Ðiểm tranh luận: Tuệ (Ñāna) bất tương ưng với tâm.
Lời chú giải: Phái Pubbaseliyas cho rằng một vị A-la-hán, là người có Tuệ trong lúc bậc ấy chứng ngộ Ðạo, có thể trải qua những tri giác của giác quan bất tương ưng với Tuệ, do đó Tuệ bất tương ưng với tâm bình nhật. Quan niệm này nói rằng nếu Tuệ bất tương ưng với tâm, thì nó phải được định danh với một trong những pháp nào khác ngoài tâm. Nói tóm lại, quan niệm này cho rằng thức lúc bình nhật của một vị A-la-hán bất tương ưng với Tuệ của vị ấy, do đó Tuệ bất tương ưng với tâm bình nhật.
(1) Theravadins: - Nhưng có phải Ngài chuẩn bị để xác định rằng Tuệ rằng Tuệ (với bất cứ một loại pháp nào được thừa nhận) là bất tương ưng với tâm, với sắc, với Niết bàn hay với xứ...? Thật hiếm thay...! Hay là có phải Ngài chuẩn bị để tuyên bố rằng Tuệ không giống như bất cứ một loại Trí nào khác? Nếu Ngài sẽ phải thừa nhận Trí như là Tuệ quyền, Tuệ lực, Chánh kiến, trạch pháp giác chi, thì có phải Trí đó có sự tương ưng và liên hợp với tâm không?
(2) Lại nữa, Tuệ như chúng ta đồng ý, lại bao gồm trong hành uẩn.
(3) Cũng như thế đối với trí. Cả hai đều tương ưng với tâm. Thế thì có thể nào Tuệ lại bất tương ưng với tâm được chăng?
(4) Do đó, nếu Ngài duy trì rằng Tuệ và Trí cả hai đều là hành uẩn, vừa bất tương ưng với tâm, thì Ngài cũng phải công nhận rằng hành uẩn, một phần thì tương ưng với tâm, một phần thì bất tương ưng. Dĩ nhiên Ngài từ khước điều này.
(5) Pubbaseliyas: - Như vậy, có phải Ngài công nhận rằng bậc A-la-hán, người đang thấy, nghe... có thể gọi là "bậc có tuệ" chăng?
Th: - Vâng, có thể gọi như vậy.
P: - Nhưng có phải tuệ này tương ưng với tâm nhãn thức, nhĩ thức đó không?
Th: - Không, không thể nói như vậy.
P: - Thế thì luận điểm của tôi đưa ra có thể đứng vững.4
Th: - Nhưng lập luận tương tự như thế, thay "trí" cho "tuệ". Và Ngài đã xác nhận rằng có sự tương ưng giữa trí và tâm bình nhật.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada