(Kusalākusalapatisandahanakathā)

Ðiểm tranh luận: Căn bất thiện có tương quan với căn thiện và ngược lại.

Theo chú giải: Những pháp thiện không thể đi liền trực tiếp và ngay sau những pháp bất thiện, hay ngược lại. Sự liên tục hỗ tương như vậy là điều vô lý. Phái Māhasanghikas cho rằng vì có người vừa thích và không thích đối với một vật, nên trong trường hợp đó có sự liên tục trong suốt dòng tâm Javana trong một hay nhiều lộ trình tâm thức, do vậy tâm thiện và tâm bất thiện có sự khác nhau về "tác ý".

(1) Th: - Ngài đang bao hàm rằng sự tưởng nhớ, sự chú tâm của tâm bất thiện cũng là sự tưởng nhớ, sự chú tâm của tâm thiện. Ngài không đồng ý, trong khi quan niệm của Ngài đưa ra lại nhấn mạnh đến điều này. Do vậy có phải Ngài cho rằng tâm thiện có thể sanh khởi mà không cần có sự tưởng nhớ hay sự chú tâm? Có phải Ngài duy trì điều ngược lại? Như vậy, nếu tâm thiện sanh khởi có sự tưởng nhớ và sự chú tâm, thì rất sai lầm khi cho rằng căn của pháp bất thiện có sự liên tục với căn thiện.

(2) Có phải pháp bất thiện sanh khởi do phi như lý tác ý? Ngài đồng ý. Có phải Ngài cũng cho rằng những pháp thiện cũng do có sự liên tục như vậy không? Có phải không hữu lý khi nói rằng tâm thiện sanh khởi do lý tác ý? Ngài chấp nhận do như lý tác ý mà tâm thiện sanh khởi. Do đó, tâm bất thiện không thể đi liền với tâm thiện được.

(3) Lại nữa, có phải Ngài chuẩn bị để thừa nhận rằng hạnh từ đi liền với lòng dục vọng? Tâm từ thiện đi liền với tâm ác độc? Tâm bất hại đi liền với tâm độc hại? Tâm tùy hỷ đi liền với tâm ganh tỵ? Sự xả ly đi liền với sự phật ý? ...

(4 - 6) Lý luận tương tự được áp dụng để phủ nhận nửa phần sau của quan niệm trên, nghĩa là " Căn của pháp thiện nối tiếp liên tục với căn của pháp bất thiện. "

(7) M: - Nhưng nếu tôi sai lầm, có phải Ngài sẽ chấp nhận rằng tâm dục vọng và tâm ly dục sẽ sanh khởi trong một người trước một đối tượng không? Như vậy, chắc chắn quan niệm của tôi là hữu lý: Có pháp bất thiện nối tiếp liên tục với pháp thiện và ngược lại.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada