Ðiểm tranh luận: Như lai lực là lực chung của các bậc Thánh như Tuệ biết rõ xứ và phi xứ ...(1)

Lời chú giải: Trong mười Như Lai lực kể trên, không những lực cuối cùng (lậu tận minh) mà cả 9 lực còn lại cũng là lực chung cho các bậc Thánh. Ðó là quan điểm của Andhakas.

(1) Theravādins: - Nếu như vậy Ngài cũng nên chấp nhận lực này là Thánh đạo, Thánh quả, Niết bàn, một trong bốn đạo, một trong bốn quả, một trong Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Quyền, Ngũ lực hay Thất giác chi. Nhưng Ngài không đồng ý điều này.

(2) Hay có phải Tuệ Diệt là đối tượng của lực này không? (có hai Tuệ Diệt: Ngũ Uẩn và Niết bàn) nếu Ngài từ khước Ngài không thể chấp nhận quan điểm của Ngài. Nếu Ngài đồng ý, thì Ngài cũng phải chấp nhận rằng một người đang chú tâm tu tập lực này cũng chú tâm đến Tuệ Diệt. Nếu Ngài từ khước, Ngài không thể chấp nhận Tuệ Diệt là đối tượng của lực này như trong quan điểm của Ngài. Nếu Ngài đồng ý, Ngài cũng phải tuyên bố rằng có hai xúc, hai tâm - Ðiều này dĩ nhiên Ngài từ chối (2)

(3) Lý luận tương tự áp dụng chi hai khái niệm khác là "Vô chứng" và "Phi nội" (3)

(4) Hoặc với lý luận ngược lại Ngài thừa nhận Tứ Niệm Xứ là pháp của bậc Thánh, có những đối tượng như là các khái niệm "Tiêu diệt", "Vô chứng", "Phi nội". Nhưng Ngài từ chối những đối tượng này là đối tượng của Như lai lực. Do vậy, Như lai lực không thể xếp loại là lực chung cho các bậc Thánh. (Người dịch: Vì bậc Thánh nhân chỉ cần 37 phẩm trợ đạo chớ không cần đủ cả 10 lực của đc Như Lai).

(5) Cách lý luận tương tự cũng được áp dụng tương tự đối với Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc ... Thất giác chi.

(6) Andhakas: - Ngài cho rằng quan điểm của tôi là sai lầm, nghĩa là Như lai lực không là lực chung cho các bậc Thánh và không có những đối tượng như "Tiêu diệt", "Vô chứng" và "Phi nội". Tuy nhiên Ngài không từ khước sáu pháp kể trên là pháp của bậc Thánh và cũng có ba đối tượng. Vậy tại sao Ngài lại từ chối những lực tương tự trong quan điểm của tôi đã đưa ra?

(7) Th: - Tại sao Ngài vẫn quan niệm một lực trong 10 Như lai lực, như Tuệ biết rõ sự sanh tử của chúng sanh là lực chung của bậc Thánh, trong khi đó Ngài lại không xếp loại lực này vào những pháp mà chúng ta gọi là pháp của bậc Thánh - như Ðạo, Quả ...

(8 - 12) Những lý luận trong phần (2 - 6) được lập lại đối với quan điểm của phái Andhakas - Những lực khác trong 10 Như lai lực, như Tuệ thấu rõ sanh diệt của chúng sanh ... là pháp của bậc Thánh.

(13) A: - Ngài thừa nhận lực thứ 10 trong Như lai lực (Lậu Tận Minh) là pháp của bậc Thánh, nhưng Ngài lại từ chối Lực này trong trường hợp hai lực được kể trên. Làm thế nào Ngài có thể xác định được Lậu Tận Minh là lực thứ 10?

(14) Phái Andhakas phủ nhận trường hợp này.

(15 - 16) Như trong phần (13, 14) với sự thêm vào khái niệm "Tiêu diệt", "vô chứng" và "phi nội" như là "đối tượng", cho rằng những điều này thuộc về pháp của bậc Thánh.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada