HAI MƯƠI HAI ÐẦU ÐỀ TAM (BĀVĪSATI TIKAMĀTIKĀ) (2)
[1] - Các pháp thiện, các pháp bất thiện, các pháp vô ký.
- Các pháp tương ưng lạc thọ, các pháp tương ưng khổ thọ, các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
- Các pháp dị thục, các pháp dị thục nhân, các pháp phi dị thục phi dị thục nhân.
- Các pháp thành do thủ cảnh thủ, các pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ, các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ.
- Các pháp phiền toái cảnh phiền não, các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não, các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.
- Các pháp hữu tầm hữu tứ, các pháp vô tầm hữu tứ, các pháp vô tầm vô tứ.
- Các pháp câu hành hỷ, các pháp câu hành lạc, các pháp câu hành xả.
- Các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ (3), các pháp đáng do tu tiến (4) đoạn trừ, các pháp không đáng tri kiến, không đáng tu tiến đoạn trừ.
- Các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ, các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ, các pháp hữu nhân đáng do tri kiến tu tiến đoạn trừ.
- Các pháp nhân đến tích tập, các pháp nhân đến tịch diệt, các pháp phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.
- Các pháp hữu học, các pháp vô học, các pháp phi hữu học phi vô học.
- Các pháp hy thiểu, các pháp đáo đại, các pháp vô lượng.
- Các pháp có cảnh hy thiểu, các pháp có cảnh đáo đại, các pháp có cảnh vô lượng.
- Các pháp ty hạ, các pháp trung bình, các pháp tinh lương.
- Các pháp cố định (5) phần tà, các pháp cố định phần chánh (6) các pháp phi cố định (7).
- Các pháp có đạo là cảnh, các pháp có đạo là nhân, các pháp có đạo là trưởng.
- Các pháp hiện sanh, các pháp vị sanh, các pháp chuẩn sanh.
- Các pháp quá khứ, các pháp vị lai, các pháp hiện tại.
- Các pháp có cảnh quá khứ, các pháp có cảnh vị lai, các pháp có cảnh hiện tại.
- Các pháp nội phần, các pháp ngoại phần, các pháp nội ngoại phần.
- Các pháp có cảnh nội phần, các pháp có cảnh ngoại phần, các pháp có cảnh nội ngoại phần.
- Các pháp hữu kiến hữu đối chiếu, các pháp vô kiến hữu đối chiếu, các pháp vô kiến vô đối chiếu.
DỨT HAI MƯƠI HAI ÐẦU ÐỀ TAM
MỘT TRĂM ÐẦU ÐỀ NHỊ (DUKAMĀTIKĀ) (8)
PHẦN TỤ NHÂN (Hetugocchakaṃ) (9)
[2] - Các pháp nhân, các pháp phi nhân.
- Các pháp hữu nhân, các pháp vô nhân.
- Các pháp tương ưng nhân, các pháp bất tương nhân.
- Các pháp nhân và hữu nhân, các pháp hữu nhân mà phi nhân.
- Các pháp nhân và tương ưng nhân, các pháp tương ưng nhân mà phi nhân.
- Các pháp phi nhân mà hữu nhân, các pháp phi nhân và vô nhân.
DỨT PHẦN TỤ NHÂN
PHẦN NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH (Cūḷantaraduka) (10)
[3] - Các pháp hữu duyên, các pháp vô duyên.
- Các pháp hữu vi, các pháp vô vi.
- Các pháp hữu kiến, các pháp vô kiến.
- Các pháp hữu đối chiếu, các pháp vô đối chiếu.
- Các pháp sắc, các pháp phi sắc.
- Các pháp hiệp thế, các pháp siêu thế.
- Các pháp có phần đáng bị biết, các pháp có phần không đáng bị biết.
DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH
PHẦN TỤ LẬU (Āsavagocchakaṃ) (11)
[4] - Các pháp lậu, các pháp phi lậu.
- Các pháp có cảnh lậu, các pháp phi cảnh lậu.
- Các pháp tương ưng lậu, các pháp bất tương ưng lậu.
- Các pháp lậu và cảnh lậu, các pháp tương ưng lậu mà phi lậu.
- Các pháp lậu và tương ưng lậu, các pháp tương ưng lậu mà phi lậu.
- Các pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu, các pháp bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.
DỨT PHẦN TỤ LẬU
PHẦN TỤ TRIỀN (Saññogocchakaṃ) (12)
[5] - Các pháp triền, các pháp phi triền.
- Các pháp cảnh triền, các pháp phi cảnh triền.
- Các pháp tương ưng triền, các pháp bất tương ưng triền.
- Các pháp triền và cảnh triền, các pháp cảnh triền mà phi triền.
- Các pháp triền và tương ưng triền, các pháp tương ưng triền mà phi triền.
- Các pháp bất tương ưng triền mà cảnh triền, các pháp bất tương ưng triền mà phi cảnh triền.
DỨT PHẦN TỤ TRIỀN
PHẦN TỤ PHƯỢC (Ganthagocchakaṃ) (13)
[9] - Các pháp phược, các pháp phi phược.
- Các pháp cảnh phược, các pháp phi cảnh phược.
- Các pháp tương ưng phược, các pháp bất tương ưng phược.
- Các pháp phược và cảnh phược, các pháp cảnh cái mà phi phược.
- Các pháp phược và tương ưng phược, các pháp tương ưng phược mà phi phược.
- Các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phược, các pháp bất tương ưng phược và phi cảnh phược.
DỨT PHẦN TỤ PHƯỢC
PHẦN TỤ BỘC (Oghagocchakaṃ) (14)
[7] - Các pháp bộc, các pháp phi bộc.
- Các pháp cảnh bộc, các pháp phi cảnh bộc.
- Các pháp tương ưng bộc, các pháp bất tương ưng bộc.
- Các pháp bộc và cảnh bộc, các pháp cảnh bộc mà phi bộc.
- Các pháp bộc và tương ưng bộc, các pháp tương ưng bộc mà phi bộc.
- Các pháp bất tương ưng bộc mà cảnh bộc, các pháp bất tương ưng bộc và phi cảnh bộc.
DỨT PHẦN TỤ BỘC
PHẦN TỤ PHỐI (Yogagocchakaṃ) (15)
[8] - Các pháp phối, các pháp phi phối.
- Các pháp cảnh phối, các pháp phi cảnh phối.
- Các pháp tương ưng phối, các pháp bất tương ưng phối.
- Các pháp phối và cảnh phối, các pháp cảnh phối mà phi phối.
- Các pháp phối và tương ưng phối, các pháp tương ưng phối mà phi phối.
- Các pháp bất tương ưng phối mà cảnh phối, các pháp bất tương ưng phối và phi cảnh phối.
DỨT PHẦN TỤ PHỐI
PHẦN TỤ CÁI (Nīvaraṇagocchakaṃ) (16)
[9] - Các pháp cái, các pháp phi cái.
- Các pháp cảnh cái, các pháp phi cảnh cái.
- Các pháp tương ưng cái, các pháp bất tương ưng cái.
- Các pháp cái và cảnh cái, các pháp cảnh cái mà phi cái.
- Các pháp cái và tương ưng cái, các pháp tương ưng cái mà phi cái.
- Các pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái, các pháp bất tương ưng cái và phi cảnh cái.
DỨT PHẦN TỤ CÁI
PHẦN TỤ KHINH THỊ (Parāmāsagocchakaṃ) (17)
[10] - Các pháp khinh thị, các pháp phi khinh thị.
- Các pháp cảnh khinh thị, các pháp phi cảnh khinh thị.
- Các pháp tương ưng khinh thị, các pháp bất tương ưng khinh thị.
- Các pháp khinh thị và cảnh khinh thị, các pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.
- Các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị, các pháp bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị.
DỨT PHẦN TỤ KHINH THỊ
PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH (Mahantaradukaṃ) (18)
[11] - Các pháp hữu cảnh, các pháp vô cảnh.
- Các pháp tâm, các pháp phi tâm.
- Các pháp sở hữu tâm, các pháp phi sở hữu tâm.
- Các pháp tương ưng tâm, các pháp bất tương ưng tâm.
- Các pháp hòa với tâm, các pháp phi hòa với tâm.
- Các pháp có tâm sở sanh, các pháp phi tâm sở sanh.
- Các pháp đồng hiện hữu với tâm, các pháp phi đồng hiện hữu với tâm.
- Các pháp tùy chuyển với tâm, các pháp phi tùy chuyển với tâm.
- Các pháp hòa sở sanh với tâm, các pháp phi hòa sở sanh với tâm.
- Các pháp hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm, các pháp phi hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm.
- Các pháp hòa sở sanh tùy chuyên với tâm, các pháp phi hòa sở sanh tùy chuyên với tâm.
- Các pháp nội phần, các pháp ngoại phần.
- Các pháp y sinh, các pháp phi y sinh.
- Các pháp thành do thủ, các pháp phi thành do thủ.
DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH
PHẦN TỤ THỦ (Upādānagocchakaṃ) (19)
[12] - Các pháp thủ, các pháp phi thủ.
- Các pháp cảnh thủ, các pháp phi cảnh thủ
- Các pháp tương ưng thủ, các pháp bất tương ưng thủ.
- Các pháp thủ và cảnh thủ, các pháp cảnh thủ mà phi thủ.
- Các pháp thủ và tương ưng thủ, các pháp tương ưng thủ mà phi thủ.
- Các pháp bất tương ưng thủ mà cảnh thủ,các pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ.
DỨT PHẦN TỤ THỦ
PHẦN TỤ PHIỀN NÃO (Kilesagocchakaṃ) (20)
[13 - Các pháp phiền não, các pháp phi phiền não.
- Các pháp cảnh phiền não, các pháp phi cảnh phiền não.
- Các pháp phiền toái, các pháp phi phiền toái.
- Các pháp tương ưng phiền não, các pháp bất tương ưng phiền não.
- Các pháp phiền não và cảnh phiền não, các pháp cảnh phiền não mà phi phiền não.
- Các pháp phiền não và phiền toái, các pháp phiền toái mà phi phiền não.
- Các pháp phiền não và tương ưng phiền não, các pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não.
- Các pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, các pháp bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não.
DỨT PHẦN TỤ PHIỀN NÃO
PHẦN NHỊ ÐỀ YÊU BỐI (Piṭṭhidukaṃ) (21)
[14 ] - Các pháp do tri kiến đoạn trừ, các pháp không đáng do tri kiến đoạn trừ.
- Các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ, các pháp không đáng do tu tiến đoạn trừ.
- Các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ, các pháp phi hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.
- Các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ, các pháp phi hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.
- Các pháp hữu tầm, các pháp vô tầm.
- Các pháp hữu tứ, các pháp vô tứ.
- Các pháp hữu hỷ, các pháp vô hỷ.
- Các pháp câu hành hỷ, các pháp phi câu hành hỷ.
- Các pháp câu hành lạc, các pháp phi câu hành lạc.
- Các pháp câu hành xả, các pháp phi câu hành xả.
- Các pháp dục giới, các pháp phi dục giới.
- Các pháp sắc giới, các pháp phi sắc giới.
- Các pháp vô sắc giới, các pháp phi vô sắc giới.
- Các pháp hệ thuộc, các pháp phi hệ thuộc.
- Các pháp dẫn xuất, các pháp phi dẫn xuất.
- Các pháp cố định, các pháp phi cố định.
- Các pháp hữu thượng, các pháp vô thượng.
- Các pháp hữu tranh y, các pháp vô tranh y.
DỨT NHỊ ÐỀ YÊU BỐI
DỨT MẪU ÐỀ THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhamma mātikā) (22)
PHẦN MẪU ÐỀ THEO KINH (Suttantamātikā) (23)
[15] - Các pháp phần minh, các pháp phần vô minh.
- Các pháp ví dụ điển chớp, các pháp ví dụ sấm sét.
- Các pháp ngu nhân, các pháp hiền trí.
- Các pháp hắc, các pháp bạch.
- Các pháp viêm, các pháp phi viêm.
- Các pháp định danh, các pháp cách thức định danh.
- Các pháp ngôn ngữ, các pháp cách thức ngôn ngữ.
- Các pháp chế định, các pháp cách thức chế định.
- Danh và sắc. Vô minh và hữu ái. Hữu kiến và phi hữu kiến.
- Thường kiến và đoạn kiến.
- Hữu biên kiến và vô biên kiến.
- Hữu tiền kiến và hữu hậu kiến.
- Vô tàm và vô úy
- Sự khó dạy và có bạn ác.
- Sự dễ dạy và có bạn lành.
- Thiện xão về tội và thiện xão về xuất tội.
- Thiện xão về nhập định và thiện xão về xuất định.
- Thiện xão về giới, thiện xão về tác ý.
- Thiện xão về xứ, và thiện xão về y tương sinh.
- Thiện xão về vị trí và thiện xão về phi vị trí.
- Chánh trực và nhu thuận.
- Nhẫn nại và nghiêm tịnh.
- Cam ngôn và tiếp đãi.
- Không phòng hộ môn quyền và không tiết độ vật thực.
- Phòng hộ môn quyền và tiết độ vật thực.
- Thất niệm và không tỉnh giác.
- Niệm và tỉnh giác.
- Giác sát lực và tu tiến lực.
- Chỉ tịnh và quán minh.
- Chỉ tịnh ấn chứng và chiếu cố ấn chứng.
- Chiếu cố và bất phóng dật.
- Giới lụy và kiến lụy.
- Giới mãn túc và kiến mãn túc.
- Giới tịnh và kiến tịnh.
- Có bậc kiến tịnh và đối với bậc kiến tịnh như thế có sự tinh cần.
- Người bi động trong những sự kiện đáng bi động và đối với người bi động có sự khéo tinh cần.
- Thái độ không tri túc thiện pháp và thái độ không thối thất tinh cần.
- Minh và giải thoát.
- Trí đoạn tận và trí vô sanh.
DỨT MẪU ÐỀ THEO KINH
-ooOoo-
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada