[424] Pháp triền nhờ pháp triền sanh khởi do nhân duyên: ba câu. Giống như phần liên quan (paṭiccavāro).

Pháp phi triền nhờ pháp phi triền sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn và sắc sở y tâm nhờ một uẩn phi triền; hai uẩn ... vào sát na tái tục ý vật nhờ các danh uẩn, các danh uẩn nhờ ý vật; ... nhờ một đại hiển; sắc sở y tâm, sắc nghiệp, sắc y sinh nhờ các sắc đại hiển; các danh uẩn phi triền nhờ ý vật.

Pháp triền nhờ pháp phi triền sanh khởi do nhân duyên: các triền nhờ các uẩn phi triền.

Pháp triền và phi triền nhờ pháp phi triền sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn, triền và sắc sở y tâm nhờ một uẩn phi triền; hai uẩn ...các triền nhờ ý vật; sắc sở y tâm nhờ các sắc đại hiển; các triền và các uẩn tương ưng nhờ ý vật.

Pháp triền nhờ pháp triền và pháp phi triền sanh khởi do nhân duyên: kiến triền, vô minh triền nhờ dục ái triền và các uẩn tương ưng; kiến triền, vô minh triền nhờ dục ái triền và ý vật ... nên kết hợp xoay vòng.

Pháp phi triền nhờ pháp triền và phi triền sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn và sắc sở y tâm nhờ một uẩn phi triền và các triền, hai uẩn ... xoay vòng; các uẩn phi triền nhờ các triền và ý vật.

Pháp triền và phi triền nhờ pháp triền và phi triền sanh khởi do nhân duyên: ba uẩn, kiến triền, vô minh triền, và sắc sở y tâm nhờ một uẩn phi triền và dục ái triền; hai uẩn ... nên xoay vòng; kiến triền, vô minh triền và các uẩn tương ưng nhờ dục ái triền và ý vật ... nên xoay vòng. Tóm lược.

[425] Trong nhân có chín cách; trong cảnh có chín cách ... trong tất cả đều có chín cách; trong quả có một cách; trong bất ly có chín cách.

[426] Trong phi nhân có bốn cách. Ý vật có trong những câu nào thì nên là trong những câu ấy giống như nhau. Trong phi cảnh có ba cách... trong phi ly khứ có ba cách.

Hai cách đếm còn lại và phần y chỉ (nissaya-vāro) cũng nên làm thành như thế.

PHẦN HÒA HỢP (Saṃsaṭṭhavāro)

[427] Pháp triền hòa hợp pháp triền sanh khởi do nhân duyên: kiến triền và vô minh triền hòa hợp dục ái triền ... có chín vấn đề như vậy, và chỉ nên sắp trong cõi vô sắc.

Phần hòa hợp (saṃsaṭṭhavāro) cùng phần tương ưng (sampayuttavāro) đều nên sắp thành như vậy cả.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada