[236] Pháp thiện đồng sanh pháp thiện sanh khởi do Nhân duyên, tức là ba uẩn đồng sanh, một uẩn thiện, một uẩn đồng sanh ba uẩn, hai uẩn đồng sanh hai uẩn.

Pháp vô ký đồng sanh pháp thiện sanh khởi do Nhân duyên, tức là sắc tâm(cittasamuṭṭhānarūpaṃ) đồng sanh, với các uẩn thiện.

Pháp thiện và vô ký đồng sanh pháp thiện sanh khởi do Nhân duyên, tức là ba uẩn và sắc tâm đồng sanh với một uẩn thiện, một uẩn và sắc tâm đồng sanh với ba uẩn, hai uẩn và sắc tâm đồng sanh với hai uẩn.

[237] Pháp bất thiện đồng sanh pháp bất thiện sanh khởi do Nhân duyên, tức là ba uẩn đồng sanh với một uẩn bất thiện, một uẩn đồng sanh với ba uẩn, hai uẩn đồng sanh với hai uẩn.

Pháp vô ký đồng sanh pháp bất thiện sanh khởi do Nhân duyên, tức là sắc tâm đồng sanh với các uẩn bất thiện.

Pháp bất thiện và vô ký đồng sanh pháp bất thiện sanh khởi do Nhân duyên, tức là ba uẩn và sắc tâm đồng sanh với một uẩn bất thiện, một uẩn và sắc tâm đồng sanh với ba uẩn, hai uẩn và sắc tâm đồng sanh với hai uẩn.

[238] Pháp vô ký đồng sanh pháp vô ký sanh khởi do Nhân duyên, tức là ba uẩn và sắc tâm đồng sanh với một uẩn vô ký quả, vô ký tố, một uẩn và sắc tâm đồng sanh với ba uẩn, hai uẩn và sắc tâm đồng sanh với hai uẩn.

Vào sát na tái tục ba uẩn và sắc nghiệp (katatārūpaṃ) đồng sanh với một uẩn vô ký quả, một uẩn và sắc nghiệp đồng sanh với ba uẩn, hai uẩn và sắc nghiệp đồng sanh với hai uẩn, sắc ý vật (vatthu) đồng sanh với các danh uẩn, các danh uẩn đồng sanh với sắc ý vật. Ba đại hiển đồng sanh với một đại hiển, một đại hiển đồng sanh với ba đại hiển, hai đại hiển đồng sanh với hai đại hiển; sắc tâm, sắc nghiệp, sắc y sinh đồng sanh với sắc đại hiển.

[239] Pháp vô ký đồng sanh pháp thiện và vô ký sanh khởi do Nhân duyên, tức là sắc tâm đồng sanh với các uẩn thiện và sắc đại hiển.

Pháp vô ký đồng sanh pháp bất thiện và vô ký sanh khởi do Nhân duyên, tức là sắc tâm đồng sanh với các uẩn bất thiện, và sắc đại hiển.

Cần được giải rộng cũng như phần liên quan (paṭiccavāra).

[240] Trong nhân chín cách; trong cảnh ... ba cách; trong trưởng ... chín cách; trong vô gián ... ba cách; trong Ðẳng Vô gián ... ba cách; trong câu sanh ... chín cách; trong hỗ tương ... ba cách; trong y chỉ ... chín cách; trong cận y ... ba cách; trong tiền sanh ... ba cách; trong trùng dụng ... ba cách; trong nghiệp ... chín cách; trong quả... ba cách; trong vật thực ... chín cách; trong quyền ... chín cách; trong thiền na ... chín cách; trong đồ đạo... chín cách; trong tương ưng ... ba cách; trong Bất tương ưng ... chín cách; trong hiện hữu ... chín cách; trong vô hữu ... ba cách; trong ly khứ ... ba cách; trong bất ly ... chín cách.

DỨT THUẬN TÙNG.

Cần được tính đếm cũng như phần liên quan (paṭiccavāragananā).

[241] Pháp bất thiện đồng sanh pháp bất thiện sanh khởi do phi Nhân duyên, tức là si câu sanh hoài nghi, câu sanh trạo cử đồng sanh với các uẩn câu sanh hoài nghi, câu sanh trạo cử.

[242] Pháp vô ký đồng sanh pháp vô ký sanh khởi do phi Nhân duyên, tức là ba uẩn và sắc tâm đồng sanh với một uẩn vô ký quả vô ký tố vô nhân, một uẩn và sắc tâm đồng sanh với ba uẩn, hai uẩn và sắc tâm đồng sanh với hai uẩn. Vào sát na tái tục vô nhân, ba uẩn và sắc nghiệp đồng sanh với một uẩn vô ký quả, một uẩn và sắc nghiệp đồng sanh với ba uẩn, hai uẩn và sắc nghiệp đồng sanh với hai uẩn; Sắc ý vật đồng sanh với các danh uẩn, các danh uẩn đồng sanh với sắc ý vật; ba đại hiển đồng sanh với một đại hiển, một đại hiển đồng sanh với ba đại hiển, hai đại hiển đồng sanh với hai đại hiển; Sắc tâm sắc nghiệp, sắc y sinh đồng sanh với các sắc đại hiển.

Ðối với sắc ngoại ... Ðối với sắc vật thực ... Ðối với sắc quí tiết ... Ðối với sắc loài vô tưởng, ba đại hiển đồng sanh với một đại hiển ... trùng ... Sắc nghiệp, sắc y sinh đồng sanh với sắc đại hiển. Cần được giải rộng cũng như phần liên quan.

[243] Trong phi nhân ... hai cách; trong phi cảnh ... năm cách; trong phi trưởng ... chín cách; trong phi vô gián ... năm cách; trong phi Ðẳng Vô gián ... năm cách; trong phi hỗ tương ... năm cách; trong phi cận y ... năm cách; trong phi tiền sanh ... bảy cách; trong phi Hậu sanh ... chín cách; trong phi trùng dụng ... chín cách; trong phi nghiệp ... ba cách; trong phi quả ... chín cách; trong phi vật thực ... một cách; trong phi quyền ... một cách; trong phi thiền na ... một cách; trong phi đồ đạo ... một cách; phi tương ưng ... năm cách; phi Bất tương ưng ... ba cách; phi vô hữu ... năm cách; phi ly khứ ... năm cách.

DỨT ÐỐI LẬP

[244] Trong phi cảnh từ Nhân duyên ... năm cách; trong phi trưởng ... chín cách; trong phi vô gián ... năm cách; trong phi đẳng vô gián ... năm cách; trong phi hỗ tương ... năm cách; trong phi cận y ... năm cách; trong phi tiền sanh... bảy cách; trong phi Hậu sanh ... chín cách; trong phi trùng dụng ... chín cách; trong phi nghiệp ... ba cách; trong phi quả... chín cách; trong phi tương ưng ... năm cách; trong phi Bất tương ưng ... ba cách; trong phi vô hữu ... năm cách; trong phi ly khứ ... năm cách.

DỨT THUẬN TÙNG ÐỐI LẬP

[245] Trong cảnh từ phi Nhân duyên... có hai cách; trong vô gián ... hai cách; trong Ðẳng Vô gián ... hai cách; trong Câu sanh ... hai cách; trong hỗ tương ... hai cách; trong y chỉ ... hai cách; trong cận y ... hai cách; trong tiền sanh ... hai cách; trong trùng dụng ... hai cách; trong nghiệp... hai cách; trong quả ... một cách; trong vật thực ... hai cách; trong quyền ... hai cách; trong thiền na... hai cách; trong đồ đạo ... một cách; trong tương ưng ... hai cách; trong Bất tương ưng ... hai cách; trong hiện hữu ... hai cách; trong vô hữu ... hai cách; trong ly khứ ... hai cách; trong Bất ly ... hai cách.

DỨT ÐỐI LẬP THUẬN TÙNG

DỨT PHẦN ÐỒNG SANH

Ý nghĩa liên quan (Paṭiccatthaṃ) tức là ý nghĩa đồng sanh (sahajātat-thaṃ) ý nghĩa đồng sanh tức là ý nghĩa liên quan.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada