyên: ba uẩn liên quan một uẩn bất tương ưng phược, ... hai uẩn; vào sát na tái tục các danh uẩn liên quan ý vật.
Pháp tương ưng phược liên quan pháp bất tương ưng phược sanh khởi do cảnh duyên: các uẩn tương ưng liên quan tham bất tương ưng tà kiến; các uẩn tương ưng liên quan phẫn nộ.
Pháp tương ưng phược liên quan pháp tương ưng phược và bất tương ưng phược sanh khởi do cảnh duyên: ba uẩn liên quan một uẩn câu hành tham bất tương ưng tà kiến và tham, ... hai uẩn; ba uẩn liên quan một uẩn câu hành ưu và phẫn nộ (sân), hai uẩn. Tóm lược.
[529] Trong nhân có chín cách; trong cảnh có sáu cách; trong trưởng có chín cách; trong vô gián có sáu cách; trong đẳng vô gián có sáu cách; trong câu sanh có chín cách; trong hỗ tương có sáu cách; trong y chỉ có chín cách, trong cận y có sáu cách; trong tiền sanh có sáu cách; trong trùng dụng có sáu cách; trong nghiệp có chín cách; trong quả có một cách; trong vật thực có chín cách; trong quyền có chín cách; trong thiền na có chín cách; trong đồ đạo có chín cách; trong tương ưng có sáu cách, trong bất tương ưng có chín cách; trong hiện hữu có chín cách; trong vô hữu có sáu cách; trong ly khứ có sáu cách; trong bất ly có chín cách.
[530] Pháp bất tương ưng phược liên quan pháp bất tương ưng phược sanh khởi do phi nhân duyên: ba uẩn và sắc sở y tâm liên quan một uẩn bất tương ưng phược vô nhân, ... hai uẩn; có sát na tái tục vô nhân luôn đến câu chúng sanh vô tưởng, si câu hành hoài nghi câu hành trạo cử liên quan các uẩn câu hành hoài nghi câu hành trạo cử.
[531] Trong phi nhân có một cách; trong phi cảnh có ba cách; trong phi trưởng có chín cách; trong phi vô gián có ba cách; trong phi đẳng vô gián có ba cách; trong phi hỗ tương có ba cách; trong phi cận y có ba cách; trong phi tiền sanh có bảy cách. Trong phi tiền sanh khi phân tích nên sắp phần vô sắc trước tiên, nếu chỗ nào có phần hữu sắc mới nên sắp sau đó; trong vô sắc không có phẫn nộ (sân). Trong phi hậu sanh có chín cách; trong phi trùng dụng có chín cách; trong phi nghiệp có bốn cách; trong phi quả có chín cách; trong phi vật thực có một cách; trong phi quyền có một cách; trong phi thiền na có một cách; trong phi đồ đạo có một cách; trong phi tương ưng có ba cách; trong phi bất tương ưng có sáu cách; trong phi vô hữu có ba cách; trong phi ly khứ có ba cách.
[532] Trong phi cảnh từ nhân duyên có ba cách; trong phi trưởng ... chín cách. Nên tính toán như vậy, tóm lược. Trong phi ly khứ ... ba cách.
[533] Trong cảnh từ phi nhân duyên có một cách ...; trong bất ly ... một cách.
PHẦN CÂU SANH (sahajātavāro) cũng nên làm như vậy.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada