Ðiểm tranh luận: Ngôn ngữ của Ðức Phật sử dụng hằng ngày là pháp siêu thế.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Andhakas, cho rằng ngôn ngữ mà Ðức Phật dùng hằng ngày là pháp siêu thế. Vì họ hiểu sai một đoạn kinh nói về "Chánh ngữ" và các chi phần chánh ngữ chỉ là một yếu tố trong Bát Chánh Ðạo (Trung bộ kinh, 117). Ðúng ra, chỉ có tâm liên hệ với các tầng thánh với Niết bàn, là pháp siêu thế.

(1) Theravadins: - Có phải quan niệm này không bao hàm một vấn đề xa hơn là ngôn ngữ của Ðức Thế tôn chỉ là đối tượng của ý thức siêu thế mà không là đối tượng của Nhĩ thức hiệp thế, và với Trí siêu thế của các vị thánh Ðệ tử mới hiểu được Thánh ngữ của Thế Tôn, còn những người phàm phu thì không thể hiểu được? Ngài không chấp nhận như vậy ... Ngài vẫn biết rằng sự thuyết giảng của Ðức Thế tôn tác động đến nhĩ thức của phàm phu và được đối đáp bằng phàm tuệ mà phàm phu hiểu được lời thuyết giảng ấy.

(2) Những thật ngữ chế định mà Ðức Thế tôn dùng có phải chỉ thuộc về siêu thế như Ðạo, Quả, Niết bàn, Ðạo và Quả Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, và A-la-hán, Niệm xứ, Chánh cần, Như ý túc, Quyền, Lực, Giác chi?

(3) Có phải mọi người vẫn nghe được ngôn ngữ bình nhật của Ðức Thế tôn không? Nhưng Ngài vẫn từ chối pháp siêu thế là đối tượng của Nhĩ, xúc chạm với Nhĩ đi vào đạo lộ của Nhĩ. Do đó, Ngài không thể chấp nhận mọi người nghe ngôn ngữ của Ðức Thế tôn được.

(4) Có phải ngôn ngữ bình nhật của Ðức Thế tôn làm cho mọi người hoan hỷ không? (Ngài vẫn biết rằng sự thật là như vậy (1)  nhưng có phải pháp siêu thế là duyên để phát sanh dục vọng, mê mờ, làm say đắm, làm quyến rũ, làm nhu nhược, suy yếu không? Hay có phải pháp siêu thế làm duyên cho những hiện tượng ngược lại phát sanh?

(5) Lại nữa, có người bị lăng nhục vế ngôn ngữ của Ðức Thế tôn thường sử dụng? (2)  nhưng có phải pháp siêu thế là duyên để phát sanh sự ân hận, oán hờn, sự giận dữ, phẫn uất? Hay có phải phát siêu thế làm duyên cho những hiện tương ngược lại phát sanh?

(6) Lại nữa, có người bị thất vọng, ngã lòng vì ngôn ngữ thông thường của Ðức Thế tôn? (3)nhưng có phải phát siêu thế là duyên để phát sanh sự tối tăm, mù mịt, sự thiếu trí mù lòa, sự tiêu diệt trí tuệ, làm bất mãn, không đưa đến chứng ngộ Niết bàn? Hay có phải phát siêu thế làm duyên cho những hiện tượng ngược lại?

(7) Vậy thì có phải ai nghe ngôn ngữ thông thường của Ðức Thế tôn cũng đều chứng ngộ Ðạo Quả không? Ngài đồng ý thế sao? nhưng có phải kẻ tiểu nhân khi nghe lời thuyết giảng đó thì cũng chứng ngộ Ðạo Quả, và tương tự, người giết mẹ, giết cha, giết bậc A-la-hán, kẻ làm chảy máu Phật, phá hòa hợp tăng, nghe lời Phật thuyết giảng cũng chứng ngộ Ðạo Quả?

Do đó, theo như Ngài đồng ý, tất cả những người đó đều chứng ngộ đạo quả...

(8) Andhakas: - Nhưng Ngài có thể với một cây gậy vàng chỉ được cả đồng lúa lẫn đồng vàng. Cũng thể ấy, kim ngôn của Ðức Thế tôn có thể thuyết giảng cả pháp hiệp thế, lẫn pháp siêu thế.

Th: - Dùng cây đu đủ cũng chỉ được cả đống lúa lẫn đống vàng vì vậy Ðức Thế tôn có thể dùng ngôn ngữ thông thường để nói được cả pháp hiệp thế và pháp siêu thế.

(9) Theo Ngài, ngôn ngữ thông thường của Ðức Thế tôn là pháp hiệp thế khi đối thoại với người phàm phu, và là pháp siêu thế khi đối thoại với các bậc thánh Ðệ tử. Ðiều này bao hàm ý nghĩa rằng kim ngôn của Ðức Thế tôn được nghe bằng nhĩ thức hiệp thế khi Ngài nói về thế gian pháp và được nghe bằng nhĩ thức siêu thế khi Ngài nói về xuất thế gian pháp. Mặt khác, điều này cũng đồng nghĩa rằng phàm phu hiểu Ngài nói bằng phàm tuệ, còn Thánh Ðệ tử thì hiểu Ngài nói bằng thánh tuệ, điều này chắc hẳn Ngài không đồng ý.

(10) A: - Theo Ngài, có sự sai lầm khi nói rằng kim ngôn của Ðức Thế tôn là hiệp thế khi Ngài nói đến thế gian pháp là siêu thế khi Ngài nói đến xuất thế gian pháp. Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã không từng sử dụng cả hai loại ngôn ngữ ấy hay sao? Ngài đồng ý. Do vậy, những gì Ngài quan niệm không thể nào hữu lý được.

(11) Lại nữa, quan điểm của Ngài còn bao hàm thêm một sự thừa nhận khác: Ngôn ngữ của một người nào sẽ trở thành Ðạo khi họ nói về Ðạo. Cũng như thế, với những điều không phải là Ðạo Quả, Niết bàn, Thập nhị nhân duyên, sằc pháp, tâm pháp thì ngôn ngữ sẽ không phải là Ðạo.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada