Ðiểm tranh luận: Tầm liên quan đến tất cả tâm.

Theo chú giải: Tầm được biểu theo hai cách (1) khi có tâm làm đối tượng (2) khi phối hợp với tâm như một sở hữu. Nếu không có sự chi phối của bất cứ định luật tự nhiên (Niyama) nào thì một tâm như vậy không thể thành cảnh như tầm và quan niệm này được xem là rất hữu lý. Nhưng vì có những tâm tùy thuộc vào tầm nên tầm không có sự phối hợp trong tất cả tâm (Ở đây, ngược lại với quan niệm ấy mới hữu lý). Và phái Uttarā đã duy trì quan niệm này vì không có sự phân biệt rõ ràng như đã trình bày trên đây.

(1) Th: - Nếu quan niệm này rất hữu lý, Ngài cũng phải chuẩn bị để thừa nhận rằng những sở hữu tâm khác như Tư, Lạc, Hỷ, Khổ, Ưu, Xã, Tín, Cần, Niệm, Ðịnh, Tuệ, Ái, Sân,... Vô tàm, Vô úy, phóng dật đều có liên hệ với tất cả tâm. Nhưng Ngài chưa chuẩn bị để thừa nhận như vậy...

(2 - 4) Ngược lại, có phải có Ðịnh chỉ có Tứ mà không có Tầm (Vô Tầm Hữu tứ) cũng như định không có tầm, không có Tứ (Vô tầm vô tứ). Thật ra, có phải có 3 loại Ðịnh mà Ðức Thế tôn đã từng phân biệt (1) Ðịnh hữu tầm hữu tứ (2) Ðịnh vô tầm hữu tứ (3) định vô tầm vô tứ? (1)

Do vậy, quan niệm của Ngài là sai lầm.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada