Ðiểm tranh luận: Nhục nhãn khi có pháp hỗ trợ (Dhammupatthaddam), trở thành Thiên nhãn (Pháp hỗ trợ là tứ thiền).

Theo chú giải: Quan niệm này cũng của phái Andhakas và Sammitiyas.

(1) Th: - Nếu Ngài quan niệm như vậy, Ngài cũng phải chấp nhận Nhục Nhãn là Thiên Nhãn, và ngược lại, Thiên Nhãn cũng là Nhục Nhãn, cả hai cùng một thứ, được chế định cùng một loại, có cùng một tính chất, quyền lực và cảnh giới cũng giống nhau. Nhưng Ngài từ chối điều này.

(2) Lại nữa, nếu Ngài cho cả hai là một, ngang nhau, bằng nhau, thì Ngài cũng phải chấp nhận pháp thủ (hậu quả của tiền nghiệp)(1)  cũng trở thành pháp phi thủ, pháp dục giới cũng trở thành pháp sắc giới và tương tự, pháp sắc giới cũng trở thành pháp vô sắc giới, pháp liên quan liên hồi cũng thành pháp bất liên quan luân hồi. Ðiều này thật vô lý.

(3) Hơn nữa, với quan điểm Ngài đưa ra, Ngài cũng phải chấp nhận rằng Thiên Nhãn với sự hỗ trợ của pháp dục giới (trong Thiền) trở thành Nhục Nhãn, và khi có sự hỗ trợ của Tuệ thì Nhục nhãn trở thành Tuệ nhãn. Dĩ nhiên, điều này phái từ khước.

(4) Hơn nữa, Ngài phải chấp nhận chỉ có hai loại nhãn. Nếu Ngài từ chối, quan điểm của Ngài sẽ không hữu lý. Nếu Ngài đồng ý, có phải Ðức Thế Tôn đã từng tuyên bố về ba loại Nhãn - Nhục nhãn, Thiên nhãn và Tuệ nhãn "Này Chư Tỷ kheo, có ba loại nhãn - Thế nào là ba? - Nhục nhãn, Thiên nhãn và Tuệ nhãn.

"Với Nhục nhãn, Thiên nhãn,
Tuệ nhãn là sự thấy cao thượng.
Trong ba loại Nhãn này,
Tuệ nhãn là sự thấy của bậc tối thượng
Khởi điểm của Nhục nhãn,
Với phương tiện của Thiên nhãn,
Làm thế nào trực giác sanh khởi:
Với sự xuyên suốt của Tuệ nhãn
Ngưi nào đến với Tuệ nhãn như vầy.
Sẽ được giải thoát khỏi sầu bi".(2)



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada