[141] - Trong đây (tatra'tiṭesu ādinā nayena heṭṭhā uddiṭṭhapuggalesu - nghĩa là trong những hạng người đã xiển thuật ở phần đầu - Năm chi) hạng người phạm lỗi, ray rứt và thật như chẳng liễu chi tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp kia của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau "Nay các lậu hoặc do phạm tội sanh, chúng hiện khởi ở tôn - giả rồi! các lậu hoặc do ray rứt sanh, chúng tăng trưởng ở tôn-giả rồi! ôi thiện thay, mong tôn giả hãy đoạn trừ các lậu hoặc do phạm tội sanh, hãy khử trừ các lậu hoặc do ray rức sanh, rồi phát triển tâm [ở đây, citta (tâm) dồng nghĩa với samādhi(định)] và tuệ; làm như vậy tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia".

Trong đây hạng người phạm lỗi mà không ray rức và chẳng như thật liễu-tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát là điều mà các bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau: "Nay các lậu hoặc do phạm tội sanh, chúng hiện khởi ở tôn giả rồi! dù các cậu hoặc do ray rức lo không tăng trưởng ở tôn giả! Ôâi thiện thay, mong tôn giả hãy đoạn tận các lậu hoặc do phạm tội sanh, và phát triển tâm cùng tuệ; làm như vậy tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia".

Trong đây hạng người không phạm lỗi mà ray rức và chẳng như thật liễu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau: "Nay dù các lậu hoặc do phạm tội sanh, không hiện khởi ở tôn giả! Nhưng các lậu hoặc do ray rức sanh, vẫn tăng trưởng ở tôn giả! ôi thiện thay, mong tôn giả hãy trừ khử các lậu hoặc do ray rức sanh và phát triển tâm cùng tuệ; làm như vậy tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia".

Trong đây hạng người không phạm lỗi, không ray rức, nhưng chẳng thật liễu tri tâm giải thoát tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau : "Nay dù các lậu hoặc do phạm tội sanh, không hiện khởi ở tôn giả, và các lậu hoặc do ray rức sanh, không tăng trưởng ở tôn giả, nhưng thiện thay, mong tôn giả hãy phát triển tâm và tuệ; làm như vậy tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia".

Bốn hạng người này khi được hạng người thứ năm giới huấn như vậy, chỉ bảo như vậy thì tuần tự họ sẽ đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc.

[142] - Thế nào là hạng người cho rồi khinh (datvāavajānāti)?

Ở đây có người cho ai cái gì rồi như y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thì người ấy có suy nghĩ như sau :

"Ta bố thí, còn người này chỉ biết nhận", cho rồi khinh khi. Như vậy là hạng người cho rồi khinh.

- Thế nào là hạng người do chung sống mà khinh (samvāsena avajānāti)?

Ở đây có hạng người sống chung với ai hai hoặc ba năm rồi khinh khi do sự sống chung với người ấy. Như vậy gọi là hạng người do sống chung mà khinh.

- Thế nào là hạng người dễ nuốt (ādheyyamukho)?

Ở đây có hạng người khi nghe ai khen hoặc chê kẽ khác thì vội xu hướng theo. Như vậy là hạng người dễ nuốt.

- Thế nào là hạng người yếu mềm (lolo)?

Ở đây có hạng người niềm tin nhất thời (ittara), ngưỡng mộ nhất thời, tình cảm nhất thời, thương kính nhất thời. Như vậy là hạng người yếu mềm.

- Thế nào là hạng người ám độn ngu si (mandomomūho )?

Ở đây có hạng người không hiểu biết các pháp thiện bất thiện, không hiểu biết các pháp có tội, vô tội, không hiểu biết các pháp hạ liệt, ưu thắng, không hiểu biết các pháp tự màu trắng, màu đen. Như vậy là hạng người ám độn ngu si.

Trong ấy thế nào là năm hạng người dụ như chiến sĩ (yodhājīvūpamā puggalā)?

[143] - Có năm hạng chiến sĩ

Ở đây cỏ một hạng chiến sĩ chỉ mới nhìn thấy bụi mù dấy lên, đã chùn chân (samsīdati), rủn chí (visīdati), không còn can đảm (na santhambhati), không thể tham chiến (sangāmaṃ otarituṃ); như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ nhất này có mặt xuất hiện trong đời.

- Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù dấy lên, nhưng khi nhìn thấy rợp cờ xí thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến. Như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ hai này xuất hiện ở đời.

- Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, nhưng khi nghe tiếng hò hét (ussādanaṃ) thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến; như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ ba này có mặt xuất hiện ở đời.

- Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, nhưng bị thương trong cuộc giao tranh (sampahāre) thì khiếp sợ (vyāpajjati); như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ tư này có mặt xuất hiện ở đời.

- Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, chịu đựng cuộc giao tranh, vị ấy đã chiến thắng trận mạc là người thắng trận dẫn đầu trong chiến trường; như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ.

Hạng chiến sĩ thứ năm này có mặt xuất hiện ở đời.

[144] - Cũng thế, có năm hạng người nầy dụ như chiến sĩ xuất hiện trong hàng tỳ-khưu. Thế nào là năm?

- Ở đây có hạng tỳ-khưu chỉ mới nhìn thấy bụi mù dấy lên thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tiếp tục phạm-hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới vào hoàn tục (hīnāyāvattati, quay lại nếp sống thấp, thế tục). Bụi mù đối với vị ấy là gì? Ở đây vị Tỳ- khưu nghe nói tại xóm làng hay thị trấn kia có một phụ nữ hay thiếu nữ xinh đẹp, dễ coi, thanh tú, được nước da như hoa sen tối thắng; vị ấy sau khi nghe thế liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thế tiếp tục phạm hạnh, bèn thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục; đây là bụi mù đối với vị ấy cũng ví như người chiến sĩ kia vừa thấy bụi mù dấy lên thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến, hạng người nầy thí dụ như thế; ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ nhất có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ-khưu.

Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, nhưng khi thấy rợp cờ xí thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm; không thể tiếp tục phạm-hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục. Cờ xí (dhajagga) đối với vị ấy là gì? Ở đây vị Tỳ-khưu mặc dù không nghe nói tại xóm làng thị trấn kia có một phụ nữ, thiếu nữ xinh đẹp, dễ coi, thanh tú, được nước da như hoa sen tối thắng; vị ấy sau khi nghe thế liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thế tiếp tục phạm hạnh, bèn thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục; Ðây là cờ xí đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia, chịu đựng được bụi mù, nhưng khi thấy rợp cờ xí thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến, hạng người này thí dụ như thế; Ở đây cũng có hạng người như vậy đây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ hai có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ-khưu.

Lại nữa, ở đây có vị Tỳ-khưu chịu đựng được bụi mù dấy lên, chịu đựng được cờ xí nhưng khi nghe tiếng hò hét thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tiếp tục phạm-hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục. Tiếng hò hét đối với vị ấy là gì? Ở đây là một nữ nhân (mātugāmo) đi đến vị Tỳ-khưu đang ở tại khu rừng hay tại gốc cây, hay tại ngôi nhà trống ả cười (ūhasati) nói (ullatati), giỡn hớt (ujjagghati), trêu chọc (uppandeti); Tỳ-khưu ấy khi bị nữ nhân cười, nói, giỡn hớt, trêu chọc liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tiếp tục phạm hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục; Ðây là tiếng hò hét đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí nhưng khi nghe tiếng hò hét thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến; Hạng người nầy thí dụ như thế. Ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ ba có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ - khưu.

Lại nữa, ở đây có vị tỳ- khưu chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đụng được tiếng hò hét, nhưng vị ấy bị thương trong cuộc giao tranh và khiếp sợ. Cuộc giao tranh đối với vị ấy là gì? Ở đây, một nữ nhân đi đến vị Tỳ-khưu đang ở tại khu rừng hay tại gốc cây, hay tại ngôi nhà trống, ả ngồi kề (abhinis īdati), nằm kề (abhinippajjati), vuốt ve (ajjhottharati). Tỳ-khưu ấy khi được nữ nhân ngồi kề, nằm kề, vuốt ve, liền hành dâm, chưa kịp xả bỏ học giới, chưa kịp thố lộ sự yếu kém; Ðây là cuộc giao tranh đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét nhưng trong cuộc giao tranh, bị thương và khiếp sợ, hạng người này thí dụ như thế. Ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ tư có mặt, xuất hiện trong hạng Tỳ-khưu.

Lại nữa, ở đây có vị Tỳ-khưu chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, chịu đựng được cuộc giao tranh, vị ấy chiến thắng trận mạc, là người thắng trận dẫn đầu trong chiến trường, sự thắng trận đối với vị ấy là gì? Ở đây có một nữ nhân đi đến vị tỳ-khưu ở tại khu rững hay tại gốc cây ở tại ngôi nhà trống, ả ngồi kề, nằm kề, vuốt veṬỳ khưu ấy khi được nữ nhân ngồi kề nằm kề, vuốt ve liền gỡ ra vùng thoát rồi bỏ đi đến chỗ muốn đi. Vị ấy bèn thích nghi với trú xứ xa vắng như khu rừng, gốc cây, triền núi, thạch động, sơn cốc, nghĩa địa, chỗ heo hút, chỗ hoang xơ, chỗ đống rơm. Vị ấy đến khu rừng hay đến một gốc cây hoặc đến một ngôi nhà. Ngồi xếp chân kiết già, giữ thân ngay thẳng, an lập niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ cái tham ở đời, sống với tâm ly tham ái, gội rửa tâm sạch tham ái; từ bỏ sân độc. Sống với tâm vô sân độc, chiếu cố đến lợi lạc cho mọi loài, gội rửa tâm sạch sân độc. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, sống ly hôn thụy, quang tưởng, chánh niệm tỉnh giác, gội rửa tâm sạch hôn trầm thụy miên, tử bỏ trạo cử hối tiếc, sống vô phóng dật, nội tâm tỉnh lặng, gội rửa tâm sạch trạo hối, từ bỏ hoài nghi sống vượt qua ngờ vực không nghi ngờ trong các thiện pháp, gội rửa tâm sạch hoài nghi: Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái nầy, là những tùy phiền não của tâm, là nhân muội lược trí tuệ, vị ấy ly cái dục, ly các ác bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ, nhờ vắng lặng tầm tứ vị ấy chứng và trú nhị thiền... tam thiền ... tứ thiền ...

Khi tâm được định tỉnh, thanh tịnh trong sáng, vô uế, lìa phiền não, nhu nhuyễn, ứng dụng, vững trú, đạt tới bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy như thật kiễu tri "Ðây là khổ", như thật liễu tri" Ðây là khổ tập", như thật liểu tri "đây là khổ diệt", như thật liễu tri" đây là khổ diệt hành lộ, như thật liễu tri "đây là các lậu hoặc" như thật liễu tri "đây là lậu tập khởi", như thật liễu tri "đây là lậu đoạn diệt" như thật liễu tri "đây là hành lộ lậu đoạn diệt" . Khi vị ấy biết như vậy thấy như vậy thì tâm của vị ấy giải thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát khỏi hữu lậu, tâm giải thoát khỏi vô minh lậu. Khi được giải thoát, vị ấy có sự hiểu biết rằng "đã được giải thoát"; vị ấy nhận thức rõ là sanh đã tận, phạm hạnh đã thành việc cần làm đã làm, không còn gì khác sau đời nầy nữa. Ðây là sự thắng trận đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, chịu đựng được cuộc giao tranh, vị ấy chiến thắng trận mạc, là người thắng trận dẫn đầu trong cuộc chiến; hạng người nầy thí dụ như thế. Ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ năm có măt xuất hiện trong hàng Tỳ-khưu.

Năm hạng người dụ như chiến sĩ này, có mặt xuất hiện giữa chúng Tỳ-khưu.

[145] - Trong ấy, thế nào là năm hạng khất thực (piṇdapātikā)?

- Có hạng khất thực do đần độn si mê.

- Có hạng khất thực ác dục, mong muốn xấu xa.

- Có hạng khất thực do điên loạn, tâm phóng túng.

- Có hạng khất thực do nghĩ rằng một hạnh được Ðức Phật và chư thinh văn giác khen ngợi.

- Lẽ nữa, có hạng khất thực vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy.

Trong những hạng ấy, hạng người mà khất thực vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng khất thực này.

Cũng ví như sữa có từ bò cái, lạc (dadhi) có từ sữa, sanh tô, (navanitaṃ) có từ lạc, thục tô (sappi) có từ sanh tô, đề hồ (sappimaṇdo) có từ sanh tô nói đề hồ là quý nhất (aggaṃ) trong các thứ ấy, cũng thế, hạng người mà khất thực vì thiếu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích này, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng khất thực nầy.

Ðây là năm hạng khất thực.

[146] - Trong ấy, thế nào là năm hạng trì hạnh nghĩ ăn sau bửa (khalupacchā-bhattikkā)?...

... năm hạng trì hạnh ngồi ăn một chỗ (ekāsanikā)...

... năm hạng trì hạnh phấn tảo y (paṃsukūlikā)?...

... năm hạng trì hạnh tam y (tecīvarikā)?...

... năm hạng trì hạnh ẩn lâm (ārannikā)?...

... năm hạng trì hạnh ngụ gốc cây (rukkhamūlikā)?...

... năm hạng trì hạnh ngụ ngoài trống (abbhokālikā)?...

năm hạng trì hạnh thường tọa (nesajjikā)?...

... năm hạng trì hạnh ngụ theo chỉ định (yathāsanthatikā)?

Trong ấy, thế nào là năm hạng trì hạnh ngụ mộ địa (sosānikā)?

- Có hạng ngụ mộ địa do đần độn si mê.

- Có hạng ngụ mộ địa vì ác dục, ham muốn xấu xa.

- Có hạng ngụ mộ địa do điên loạn, tâm phóng túng.

- Có hạng ngụ mộ địa do nghĩ rằng một hạnh được Ðức Phật và chư thinh văn giác khen ngợi.

- Lại nữa có hạng ngụ mộ địa vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy. Trong những hạng ấy, hạng người mà ngụ mộ địa vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng ngụ mộ địa nầy.

Cũng ví như sữa có từ bò cái, lạc có từ sữa, sanh tô có từ lạc, thục tô có từ sanh tô, đề hồ có từ thục tô; họ nói đề hồ là quý nhất trong các thứ ấy; cũng thế, hạng người mà ngụ mộ địa vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liểm, vì theo mục đích nầy, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng ngụ mộ địa nầy. Ðây là năm hạng ngụ mộ địa.

DỨT PHẦN XIỂN MINH NĂM CHI



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada