PHÂN THEO KINH (Suttantavibhājanīyaṃ)
[97] THẬP NHỊ XỨ là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ.
[98] NHÃN là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; sắc là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; nhĩ là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; thinh là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; tỷ là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; khí là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; thiệt là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; vị là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; thân là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; xúc là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; ý là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; pháp là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch.
DỨT PHÂN PHÂN THEO KINH
PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)
[99] THẬP NHỊ XỨ là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ.
[100] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ NHÃN XỨ [1]?
Nhãn là tinh chất nương bốn đại hiển...(trùng)...[2] đó là làng trống không. Ðây gọi là nhãn xứ.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ NHĨ XỨ[3], TỶ XỨ[4]Ù... THIỆT XỨ[5]... THÂN XỨ[6]?
Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển...(trùng)... đó là làng trống không. Ðây gọi là thân xứ.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ Ý XỨ[7]
Ý xứ phân theo một loại là tương ưng xúc. Ý xứ phân theo hai loại có: Có hữu nhân, có vô nhân.
Ý xứ phân theo ba loại: Có thiện, có bất thiện, có vô ký... (trùng)...[8]. Ý xứ phân theo nhiều loại là như vậy.
Ðây gọi là ý xứ.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SẮC XỨ[9]?
Sắc nào là hình sắc nương bốn đại hiển... (trùng)... đó là sắc giới. Ðây gọi là sắc xứ.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THINH XỨ[10]... KHÍ XỨ[11]... VỊ XỨ[12]... XÚC XỨ[13]?
Tức địa giới ... (trùng) ... đó là xúc giới. Ðây gọi là xúc xứ.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ PHÁP XỨ[14]?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; hoặc là có sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỌ UẨN[15]?
Thọ uẩn phân theo một loại là: Thọ uẩn tương ưng xúc...(trùng)... Thọ uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là thọ uẩn.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TƯỞNG UẨN[16]?
Tưởng uẩn phân theo một loại là: Tưởng uẩn tương ưng xúc...(trùng)... Tưởng uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là tưởng uẩn.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HÀNH UẨN[17]?
Hành uẩn phân theo mốt loại là: Hành uẩn tương ưng tâm...(trùng)... Hành uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là hành uẩn.
Ở ÐÂY THẾ NÀO GỌI LÀ SẮC VÔ KIẾN VÔ ÐỐI CHIẾU LIÊN QUAN PHÁP XỨ[18]?
Tức nữ quyền...(trùng)... đoàn thực. Ðây gọi là sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ VÔ VI GIỚI[19]?
Tức là sự dứt ái, dứt sân, dứt si,. Ðây dọi là vô vi giới. Ðây gọi là pháp xứ.
DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP
PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)
[101] THẬP NHỊ XỨ là: Nhãn xứ, sắc xứ... (trùng)... ý xứ, pháp xứ.
ÐỐI VỚI THẬP NHỊ XỨ CÓ BAO NHIÊU THIỆN? CÓ BAO NHIÊU BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU VÔ KÝ? ...(trùng)... CÓ BAO NHIÊU HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU VÔ TRANH?
[102] MƯỜI XỨ[20] là vô ký; hai xứ có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký. Mười xứ không nên nói là tương ưng thọ lạc, tương ưng thọ khổ hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc. Ý xứ có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; pháp xứ có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ có thể là tương ưng thọ phi khổ, phi lạc; có thể không nên nói là tương ưng thọ lạc, tương ưng thọ khổ, tương ưng thọ phi khổ phi lạc. Mười xứ là pháp phi dị thục phi dị thục nhân; hai xứ có thể là pháp dị thục, có thể là pháp dị thục nhân, có thể là pháp phi dị thục phi dị thục nhân. Năm xứ[21] là do thủ cảnh thủ; thinh xứ là phi do thủ cảnh thủ, bốn xứ có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ; hai xứ có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ. Mười xứ là phi phiền toái cảnh phiền não; hai xứ có thể là phiền toái cảnh phiền não; có thể là phi phiền toái cảnh phiền não; có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não. Mười xứ là vô tầm vô tứ; ý xứ có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, pháp xứ có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ hay vô tầm hữu tứ hay vô tầm vô tứ. Mười xứ không nên nói là câu hành hỷ hay câu hành lạc, hay câu hành xả. Hai xứ có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả; có thể không nên nói là câu hành hỷ câu hành lạc, hay câu hành xả. Mười xứ là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ, hai xứ có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ, hai xứ có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là phi nhân đến tích tập, phi nhân đến tịch diệt, hai xứ có thể là nhân đến tích tập, có thể là nhân đến tịch diệt, có thể là phi nhân đến tích tập, có thể là phi nhân đến tịch diệt. Mười xứ là phi hữu học phi vô học, hai xứ có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học phi vô học. Mười xứ là hy thiểu, hai xứ có thể là hy thiểu, có thể là đáo đại, có thể là vô lượng. Mười xứ là bất tri cảnh, hai xứ có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu, biết cảnh đáo đại, biết cảnh vô lượng. Mười xứ là trung bình, hai xứ có thể là ty hạ, có thể là trung bình, có thể là tinh lương. Mười xứ là phi cố định, hai xứ có thể là cố định phần tà, có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định. Mười xứ là vô cảnh, hai xứ có thể là đạo thành cảnh, có thể là đạo thành nhân, có thể là đạo thành trưởng. có thể không nên nói là đạo thành cảnh, hay đạo thành nhân, hay đạo thành trưởng. Năm xứ có thể là hiện sanh, có thể là chuẩn sanh, không nên nói là vị sanh, thinh xứ có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh, không nên nói là chuẩn sanh, năm xứ có thể là hiện sanh, có thể là chuẩn sanh, có thể là vị sanh, pháp xứ có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh, có thể là chuẩn sanh, có thể không nên nói là hiện sanh, hay vị sanh, hay chuẩn sanh. Mười một xứ có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại. pháp xứ có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại, có thể không nên nói là quá khứ, hay vị lai, hay hiện tại. Mười xứ là bất tri cảnh, hai xứ có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại, có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai, hay biết cảnh hiện tại. Mười hai xứ có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần. Mười xứ là bất tri cảnh, hai xứ có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, hay biết cảnh ngoại phần, hay biết cảnh nội ngoại phần. Sắc xứ là hữu kiến hữu đối chiếu; chín xứ là vô kiến hữu đối chiếu; hai xứ là vô kiến vô đối chiếu.
[103] Mười một xứ là phi nhân; pháp xứ có thể là nhân, có thể là phi nhân. Mười xứ là vô nhân; hai xứ có thể là vô nhân, có thể là hữu nhân. Mười xứ là bất tương ưng nhân; hai xứ có thể là tương ưng nhân có thể là bất tương ưng nhân. Mười xứ không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân vô nhân; ý xứ không nên nói là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân hữu nhân phi nhân; pháp xứ có thể là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân hữu nhân, hữu nhân phi nhân. Mười xứ không nên nói là nhân tương ưng nhân, hay tương ưng nhân phi nhân; ý xứ không nên nói là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nên nói là tương ưng nhân phi nhân; pháp xứ có thể nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân tương ưng nhân, hay tương ưng nhân phi nhân. Mười xứ là phi nhân vô nhân; ý xứ có thể là phi nhân hữu nhân; phi nhân vô nhân; pháp xứ có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân, có thể không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.
[104] Mười một xứ là hữu duyên; pháp xứ có thể là hữu duyên có thể là vô duyên. Mười một xứ là hữu vi; pháp xứ có thể là hữu vi, có thể là vô vi. Mười một xứ là vô kiến. sắc xứ là hữu kiến. Mười xứ là hữu đối chiếu, hai xứ là vô đối chiếu. Mười xứ là sắc, ý xứ là phi sắc; pháp xứ có thể là sắc, có thể là phi sắc. Mười xứ là hiệp thế; hai xứ có thể là hiệp thế, có thể là siêu thế. Mười hai xứ đáng do vài tâm biết[22], không đáng do vài tâm biết[23].
[105] Mười một xứ là phi lậu[24], pháp xứ có thể là lậu có thể là phi lậu. Mười xứ là cảnh lậu; hai xứ có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu. Mươi xứ là bất tương ưng lậu; hai xứ có thể là tương ưng lậu, có thể là bất tương ưng lậu. Mười xứ không nên nói là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu; ý xứ không nên nói là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu; pháp xứ có thể là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là lậu cảnh lậu, hay cảnh lậu phi lậu. Mười xứ không nên nói lậu tương ưng lậu, có thể tương ưng lậu phi lậu; ý xứ không nên nói là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu; có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu; pháp xứ có thể là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu, có thể không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Mười xứ là bất tương lậu cảnh lậu; hai xứ có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu, có thể không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
[106] Mười một xứ là phi triền; pháp xứ có thể là triền, có thể là phi triền. Mười xứ là cảnh triền; hai xứ có thể là cảnh triền, có thể là phi cảnh triền. Mười xứ là bất tương ưng triền; hai xứ có thể là tương ưng triền, có thể là bất tương ưng triền. Mười xứ không nên nói là triền cảnh triền, nhưng là cảnh triền phi triền; ý xứ không nên nói là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, có thể không nên nói là cảnh triền phi triền, pháp xứ có thể là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, có thể không nên nói là triền cảnh triền hay cảnh triền phi triền. Mười xứ không nên nói là triền tương ưng triền, hay tương ưng triền phi triền; ý xứ không nên nói là triền tương ưng triền, có thể là tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói là tương ưng triền phi triền; pháp xứ có thể là triền tương ưng triền, có thể tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền. Mười xứ là bất tương ưng triền cảnh triền; hai xứ có thể là bất tương ưng triền cảnh triền, có thể là bất tương ưng triền phi cảnh triền, có thể không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền.
[107] Mười một xứ là phi phược[25]; pháp xứ có thể là phược, có thể là phi phược. Mười xứ là cảnh phược; hai xứ có thể là cảnh phược, có thể là phi cảnh phược. Mười xứ là bất tương ưng phược; hai xứ có thể là tương ưng phược, có thể là bất tương ưng phược. Mười xứ không nên nói là phược cảnh phược, nhưng là cảnh phược phi phược; ý xứ không nên nói là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, có thể không nên nói là cảnh phược phi phược, pháp xứ có thể là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, có thể không nên nói là phược cảnh phược hay cảnh phược phi phược. Mười xứ không nên nói là phược tương ưng phược, hay tương ưng phược phi phược; ý xứ không nên nói là phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, có thể không nên nói là tương ưng phược phi phược; pháp xứ có thể là phược tương ưng phược, có thể tương ưng phược phi phược, có thể không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược. Mười xứ là bất tương ưng phược cảnh phược; hai xứ có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể là bất tương ưng phược phi cảnh phược, có thể không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược.
[108] Mười một xứ là phi bộc[26]...(trùng)..ḷà phi phối[27]...(trùng)... là phi cái[28]; pháp xứ có thể là cái, có thể là phi cái. Mười xứ là cảnh cái; hai xứ có thể là cảnh cái, có thể là phi cảnh cái. Mười xứ là bất tương ưng cái; hai xứ có thể là tương ưng cái, có thể là bất tương ưng cái. Mười xứ không nên nói là cái cảnh cái, nhưng là cảnh cái phi cái; ý xứ không nên nói là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, có thể không nên nói là cảnh cái phi cái, pháp xứ có thể là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, có thể không nên nói là cái cảnh cái hay cảnh cái phi cái. Mười xứ không nên nói là cái tương ưng cái, hay tương ưng cái mà phi cái; ý xứ không nên nói là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái mà phi cái, có thể không nên nói là tương ưng cái mà phi cái; pháp xứ có thể là cái tương ưng cái, có thể tương ưng cái phi cái, có thể không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái. Mười xứ là bất tương ưng cái cảnh cái; hai xứ có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái, có thể không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái.
[109] Mười một xứ là phi khinh thị[29]; pháp xứ có thể là khinh thị, có thể là phi khinh thị. Mười xứ là cảnh khinh thị; hai xứ có thể là cảnh khinh thị, có thể là phi cảnh khinh thị. Mười xứ là bất tương ưng khinh thị; ý xứ có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị. Pháp xứ có thể tương ưng khinh thị có thể là bất tương ưng khinh thị, có thể không nên nói là tương ưng khinh thị hay bất tương ưng khinh thị. Mười xứ không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, nhưng là cảnh khinh thị phi khinh thị, ý xứ không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, có thể không nên nói là cảnh khinh thị phi khinh thị, pháp xứ có thể là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị. có thể không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, hay cảnh khinh thị phi khinh thị; Mười xứ là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, hai xứ có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị; có thể không nên nói là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, hay bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
[110] Mười xứ là bất tri cảnh[30], ý xứ là hữu tri cảnh, pháp xứ có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh. Ý xứ là tâm; mười một xứ là phi tâm. Mười một xứ là phi sỡ hữu tâm. Pháp xứ có thể là sỡ hữu tâm, có thể là phi sỡ hữu tâm. Mười xứ là bất tương ưng tâm; Pháp xứ có thể là tương ưng tâm, có thể là bất tương ưng tâm, ý xứ không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm. Mười xứ là phi hòa với tâm, pháp xứ có thể là hòa với tâm, có thể là phi hòa với tâm, ý xứ không nên nói là hòa với tâm hay phi hòa với tâm. Sáu xứ là phi tâm sở sanh; Sáu xứ có thể là tâm sở sanh, có thể là phi tâm sở sanh. Mười một xứ là phi đồng hiện hữu với tâm; pháp xứ có thể là đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi đồng hiện hữu với tâm. Mười một xứ là phi tùy chuyển với tâm; pháp xứ có thể là tùy chuyển với tâm, có thể là phi tùy chuyển với tâm. Mười một xứ là phi hòa với tâm tâm sở sanh; pháp xứ có thể là hòa với tâm tâm sở sanh, có thể là phi hòa với tâm tâm sở sanh. Mười một xứ là phi hòa với tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; pháp xứ có thể là hòa với tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi hòa với tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Mười một xứ là phi hòa với tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm, pháp xứ có thể là hòa với tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm, có thể là phi hòa với tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Sáu xứ là nội phần, Sáu xứ là ngoại phần. Chín xứ là y sinh; hai xứ là phi y sinh; pháp xứ có thể là y sinh; có thể là phi y sinh; Năm xứ là do thủ; thinh xứ là phi do thủ; sáu xứ có thể là do thủ, có thể là phi do thủ.
[111] Mười một xứ là phi thủ[31]; pháp xứ có thể là thủ, có thể là phi thủ. Mười xứ là cảnh thủ; hai xứ có thể là cảnh thủ, có thể là phi cảnh thủ. Mười xứ là bất tương ưng thủ; hai xứ có thể là tương ưng thủ, có thể là bất tương ưng thủ. Mười xứ không nên nói là thủ cảnh thủ, nhưng là cảnh thủ phi thủ, ý xứ không nên nói là thủ cảnh thủ phi thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là cảnh thủ phi thủ, pháp xứ có thể là thủ cảnh thủ có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là thủ cảnh thủ, hay cảnh thủ phi thủ; Mười xứ không nên nói là thủ tương ưng thủ, hay tương ưng thủ mà phi thủ, ý xứ không nên nói là thủ tương ưng thủ; có thể là tương ưng thủ phi thủ, có thể không nên nói là tương ưng thủ phi thủ; pháp xứ có thể là thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thủ phi thủ, có thể không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ. Mười xứ là bất tương ưng thủ cảnh thủ, hai xứ có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ, có thể không nên nói là bất tương ưng thủ cảnh thủ hay bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
[112] Mười một xứ là phi phiền não[32]; pháp xứ có thể là phiền não, có thể là phi phiền não. Mười xứ là cảnh phiền não; hai xứ có thể là cảnh phiền não, có thể là phi cảnh phiền não. Mười xứ là phi phiền toái[33]; hai xứ có thể là phiền toái, có thể là phi phiền toáiṂười xứ là bất tương ưng phiền não; hai xứ có thể là tương ưng phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não. Mười xứ không nên nói là phiền não cảnh phiền não, nhưng là cảnh phiền não phi phiền não, ý xứ không nên nói là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là cảnh phiền não phi phiền não, pháp xứ có thể là phiền não cảnh phiền não có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não cảnh phiền não, hay cảnh phiền não phi phiền não. Mười xứ không nên nói là phiền toái phiền não hay phiền toái phi phiền não; ý xứ không nên nói là phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói là phiền toái phi phiền não; pháp xứ có thể là phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não phiền toái, hay phiền toái phi phiền não. Mười xứ không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, hay tương ưng phiền não mà phi phiền não, ý xứ không nên nói là phiền não tương ưng phiền não; có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là tương ưng phiền não phi phiền não; pháp xứ có thể là phiền não tương ưng phiền não, có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não. Mười xứ là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, hai xứ có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não, có thể không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
[113] Mười xứ là không đáng do kiến đạo đoạn trừ; hai xứ có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ; có thể là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là không đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai xứ có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ; có thể là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ; hai xứ có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ; có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai xứ có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ; có thể là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là vô tầm; hai xứ có thể là hữu tầm có thể là vô tầm. Mười xứ là vô tứ; hai xứ có thể là hữu tứ có thể là vô tứ. Mười xứ là vô hỷ; hai xứ có thể là hữu hỷ có thể là vô hỷ. Mười xứ là phi câu hành hỷ; hai xứ có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ. Mười xứ là phi câu hành lạc; hai xứ có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Mười xứ là phi câu hành xả; hai xứ có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả. Mười xứ là dục giới, hai xứ có thể là dục giới, có thể là phi dục giới. Mười xứ là phi sắc giới; hai xứ có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới. Mười xứ là phi vô sắc giới; hai xứ có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới. Mười xứ là hệ thuộc; hai xứ có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc. Mười xứ là phi dẫn xuất; hai xứ có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Mười xứ là phi cố định; hai xứ có thể là cố định, có thể là phi cố định. Mười xứ là hữu thượng; hai xứ có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng. Mười xứ là vô tranh; hai xứ có thể là hữu tranh, có thể là vô tranh.
DỨT PHẦN VẤN ÐÁP
HOÀN THÀNH XỨ PHÂN TÍCH
[1] Cakkhāyatana.
[2] Nên xem Bộ Pháp Tụ, bài 516.
[3] Sotāyatana.
[4] Ghānāyatana.
[5] Jivhāyatana.
[6] Kāyāyatana.
[7] Manāyatana.
[8] Xem phần UẨN PHÂN TÍCH, bài 74.
[9] Rūpāyatana.
[10] Saddāyatana.
[11] Gandhāyatana.
[12] Rasāyatana.
[13] Photthabbāyatana.
[14] Dhammāyatana.
[15] Vedanakkhanodha.
[16] Saññākkhandha.
[17] Saṅkhārakkhandha.
[18] Rūpam anidassanam appatigham dhammāyatanapariyāpannam.
[19] Asaṅkhala dhātu.
[20] Mười xứ chỗ nầy là mười xứ thô thuộc sắc pháp như nhãn xứ, sắc xứ... nhưng cần hiểu là không phải trong mọi trường hợp nói mười xứ đều chỉ là mười xứ thô.
[21] Năm xứ ở đây là năm xứ (sắc nghiệp) thô, tức là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỹ xứ, thiệt xứ, thân xứ.
[22] Như sắc xứ chỉ có tâm nhãn thức biết và bốn mươi bốn tâm dục giới khác cũng có thể biết v.v..
[23] Như sắc xứ, tâm nhĩ thức và các tâm thiền không biết được....v.v..
[24] Lậu (āsava).
[25] Phược (gantha).
[26] Bộc (ogha).
[27] Phối (yoga).
[28] Cái (Nivarana).
[29] Khinh thị (parāmāsa).
[30] Sắc pháp vô tri không biết cảnh; mười xứ thô thuộc sắc pháp nên không biết cảnh. Con mắt (nhãn xứ) chỉ là đối chiếu (nhìn) cảnh sắc, còn phận sự biết cảnh sắc là do tâm nhãn thức (cakkhuviññāna).. vv.
[31] Thủ (upādāna).
[32] Phiền não (kilesa).
[33] Phiền toái (sankilittha).
-ooOoo-
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada