Ðiểm tranh luận: Trong cõi sắc giới, chúng sanh có tất cả lục xứ.

Theo chú giải: Phái Andhakas và Sammitiyas khảo sát đoạn kinh "Trong cõi sắc giới, nơi mà những sắc tế vẫn còn hiện hữu, không chỉ có thần kinh nhãn, nhĩ mà cả ý vẫn tồn tại" (1) và họ suy luận rằng cõi phạm thiên và các cõi khác vẫn có Tỷ, Thiệt, và Thân.

(1) Th: -Nếu quan niệm như vậy, và nếu một người ở cõi này có Tỷ xứ, Ngài phải thừa nhận người này cũng có hương xứ, là đối tượng của Tỷ xứ ấy. Tương tự, cũng có vị xứ và xúc xứ.

(2) Nhưng Ngài từ khước có sự hiện hữu của những đối tượng ấy trong cõi này.

(3 - 6) Dường như trong sự thừa nhận của Ngài, Ngài chỉ hạn chế sự hiện hữu của sắc xứ và thinh xứ (đối tượng của nhãn và nhĩ) và pháp xứ (đối tượng của ý) ở cõi này mà không thừa nhận hương, vị, xúc xứ.

(7 - 8) Ngài cho rằng "Không". Ngài phải thừa nhận rằng có nhãn xứ, nhĩ xứ, ý xứ, và sắc xứ, thinh xứ, và pháp xứ. Trong khi Ngài cũng thừa nhận có Tỷ xứ, thiệt xứ, và thân xứ mà lại từ khước sự hiện hữu của hương xứ, vị xứ và xúc xứ.

(9 - 10) Thực ra, mặc dù Ngài công nhận có sự hiện hữu của hương, vị và xúc xứ thì Ngài cũng phải từ khước sự nhận biết những đối tượng ấy bằng tỷ, thiệt và thân trong cõi này, tuy Ngài chấp nhận có sắc, thinh xứ và sự nhận biết những đối tượng ấy bằng nhãn, nhĩ....

(11 - 13) Nhưng có một vài giáo chủ cho rằng có sự nhận thức về hương vị, xúc bằng những xứ tương ứng như Ngài đã thừa nhận. Tôi sẽ hỏi rằng trong cõi sắc giới này phải chăng có những mùi sanh từ rễ cây, vỏ cây, lõi cây, lá cây, bông trái, có những vị sanh ra từ rau xanh, thân, lá, hoa, trái hay có những vị chua, ngọt, đắng cay, mặn, ngọt, ngon, dở, hay có những sự đụng chạm như cứng và mềm, bằng phẳng và gồ ghề, lạc và khổ, nặng và nhẹ? Ngài từ khước có sự hiện hữu của những điều kể trên trong cõi sắc giới...

(14) A. S.: - Nhưng trong cõi này, có phải không có hương vị và xúc xứ?

Th: - Vâng, đúng như vậy.

1.S.: - Như vậy có hữu lý không khi cho rằng chúng sanh ở cõi sắc giới có đủ lục xứ?



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada