Ðiểm tranh luận: Thiên nhãn có nghĩa là Tuệ thấy được các số phận tùy theo hạnh nghiệp.

Theo chú giải: Ðây là quan niệm của một số tông phái, bắt nguồn từ sự hiểu không chính xác ý nghĩa của một đoạn kinh "...Với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy được chúng sanh, người cao sang kẻ hạ liệt ... tùy theo hạnh nghiệp của họ" (1) . Họ cho rằng Thiên Nhãn Minh (Tuệ biết rõ sự sanh tử của chúng sanh) còn là Tuệ biết được chí hướng sai biệt của các loài hữu tình.

(1) Theravadins: - Quan điểm của Ngài cũng bao hàm điều này: Trong hành động thấy, sự chú ý cũng được coi là sự tiếp nối của nghiệp. Ðiều này Ngài không công nhận. Hay nếu Ngài công nhận, Ngài đang muốn nói rằng có 2 sự phối hợp giữa Xúc và Tâm. Ðiều này Ngài từ khước.

(2) Tôi lập lại lần nữa, nếu Ngài từ khước sự chấp nhận hành động thấy với Thiên nhãn bao hàm ý nghĩa: "Tất cả chúng sanh, với những hành vi bất thiện, ngôn ngữ bất thiện và tư tưởng bất thiện trong đời sống quá khứ như mắng nhiếc các bậc Thánh, Tà kiến, quyết định làm tư tưởng với tà kiến, khi thân hoại mạng chung, chúng sẽ tái sanh vào khổ cảnh, và đòi những hành vi ác, chúng sẽ chịu buồn rầu, thống khổ và phiền muộn. Nhưng có những chúng sanh khác, có những hành vi thiện, ngôn ngữ thiện, tư tưởng thiện, khi thân hoại mang chung, chúng sẽ tái sanh vào cõi trời và có một tự báo thân hạnh phúc", hay nếu Ngài chấp nhận tình trạng liên quan đến Thiên Nhãn, có thể thấy được số phận của chúng sanh tùy theo hành động tạo nghiệp (có sự tác ý). Ngài phải chấp nhận rằng có sự phối hợp của 2 Xúc và 2 Tâm.

(3) Lại nữa, Nếu có người không có Thiên nhãn, không đắc chứng Thiên nhãn, không thấu rõ Thiên nhãn, người ấy vẫn biết được hạnh nghiệp của tất cả chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ, và như vậy quan điểm của Ngài không thể đứng vững được.

(4) Tôn giả Sariputta, như Ngài đã biết, là một người như thế (không có Thiên nhãn) có phải đã từng tuyên bố:

"Ta nghe, không uổng phí,
Giải thoát không lậu hoặc.
Không cần biết đi trước.
Không cần được Thiên nhãn"

"Ta không có phát nguyện,
Chứng được Tha tâm thông
Biết chúng sanh sống chết,
Hãy nghĩ với thanh tịnh"? (2)



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada