Ðiểm tranh luận: Tùy miên là vô ký, tùy miên là vô nhân, tùy miên bất tương ưng với tâm.

Theo chú giải: Tùy miên gồm có 7 pháp, ái, tà kiến, hữu ái, hận, hoài nghi, ngã mạn và vô minh. Vấn đề được quan niệm theo ba mặt: (i) Tùy miên là vô ký (ii); Tùy miên là vô nhân; (iii) Bất tương ưng với tâm. Ðây là quan niệm của phái Māhasanghikas và phái Sammitiyas, họ chủ trương rằng không hữu lý cho rằng một người phàm phu trong khi có tâm thiện hay tâm vô ký đang tiếp diễn có Tùy miên, những loại tâm như thế không thể nào tạo nên tùy miên, cũng như không thề phối hợp với bất cứmột tùy miên nào.

TÙY MIÊN LÀ VÔ KÝ

(1) Theravadins: - Có phải Ngài muốn định danh Tùy miên với bất cử một pháp vô ký nào - như với dị thục quả, với vô ký hạnh, với sắc hoặc thân, với Niết bàn, với nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ? Dĩ nhiên Ngài từ khước điều này.

(2 - 8) Lại nữa, lấy một 7 Tùy miên - trừ khi Ngài có thể chứng minh rằng mỗi tùy miên khác nhau về loại hay mức độ từ sự tương ứng mỗi loại như triền Ách phược, bộc lưu, kiết sử, phiền não, những pháp nào đó chắc chắn là trang thái bất thiện, Ngài không thể nào gọi pháp tương ứng cùa Tùy miên là pháp vô ký dù nó là ái dục, hay phẫn nộ, Ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hữu ái hay vô minh.

(9) Māhasanghikas và Sammitiyas: - Tốt lắm, nhưng có phải Ngài nói rằng người phàm phu trong khi suy nghĩ bằng tâm thiện hay tâm vô ký có Tùy miên không?

Th: - Vâng, đúng như vậy.

1.S.: - Thế thì có phải Ngài quan niệm rằng tâm thiện và bất thiện cùng xuất hiện cạnh nhau trong một loại tâm không?

Th: - Không, không thể nói như thế.

1.S.: - Thế thì Tùy miên phải là pháp vô ký vậy.

Th: - Ngài phải nhìn xa hơn nữa và bị bắt buộc phải thừa nhận rằng ái dục là vô ký (khi quan niệm như thế) và Ngài sẽ đồng ý rằng người phàm phu khi suy nghĩ bằng loại tâm thiện hay tâm vô ký thì trong lúc đó không có sự sanh khởi của căn tham hay căn nhân tham.

TÙY MIÊN LÀ VÔ NHÂN (1)

(10) Th: - Ngài không thể nào định danh Tùy miên với bất cứ một thực tại nào (xem phần 1) những thực tại này đã được thừa nhận là độc lập với nhân, và Ngài có thể chứng minh rằng bất cứ một loài Tùy miên nào cũng khác nhau về loại và mức độ của "Triền". "Ách phược", "bộc lưu", "kiết sử, lậu hoặc... " Những loại này chắc chắn hợp với các nhân tham, sân, si...

(11) M. S.: - Ngài cho rằng Tùy miên không phải là pháp vô duyên bằng chính nhân này, và Ngài vẫn cho rằng người phàm phu khi suy nghĩ bằng tâm thiện hay tâm vô ký thì tùy miên vẫn ẩn tàng trong chính lúc ấy. Nhưng Ngài lại từ khước từ Tùy miên là pháp hữu duyên bằng bất cứ một nhân nào phối hợp với tâm ấy. Như vậy chắc chắn rằng Tùy miên là pháp vô nhân.

Th: - Ngài chấp nhận rằng một người phàm phu vẫn có ái trong suy nghĩ bằng tâm thiện và vô ký. Nhưng Ngài lại khước từ ái được tạo điều kiện bởi nhân tham và liên hợp với những nhân này, do đó, theo như Ngài, ái là vô nhân. Ðiều này thật là phi lý.

TÙY MIÊN BẤT TƯƠNG ƯNG VỚI TÂM

(12 - 19) - Lý luận giống như IX, 4 (1 - 8), thay thế "bất tương ưng" hay "liên hợp với tâm" cho "không bất tương ưng" hay "cảnh danh pháp".

(20) M. S. - Ngài thừa nhận rằng người phàm phu vẫn còn những Tùy miên trong khi suy nghĩ bằng tâm thiện hoặc tâm vô ký. Nhưng Ngài lại từ khước rằng Tùy miên tương ưng với những tâm như vậy. Như vậy, thì chắc chắn rằng Tùy miên bất tương ưng với tâm.

Th: - Như Ngài thừa nhận, nếu một người như vậy vẫn còn có ái trong khi suy nghĩ bằng tâm thiện hay tâm bất thiện, sự phủ nhận của Ngài về ái không phối hợp với những tâm đó; điều đó không cần thiết để đưa đến một kết luận sai lầm rằng ái bất tương ưng với tâm.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada