Ðiểm tranh luận: Thời gian được tiên liệu trước. Chữ "addha" (thời gian) được hiểu trong ý nghĩa thời kỳ, một giai đoạn.
Theo chú giải: Phái Andhakas có quan niệm này, vì dựa vào đoạn kinh được dẫn chứng ở dưới đây (A. i 197), họ cho rằng không có một khoảng thời gian nào được tiên liệu trước, ngoại trừ ý niệm thời gian đơn thuần. Những sắc pháp... khi được hiểu theo 5 uẩn (danh và sắc), thì cũng được tiên liệu trước.
(1) Th: - Nếu quan niệm như thế thì, có phải thời gian này là một trong năm uẩn. Dĩ nhiên, là không phải như thế.
(2) Ðiều này rất rõ ràng dầu cho Ngài lấy thời gian đó là quá khứ, vị lai hay hiện tại.
(3) Ngài cho rằng bất cứ một uẩn quá khứ nào, Danh hay sắc cấu tạo thành thời quá khứ, bất cứ một uẩn vị lai hay bất cứ một uẩn hiện tại nào cấu tạo thành thời vị lai hay thời hiện tại. Thế thì có phải 5 thời quá khứ, 5 thời vị lai, 5 thời hiện tại chăng? (1)
(4) Có tất cả 15 thời sao? hay là, nếu ta công nhận có 12 xứ quá khứ, 12 xứ vị lai, 12 xứ hiện tại, có phải có 36 thời tất cả chăng?
(5) Hay là nếu chúng ta khảo sát về 18 giới có phải có 54 thời chăng? hay là 22 quyền có 66 thời chăng?
(6) Nhưng có phải Ðức Thế tôn từng nói rằng "Này chư Tỳ kheo có 3 vấn đề đưa ra. Thế nào là ba? Một người có thể nói về thời quá khứ: Ðó là thời gian đã qua rồi; hay là nói về thời tương lai: Ðó là thời gian sẽ đến; hay là nói về thời gian hiện tại: Ðó là thời gian đang hiện hữu". Do vậy, chắc chắn rằng thời gian được liệu trước à?
4.VẤN ÐỀ SÁT NA CỦA THỜI GIAN
(Khanalayamuhuttakathā)
Ðiểm tranh luận: Bất cứ điểm thời gian nào cũng được tiên liệu trước.
Theo chú giải: Quan niệm này giống như quan niệm trước (Lý luận như trên).
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada