(Jhānantarika kathā)

Ðiểm tranh luận: Có sự gián đoạn giữa sơ thiền và nhị thiền.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Sammitiyas và Andhakas, cho rằng trong năm bậc thiền, Ðức Phật không chủ trương phân loại mà chỉ ra có ba loại định: Ðịnh hữu tầm hữu tứ, định vô tầm hữu tứ, và định vô tâm vô tứ. Do đó, có sự gián đoạn giữa sơ thiền (Hữu tầm hữu tứ) và Nhị thiền (Vô tầm hữu tứ).

(1) Th: - Nhưng điều này bao hàm rằng: Cũng có sự gián đoạn giữa xúc, Thọ tưởng, Tư ....

(2) Lại nữa, tại sao không có sự gián đoạn giữa nhị thiền và tam thiền, hay giữa tam thiền và tứ thiền? Nếu Ngài khước từ sự gián đoạn ở đây, thì Ngài cũng phải khước từ sự gián đoạn giữa sơ thiền và nhị thiền.

(3) Ngài không thể nào duy trì chỉ có sự gián đoạn giữa sơ thiền và nhị thiền.

(4) Mà lại từ khước sự không gián đoạn các tầng thiền khác.

(5) Ngài cho rằng Ðịnh vô tầm hữu tứ là thiền hữu gián. Nhưng tại sao lại có sự ngoại lệ trong trường hợp này? Tại sao không bao gồm 2 hình thức khác liên hệ đến cả hai (Ðịnh hữu tầm hữu tứ) hay là không liên hệ đến cả hai (Ðịnh vô tầm vô tứ)

(6) Nếu Ngài khước từ cả hai Ðịnh hữu tầm hữu tứ và Ðịnh vô tầm vô tứ là thiền hữu gián, tại sao Ngài không khước từ có thiền hữu gián trong trường hợp Ðịnh vô tầm hữu tứ?

(7) Ngài duy trì rằng có Ðịnh hữu tứ vô tầm, thiền hữu gián giữa hai tầng thiền. Nhưng trong khi Ðịnh như thế là tiến trình liên tục. Có phải không có sơ thiền chấm dứt thì nhị thiền sanh lên sao? Ngài đồng ý, nhưng do chính vì vậy Ngài đã mâu thuẫn với chính luận điểm mà Ngài đưa ra.

(8) S. M.: - Nếu chúng tôi sai lầm, có phải Ðịnh vô tầm hữu tứ tạo thành bất cứ một trong bốn tầng thiền chăng? Ngài không đồng ý? Thế thì nó phải tạo thành thiền hữu gián, điều này là điều mà chúng tôi đã xác nhận.

(9)Th: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố với 3 loại định: Ðó là Ðịnh hữu tầm hữu tứ và Ðịnh vô tầm hữu tứ và vô tầm vô tứ? (1)  Nếu như thế, Ngài không thể nào đơn thuần cho rằng: Ðịnh vô tầm hữu tứ là thiền hữu gián giữa các tầng thiền được.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada