Ðiểm tranh luận: Ðối tượng của pháp ái là pháp vô ký.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Pubbaseliyas, cho rằng sáu loại đối tượng (lục xứ) của thức, sanh khởi và bất cứ năm loại (ngũ thức) nào là pháp vô ký.

(1) Th: - Nếu như vậy, pháp ái này tùy thuộc vào vô ký thiện, vô ký quả hay vô ký hạnh - sắc pháp, Niết bàn, nhãn xứ, tỷ xứ, thiện xứ, thân xứ... Nhưng Ngài phải từ khước những điếu này (vì trái ngược với giáo pháp).

Hay là Ngài có những lý luận gì về sự không liên hệ giữa pháp ái và những pháp còn lại? Nếu Ngài chấp nhận có sắc ái, thinh ái ... là pháp bất thiện, Ngài cũng phải thừa nhận như vậy đối với sự liên hệ giữa pháp ái với những pháp kể trên.

(2) Có phải Ðức Thế tôn đã từng gọi ái dục là pháp bất thiện chăng? Có phải điều này không có quan niệm của Ngài đưa ra? Có phải Ðức Thế tôn đã từng gõi tham (hay nhiễm đắm) là pháp bất thiện chăng? Và có sự nhiễm đắm vào đối tượng không phải là một dạng của tham chăng?

(3) Trong chủ trương của Ngài, sự đắm nhiễm vào đối tượng là một pháp vô ký, nhưng Ngài không biện minh được trong cách dùng tham (lobha) với sự nhận định này, trong khi đó năm thức khác (Sắc ái, thân ái) thì được gọi là pháp bất thiện.

(4) Lại nữa, có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng " Tham đắm này liên hệ với sự tái sanh, tương ứng với sự vui thích và đắm nhiễm, rong ruổi đó đây. - Ðó là ái dục ái hữu, ái vô sắc ..."(2)

(5) P: - Nhưng nếu tôi sai lầm, có phải ba hình thức này của pháp ái không là đối tượng của chính ái dục đó hay sao?

Do đó, chắc chắn ái dục chính là pháp bất thiện.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada