Ðiểm tranh luận: Bố thí (dāna) là sở hữu tâm.

Theo chú giải: Chữ "bố thí" được hiểu theo 3 nghĩa: (1) Bố thí niềm tin do trí tuệ (2) Bố thì sự vô úy do sự giữ giới (3) Bố trí tài vật. Nhưng phái Rājagirikas và Siddhatthikas quan niệm bố thí chỉ là hình thức đầu, luận điểm này làm rõ ràng sự ngộ nhận đó.

(1) Th: - Nếu bố thí là một sở hữu tâm có thể nào đem cho sở hữu tâm đến người khác được không? nếu Ngài từ khước, quan niệm của Ngài không thể đứng vững. Nếu Ngài đồng ý, Ngài bao hàm rằng bất cứ một sở hữu tâm nào cũng có thể đem cho người khác như Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Tín, Cần, Niệm, Ðịnh, Tuệ...

(2) R. S.: - Nếu chúng tôi sai lầm, chúng tôi xin hỏi Ngài: Có phải sự bố trí có quả bất khả ái, bất khả hỷ, bất khả lạc và đau khổ không? Hay sự thật thì trái ngược lại? Như vậy, chắc chắn rằng bố thí là một sở hữu tâm.

(3) Th: - Phải thừa nhận bố thí có những quả khả ái, khả hỷ, khả lạc, như Ðức Thế tôn đã từng tuyện bố, có phải sự cúng dường y phục, vật thực, sàng tọa và thuốc men trị bệnh là sự bố thí không? Ngài thừa nhận như vậy, nhưng Ngài lại không thể chấp nhận rằng chính những vật này đem đến quả khả ái, khả hỷ, khả lạc...

(4) R. S.: - Nếu chúng tôi sai lầm, chúng ta hãy dẫn chứng lời dạy của Ðức Thế tôn:

"Tín tâm là thiện thí.
Những pháp thiện sở cầu
Ðường này gọi thiên đạo,
Ðưng này đi thiên giới"

(5) Lại nữa, "Này các Tỳ kheo, có 5 sự bố thí gọi là đại thí, là tối thượng, đáng tôn kính, không lẫn lộn được trong thời hiện tại hay thời quá khứ, không lẫn lộn giữa người này với người khác, giữa chúng sanh này với chúng sanh khác và được các bậc thiện trí thức, sa môn, Bà-la-môn không chê trách. Thế nào là năm? Thứ nhất, có những bậc thánh Ðệ tử từ bỏ sát sanh, tránh sát sanh, vị ấy cho đến tất cả chúng sanh sự an toàn vô hạn, sự không oan trái, với sự bố thí vô lượng này vị thánh Ðệ tử mình cho sự an vui, không oan trái, lóng từ ái bi mẫn. Thứ hai, vị thánh Ðệ tử từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho... tà hạnh trong các dục.... Nói dối... uống rượu... Này các Tỳ kheo. Ta nói như sau, vị ấy bố thí cho tất cả chúng sanh với tâm từ bi vô lượng. Trong sự bố thí như vậy, chính vị ấy trở thành người góp phần trong sự an vui vô lượng, từ bi vô lượng. Tất cả những điều ấy là năm đại thí". (1)

Nếu bài kinh có nói như vậy thì bố thí là một sở hữu tâm vậy.

(6) Th: - Theo Ngài, bố thí không phải là một pháp đem cho người khác. Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Như một người cho một người khác cơm, nước, y phục, vải, xe thuyền, vật thơm, thuốc trị bệnh, dầu thoa, chỗ nằm, chỗ ở, ánh sáng" (2) . Như vậy, chắc chắn bố thí là một pháp có thể đem cho được.

(7) R. S.: - Ngài nói rằng bố thí là một pháp có thể đem cho. Bây giờ Ngài không thừa nhận rằng một pháp được đem cho, có những quả trực tiếp khả ái, khả hỷ, khả lạc, hạnh phúc.

Mặt khác Ðức Thế tôn từng tuyên bố rằng; bố thí đều có quả tốt đẹp như vậy. Và Ngài cho rằng y phục, vật thực, thuốc men trị bệnh... là sự bố thí. Ở đây điều đó có nghĩa rằng, những thứ ấy có quả như vậy điều này thì không thể có được. Vì vậy nói rằng bố thí là một sở hữu tâm là một điều sai lầm.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada