(Anantarapaccayakathā)

Ðiểm tranh luận: Một thức sanh ra sau khi môt thức khác liên tục không gián đoạn.

Theo chú giải: Vì có sự biến đổi nhanh chóng của sự thấy và sự nghe khi biểu diễn múa và hát, nên phái Uttarāpathakas quan niệm rằng các thức sanh khởi liên tục nhau không gián đoạn.

(1) Th: - Có phải Ngài bao hàm rằng sự nhớ tưởng, sự chú tâm được tạo nên bởi nhãn thức cũng giống như của nhĩ thức không? Có phải Ngài sẽ không xác nhận điều này là sai lầm? Và nếu sai lầm, có phải Ngài muốn nói thêm rằng tâm nhĩ thức không có sự tưởng nhớ và chú tâm? Có phải sự thật thì không ngược lại? Nhưng nếu sự thật là như vậy, thì quan niệm của Ngài không thể đứng vững được.

(2) Lại nữa, Ngài đồng ý rằng tâm nhãn thức sanh khởi đối với người chú tâm vào cảnh sắc. Nhưng Ngài không thể dẫn chứng như thế đối với tâm nhĩ thức sanh ra cho người chú tâm vào cảnh sắc... Nói cách khác, nếu tâm nhãn thức chỉ có cảnh sắc làm đối tượng mà không phải là những cảnh khác thì tâm nhĩ thức cũng phải có cảnh thinh làm đối tượng mà không có cảnh khác.

Giáo pháp đã từng nói rằng "Do nhãn và cảnh sắc, nhãn thức sanh khởi", (1)  Ngài có thể thay thế vào đó bằng chữ "nhĩ thức" được không? Ngài từ khước. Nhưng tôi lập lại vấn đề và hỏi rằng có phải có bài kinh như vậy không? Ngài đáp rằng chỉ có phần đầu mới hữu lý. Nhưng nếu quan niệm của Ngài là đúng thì Ngài bao hàm rằng tâm nhãn thức đã sanh không có gì khác hơn với tâm nhĩ thức đã sanh.

(3 - 4) Lý luận tương tự đối với từng cặp của ngũ thức.

(5) U: - Nhưng nếu tôi sai lầm có phải trong những hoạt động biểu diễn sân khấu như múa, hát, thổi kèn, người diễn viên mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm trong cùng một lúc liên tiếp nhau không? Do đó, chắc chắn rất hữu lý khi nói ngũ thức sanh khởi liên tục không gián đoạn.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada