Ðiểm tranh luận: Ngũ nghịch đại tội, dù cho không có sự cố ý, cũng tái sanh vào vô gián địa ngục sau khi chết.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Uttarapathakas.

(1) Th: - Nhưng Ngài cho rằng nếu tôi vô ý sát sanh thì tôi là kẻ sát nhân.

(2) Và (tương tự như thế đối với những hành động bất thiện). Nếu tôi vố ý lấy của không thì tôi là kẻ trộm cắp ... Nếu tôi vô ý nói lời không thật thì tôi là kẻ nói láo. Người từ khước. Nhưng Ngài loại trừ đối với ngũ nghịch đại tội.

(3) Có thể nào Ngài dẫn chứng cho tôi một bài kinh nói về sự vô ý phạm tội, chẳng hạn như "Một người vô ý giết mẹ thì phải chịu ngũ nghịch đại tội"? Ngài không thể nào dẫn chứng được. Vậy thì, Ngài không thể nào duy trì luận điểm mà Ngài đưa ra.

(4) U: - Nhưng có phải không có hiện tượng người mẹ vẫn còn sống sau khi đã bị giết? Như vậy, người sát nhân vô tình này cũng phải chịu hình phạt ở địa ngục vô gián.

(5 - 7) Tương tự, đối với người vô tình giết cha, giết bậc A-la-hán, làm chảy máu Phật, cũng chịu hình phạt giống như thế.

(8) Th: - Ðối với tội phá hòa hợp tăng già, có phải Ngài cho rằng tất cả sự phá hòa hợp tăng đều phải chịu nghiệp vô gián? Ngài khước từ. Nhưng suy nghĩ lại, thì Ngài đồng ý. Và có phải một người phá hòa hợp tăng già một cách đúng pháp thì có tạo nghiệp vô gián không? Ngài từ khước. Nhưng hãy suy nghĩ lại! Ngài đồng ý. Và có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Này Upali, quả phá hòa hợp tăng phải chịu hình phạt khổ đau ở địa ngục, không chịu hình phạt ở cõi này" (1)? Do vậy, thật không hữu lý khi nói rằng người phá hòa hợp tăng theo đúng pháp, với tâm chân chánh sẽ chịu tái sanh vào cõi vô gián.

(9) U: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn cũng đã từng thuyết rằng "người phá hòa hợp tăng sẽ phải chịu vào đường ác đạo, tái sanh vào cõi địa ngục luôn cả một đại kiếp" (2)? Do đó, chắc chắn rằng sự phá hòa hợp tăng sẽ chịu hình phạt ở địa ngục sau khi chết.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada