Ðiểm tranh luận: Tà kiến là pháp vô ký.

Theo chú giải: Phái Andhakas và Uttarāpathakas không phân biệt được hai ý nghĩa của chữ "Avyākata" (a) những điều mà Ðức Thế tôn không giải thích (b) nghiệp vô ký. Thực ra, tà kiến luôn luôn là nghiệp bất thiện.

(1) Th: - Như vậy, Ngài cũng phải chuẩn bị để xếp loại tà kiến một trong những pháp vô ký như tâm quả, tâm hạnh, sắc pháp, Niết bàn, nhãn xứ, xúc xứ ... Ðiều này Ngài không thể làm được. Ngài cũng phải chuẩn bị để chấp nhận rằng những yếu tố khác của danh pháp, tiến trính tâm thức hay những hành động tương ứng với tả kiến là vô ký. Và Ngài sẽ gặp sự vô ký như sau, tất cả những pháp kể trên thì gọi là bất thiện, trong khi chỉ đơn độc tà kiến thì gọi là vô ký.

(2) Lại nữa, pháp vô ký không cho quả, trong khi tà kiến lại cho quả, và có phải tà kiến đã từng được Ðức Thế tôn xếp loại là một trọng tội hay sao?

(3) Có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Tà kiến, này Vaccha, là pháp bất thiện, chánh kiến là pháp thiện"? (1)  và có phải Ngài cũng từng thuyết rằng "Này Punna, ta tuyên bố chỉ có hai con đường cho người tà kiến sẽ tái sanh: địa ngục hoặc bàng sanh"?  (2)

(4) A.U: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã không từng thuyết rằng "Này Vaccha, ta không trả lời như thế này: Thế giới là thường còn hay thế giới là vô thường. Thế giới là hữu biên hay thế giới là vô biên. Sinh mạng và thân thể là một hay sinh mạng và thân thể là khác. Như lai có tồn tại sau khi chết hay Như lai không tồn tại sau khi chết. Hay như lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết. Hay Như Lai không tồn tại vả không tồn tại sau khi chết." ? (3)

Do vậy, chắc chắn tà kiến là pháp vô ký.

(5) Th: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng: "Này các Tỳ kheo với con người có tà kiến, tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp, có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định, có tà trí, có tà giải thoát, phàm có thân nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiều ấy, phàm có khẩu nghiệp gì ... phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiểu ấy, phàm có tư tâm sở (cetanā) phàm có quyết định nào (patthana), phàm có ước nguyện nào (panidhi) và phàm có các hành nào (sankhārā) tất cả các pháp ấy đưa đến bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, bất hạnh, đau khổ"?(4)

Do vậy, chắc chắn là sai lầm khi nói rằng "tà kiến là vô ký"



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada