Ðiểm tranh luận: Ngôn ngữ không phù hợp với tư tưởng (Nghĩ một cách nói một cách khác).

Theo chú giải: Vì có người có thể quyết định (suy nghĩ về một điều) và nói về một điều khác, do đó không có sự phù hợp giữa tư tưởng và ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể hoạt động ngay cả khi không có sự suy nghĩ, Phái Pubbaseliyas đã quan niệm như vậy.

(1) Th: - Nếu quan niệm như vậy thì một chúng sanh khi phát ngôn không có sự phù hợp với Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, hay bất cứ một sở hữu tâm nào. Nhưng chắc chắn, như Ngài đồng ý khi ngôn ngữ phát ra thì có xúc, thọ...

(2) Lại nữa, Ngài cũng phải từ khước rằng ngôn ngữ có sự phù hợp với sự chú ý, sự suy tư, nghĩ ngợi, sự cố tâm có mục đích. Ðiều này Ngài sẽ không từ khước. vì ngược lại mới đúng sự thật.

(3) Ngài thừa nhận rằng, ngôn ngữ bị tâm chi phối, đồng hiện hữu với tâm, đồng căn với tâm. Tuy nhiên điều này mâu thuẫn với quan niệm của Ngài.

(4) Lại nữa, chính Ngài cho rằng có người nói những điều mà họ không muốn nói, đàm luận những điều mà họ không muốn đàm luận, diễn thuyết những điều mà họ không muốn diễn thuyết. Chắc chắn trường hợp trái ngược mới xảy ra.

(5) P: - Ngài cho rằng tôi sai lầm, nhưng Ngài phải thừa nhận có người khi nói, đàm luận, diễn thuyết, về một điều, thì cùng lúc ấy, tâm họ có thể nghĩ về một điều khác. Do đó quan niệm của tôi có thể bảo vệ được.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada