Ðiểm tranh luận: Tất cả đều do nghiệp.
Theo chú giải: Quan niệm này của Rājagirikas và Siddhatthikas, căn cứ vào đoạn kinh dưới đây (ph.4) Họ cho rằng nghiệp luân hồi, phiền não luân hồi và quả luân hồi đều do nghiệp.
(1) Th. - Thế thì Ngài cho rằng nghiệp tự do cũng là do nghiệp? và có phải Ngài bao hàm rằng: "tất cả những vật này đơn thuần là quả của nghiệp đã qua?" Ngài phải chấp nhận như thế, điều mà lẽ ra Ngài phải từ khước.
(2) Lại nữa, bằng luận điểm của Ngài, Ngài bao hàm rằng: tất cả những điều mà (không phải từ nghiệp) sanh lên từ quả của nghiệp. Nếu Ngài từ khước, thì phải từ khước luôn lập luận đầu tiên của Ngài. Nếu Ngài đồng ý, Ngài phải bao hàm rằng, một người sát sanh không phải là do nghiệp, nhưng là quả của nghiệp, Ngài dồng ý chứ gì? Thế thì sát sanh chính tự nó là quả? Ngài đồng ý chăng? thế thì quả của nghiệp cũng cho quả: Ngài từ khước à? thế thì nghiệp này không có quả và người sát sanh cũng không có quả của nghiệp....
(3) Lý luận này được áp dụng tương tự cho những hành vi bất thiện như trộm cắp, nói láo, nói lời đâm thọc, nói lời phi thời, nói lời hung dữ, khoác lác, cướp giựt, đón đường vắng, tà dâm, phá hủy nhà cửa trong làng mạc hay tỉnh thành... Tương tự như thế cũng áp dụng cho những hành động thiện: bố thí vật dụng đến chư tăng. Nếu bất cứ điều nào được hành động như là quả của nghiệp và tự nó cũng cho quả. Thế thì quả của nghiệp chính tự nó cũng sinh ra quả hay bất cứ hành động nào thiện hay bất thiện, cũng không có quả của nghiệp.
(4) R. S.: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng: "Do nghiệp đời luân chuyển; do nghiệp chúng sanh trôi lăn trong kiếp sống. Tất cả chúng sanh bị ràng buộc bởi nghiệp như cái khía của bánh xe đang chạy in trên mặt đường... làm sao có thể nói không có nghiệp trên đời" (2) Thế là chắc rằng tất cả đều do nghiệp chứ gì?
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada