[475] Pháp thiện tương ưng pháp thiện sanh khởi do nhân duyên, tức là ba uẩn tương ưng một uẩn thiện, một uẩn tương ưng ba uẩn, hai uẩn tương ưng hai uẩn.

[476] Pháp bất thiện tương ưng pháp bất thiện sanh khởi do nhân duyên, tức là ba uẩn tương ưng một uẩn bất thiện, một uẩn tương ưng ba uẩn, hai uẩn tương ưng hai uẩn.

[477] Pháp vô ký tương ưng pháp vô ký sanh khởi do nhân duyên, tức là ba uẩn tương ưng một uẩn vô ký quả vô ký tố, một uẩn tương ưng ba uẩn, hai uẩn tương ưng hai uẩn; trong sát na tái tục ba uẩn tương ưng một uẩn vô ký quả, một uẩn tương ưng ba uẩn, hai uẩn tương ưng hai uẩn. Tóm lược.

[478] Trong nhân có ba cách; trong cảnh có ba cách; trong trưởng có ba cách; trong vô gián có ba cách; trong đẳng vô gián có ba cách; trong câu sanh có ba cách; trong hỗ tươngcó ba cách; trong y chỉ có ba cách; trong cận y có ba cách; trong tiền sanh có ba cách; trong trùng dụng có ba cách; trong nghiệp có ba cách; trong quả có một cách; trong vật thực có ba cách; trong quyền có ba cách; trong thiền na có ba cách; trong đồ đạo có ba cách; trong tương ưng có ba cách; trong bất tương ưng có ba cách; trong hiện hữu có ba cách; trong vô hữu có ba cách; trong ly khứ có ba cách; trong bất ly có ba cách.

DỨT THUẬN TÙNG

[479] Pháp bất thiện tương ưng pháp bất thiện sanh khởi do phi nhân duyên tức là si câu hành hoài nghi câu hành trạo cử tương ưng các uẩn câu hành hoài nghi câu hành trạo cử.

[480] Pháp vô ký tương ưng pháp vô ký sanh khởi do phi nhân duyên tức là ba uẩn tương ưng một uẩn vô ký quả vô ký tố vô nhân, một uẩn tương ưng ba uẩn, hai uẩn tương ưng hai uẩn; trong sát na tái tục vô nhân, ba uẩn tương một uẩn vô ký quả, một uẩn tương ưng ba uẩn, hai uẩn tương ưng hai uẩn. Tóm lược.

[481] Phi nhân có hai cách; trong phi trưởng có ba cách; trong phi tiền sanh có ba cách; trong phi hậu sanh có ba cách; trong phi trùng dụng có ba cách; trong phi nghiệp có ba cách; trong phi quả có ba cách; trong phi thiền na có một cách; trong phi đồ đạo có một cách; trong phi bất tương ưng có ba cách.

DỨT ÐỐI LẬP

[482] Trong phi trưởng từ nhân duyên có ba cách; trong phi tiền sanh ... ba cách; trong phi hậu sanh ... ba cách; trong phi trùng dụng ... ba cách; trong phi nghiệp ... ba cách; trong phi quả ... ba cách; trong phi bất tương ưng ... ba cách.

DỨT THUẬN TÙNG ÐỐI LẬP

[483] Trong cảnh từ phi nhân duyên có hai cách; trong vô gián ... hai cách; trong đẳng vô gián ... hai cách; trong câu sanh ... hai cách; trong hỗ tương... hai cách; trong y chỉ ... hai cách; trong cận y ... hai cách; trong tiền sanh ... hai cách; trong trùng dụng ... hai cách; trong nghiệp ... hai cách; trong quả ... một cách; trong vật thực ... hai cách; trong quyền ... hai cách; trong thiền na ... một cách; trong đồ đạo ... một cách; trong tương ưng ... hai cách; trong bất tương ưng ... hai cách; cách; trong hiện hữu ... hai cách; trong vô hữu ... hai cách; trong ly khứ ... hai cách; trong bất ly ... hai cách.

DỨT ÐỐI LẬP THUẬN TÙNG.

KẾT THÚC PHẦN TƯƠNG ƯNG.

Ý nghĩa hòa hợp (saṃsaṭṭha) tức là ý nghĩa tương ưng (sampayutta), ý nghĩa tương ưng tức là ý nghĩa hòa hợp.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada