Ðiểm tranh luận: Sự khổ là tất cả những gì bị ràng buộc với cảm giác.

Theo chú giải: Khổ đế (Dukkha) được hiểu theo hai nghĩa: bị ràng buộc với Quyền và không bị ràng buộc. Theo nghĩa đầu, liên quan đến sự thống khổ, chịu đựng; theo nghĩa sau, khổ bao hàm khả năng khó chịu đựng với định luật vô thường với sự sanh diệt của định luật đó. Nhưng phái Hetuvadins không phân biệt được hai ý nghĩa này nên cho rằng chỉ đơn thuần cảm giác khổ tạo thành khổ đế, nếu hiểu theo lời dạy của Ðức Thế tôn thì toàn bộ đời sống (ngũ uẩn) đều nằm trong sự chi phối của Khổ.

(1) Th.: - Nhưng tự ý Ngài cho rằng: Chỉ những pháp nào bị ràng buộc với cảm giác mới là vô thường, là hữu vi và là hữu duyên, bị hư hoại, tan rã, thay đổi. Nhưng có phải tất cả những điều trên không thích hợp với phi cảm giác hay sao? nếu Ngài đồng ý, Ngài đã bác bỏ luận điểm mà chính Ngài đưa ra.

(2) Ngài cho rằng, điều mà lẽ ra Ngài không được chấp nhận, pháp gì không bị ràng buộc với cảm giác là vô thường... Tuy pháp đó không là khổ. Nhưng nếu Ngài gọi pháp nào bị ràng buộc với cảm giác "Tương tự như thế là vô thường, hữu duyên ... Có phải Ngài cũng không nói rằng: "Ðây không phải là khổ"? Nếu Ngài từ khước (bằng chính luận điểm của Ngài đưa ra mà Ngài phải từ khước) thế thì Ngài cũng không được mâu thuẫn khi nói rằng: "Pháp nào không ràng buộc với cảm giác thì pháp đó là đau khổ?"

(3) Có phải Ðức Thế tôn đã từng nói rằng, bất cứ cái gì vô thường đều là đau khổ? Và có phải phi cảm giác cũng không phải vô thường hay sao?

(4) H.: - Ngài từ khước từ sự chính xác của lý luận mà tôi đưa ra. Nhưng bằng cách này, Ngài cho rằng người nào giữ phẩm hạnh cao thượng, trong Phật giáo thấu hiểu rằng: Pháp nào bị ràng buộc với cảm giác là khổ đế và pháp nào không bị ràng buộc với cảm giác cũng là khổ đế.

Th. - Không thể nói như vậy.

H.: - Hơn nữa, Ngài thừa nhận điều này: khổ đế là pháp nào bị ràng buộc với cảm giác với Tuệ nhãn, khổ này sẽ không sanh, lại nữa dù cho bị ràng buộc với cảm giác hay không bị ràng buộc với cảm giác. Ngài từ khước... Nhưng tôi vẫn cho rằng lập luận của tôi là hữu lý.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada