Ðiểm tranh luận: "Sự trống rỗng" bao gồm trong hành uẩn (Sankhāra - kkhandha).

Theo chú giải: "Sự trống rỗng" có 2 ý nghĩa: (a) không có tự ngã, mà chỉ là sự hiện hữu của ngũ uẩn (danh và sắc). Ðối với ý nghĩa này, một vài quan kiến về "Vô ngã" được bao gồm trong hành uẩn bằng ngôn ngữ chế định. (b) Niết bàn. Nhưng vì không phân biệt được hai ý nghĩa nên phái Andhakas đã có quan niệm trên.

(1) Th: - Nếu quan niệm như vậy, có phải Ngài cho rằng pháp "vô chứng" và pháp "Phi nội"(1)  cũng bao gồm trong hành uẩn. Nếu không thì pháp "Trống rỗng" không thể bao gồm trong hành uẩn được.

(2) Ngài không thể xác định trường hợp sau "Trống rỗng" trong khi đó lại khước từ hai trường hợp đầu (Vô chứng và Phi nội).

(3) Lại nữa, nếu hành uẩn liên hệ đến sự "Trống rỗng" thì nó không phải là pháp phi vô thường, phi hữu vi , phi y tương sinh, phi ly ái, phi tận diệt, phi biến đổi !.

(4) Hơn nữa, có phải "sự trống rỗng" của sắc uẩn cũng bao gồm trong hành uẩn? Hay là "sự trống rỗng" của thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn, cũng bao gồm trong hành uẩn? Hay là có phải "Sự trống rỗng" của hành uẩn tự nó bao gồm trong bất cứ một uẩn nào?

(5) Nếu có một kết luận nào là sai lầm, thì tất cả những sự kết luận khác cũng sai lầm.

(6) Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Này Chư Tỳ kheo, đây là sự trống rỗng là pháp hành, là tự ngã hay những gì thuộc về tự ngã" ? (2)



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada