Ðiểm tranh luận: Khi suy xét hay nghĩ ngơi (Tầm và Tứ) thì phát sanh ngôn ngữ (Thinh).

Theo chú giải: Do từ câu kinh "Ngôn ngữ do tầm và tứ làm sở sanh" nên phái Pubbaseliyas cho rằng âm thanh sanh khởi trong lộ trình ý thức mà không phải là ngũ thức vì chúng đơn thuần chỉ là "sự rung động" (1) (Vipphāra) của Tầm và Tứ.

Phái Theravadins đã chỉnh đốn lại quan niệm này bằng những lý luận dưới đây:

(1) Th: - Nếu quan niệm này rất hữu lý, Ngài cũng phải xác nhận rằng Thinh phát từ xúc chỉ đơn thuần là sự phát ra của xúc, Thinh phát sanh từ Thọ chỉ đơn thuần là sự phát sanh của Thọ. Tương tự đối với Tưởng, Tư, Tâm, Niệm, Tuệ,... Ðiều nay Ngài từ khước....

(2) Có phải Ngài cũng thừa nhận Thinh là sự phát ra của Tầm, được nhận thức bởi nhĩ, tác động vào nhĩ và đi vào đạo lộ của nhĩ? Ðiều này Ngài từ khước, Ngài lại xác nhận Thinh như vậy không được nhận thức bởi nhĩ... v..v... Do đó, Ngài có thể quan niệm như thế nào về Thinh?



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada