(Jhānasankantikathā)
Ðiểm tranh luận: Chúng ta chứng đạt tầng thiền này đến tầng thiền khác (ngay lập tức).
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Mahimsasakas và Andhakas cho rằng tiến trình chứng đạt từ tầng thiền này đến tầng thiền khác không có giai đoạn trung gian.
(1) Th: - Có phải điều này bao hàm rằng: Một hành giả từ sơ thiền đến tam thiền, từ nhị thiền đến tứ thiền? Ngài khước từ ...
(2) Hoặc lấy sự chứng đạt sơ thiền đến sự chứng đạt nhị thiền. Ðiều mà Ngài xác nhận là có thể xảy ra. Ngài bao hàm rằng trong tiến trình tâm thức sự cố ý, sự mong mỏi, sự nhớ tưởng, sự chú tâm ... của sơ thiền cũng giống như nhu cầu để chứng đạt nhị thiền, sự chú ý, sự mong mỏi, sự chú tâm của nhị thiền. Ngài không đồng ý. Có phải Ngài cho rằng không có tiến trình tâm thức của sự chú ý, sự mong mỏi, ... là nhu cầu cho nhị thiền sao: Ngược lại, Ngài đồng ý rằng nhị thiền sanh khởi sau tiến trình tâm thức nhất định, sự chú ý, sự mong mỏi ... Do đó, một hành giả không thể chứng đạt trực tiếp từ sơ thiền đến những tầng thiền cao hơn.
(3) (Lại nữa, lấy đối tượng và đặc tính của sơ thiền). Trong sơ thiền Ngài thừa nhận rằng, đó là trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, hợp với tầm và tứ. Nhưng những đối tượng và đặc tính này, Ngài phải thừa nhận rằng không có trong nhị thiền. Tuy nhiên, quan điểm của Ngài thực sự làm cho Ngài phải thừa nhận có sự phân biệt giữa sơ thiền và nhị thiền.
(4) Lý luận tương tự như (2) được áp dụng trong nhị thiền và tam thiền.
(5) (Lại nữa, lấy đối tượng và đặc tính trong Nhị thiền). Ngài thừa nhận rằng nhị thiền là trạng thái hỷ, lạc do định sanh vô tầm hữu tứ. Nhưng Ngài phải thừa nhận trong tam thiền không có những đặc tính này. Tuy nhiên, quan điểm của Ngài thực sự làm cho Ngài phải chấp nhận có sự phân biệt giữa nhị thiền và tam thiền.
(6) (Lý luận tương tự như (2) và (4) được áp dụng cho tam thiền và tứ thiền).
(7) (Lại nữa, lấy đối tượng và đặc tính của tam thiền). Ngài thừa nhận, tam thiền là trạng thái hỷ trú xã, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ. Nhưng đối tượng và đặc tính này không có trong tứ thiền. Tuy nhiên quan điểm của Ngài thực sự làm cho Ngài phải chấp nhận có sự phân biệt giữa tam thiền và tứ thiền.
(8) M.A: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng: "Này Chư Tỳ kheo, vị Tỳ kheo nào ở trong pháp và luật này, ly dục, ly các ác bất thiện pháp ... chứng và trú sơ thiền ... Tứ thiền"? (1)
Do vậy, một hành giả có thể đi từ bậc thiền này đến bậc thiền khác mà không có giai đoạn trung gian.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada