Ðiểm tranh luận: Sự chứng đạt theo thứ lớp (từng phần)
Theo chú giải: Do sự hiểu sai một đoạn kinh sau: "Từng cấp bậc, mỗi lần một chút, lần hồi, người trí tuệ phải tiêu trừ những uế trược của mình như người thợ bạc lọc bợn nhơ trong vàng ". (1) Vì vậy, các bộ phái Andhakas, Sabbathivādins, Sammitiyas và Bradrāyanikas có quan niệm này, họ cho rằng trong sự chứng ngộ Bốn Ðạo, những phiền não được thanh lọc dần dần cũng như sự chứng ngộ dần dần từng đế một.
(1) Theravādins: - Nếu Ngài quan niệm có thứ lớp trong sự chứng đạt, Ngài phải chấp nhận bậc Dự lưu chứng đạo cũng theo thứ tự lớp. Nếu Ngài từ chối, quan điểm của Ngài không hữu lý. Nếu Ngài đồng ý thì Ngài phải chấp nhận thêm sự chứng quả của bậc này cũng theo thứ lớp. Nhưng Ngài không thể chấp nhận được như vậy (vì chứng Ðạo và Quả liên tiếp sát na).
(2 - 4) Tương tự, với sự chứng quả Nhất lai, Bất lai, A-la-hán.
(5) (Hãy kể cho tôi những thứ lớp nào cần phải có trong sự chứng đạt). Khi một người tu tập để có thể chứng đạt quả Dự lưu, thấu rõ Khổ đế, vị ấy đoạn trừ được những kiết sử nào?
A.S.S.B.: - Bậc ấy đoạn trừ được Thân kiến, Hoài nghi và Giới cấm thủ cùng ¼ những phiền não liên hệ.
Th: - Với ¼ này, có phải Ngài cho rằng ¼ thì thành bậc Dự lưu, còn ¼ thì không thành? Có phải ¼ thì thành bậc chiến thắng, bậc chứng đạt quả Dự lưu? Có phải chỉ ¼ đang xúc chạm với quả ấy, có ¼ thì không? Có phãi chỉ ¼ thành bậc Dự lưu thất lai, còn ¼ thì không thành? Có phải ¼ thì thành bậc Dự lưu lục lai, Dự lưu nhất lai ...? Có phải ¼ thì có niềm tin bất động đối với Phật, Pháp, Tăng? Có phải ¼ thì được hiệp theo Thánh giới, còn ¼ thì không? Ngài không chấp nhận điều này, tuy nhiên đó là những vấn đề nằm trong quan điểm của Ngài.
(6) Lại nữa, khi bậc chứng ngộ Nhị quả, Tam quả và Tứ quả thấu rõ Tập đế, Diệt đế và Ðạo đế thì vị này đoạn trừ kiết sử nào?
Những vấn đề tương tự như trên, theo Ngài quan niệm thế nào?
(7 - 9) Hoặc khi một bậc đang tu tập để có chứng quả Nhất lai, bất lai, A-la-hán, vị ấy sẽ đoạn trừ những kiết sử nào?
A.S.S.B: - Bậc Nhất lai đoạn trừ Ái, Sân thô cùng ¼ những phiền não liên hệ: Bậc Bất lai đoạn trừ Ái và Sân tế cùng ¼ những phiền não liên hệ: Bậc A-la-hán đoạn trừ những kiết sử còn lại (Ái Sắc, Ái vô sắc, Ngã mạn, Phóng dật, vô minh) cùng ¼ những phiền não liên hệ.
Th: - Tương tự, Ngài phải nói rằng ¼ thì thành bậc A-la-hán còn ¼ thì không thành. v...v...
(10) Khi một bậc đang thực hành để chứng đạt quả Dự lưu, đang thấu rõ khổ đế, Ngài có gọi bậc này là "Bậc thực hành" (Người Ðạo Dự lưu) không?
A.S.S.B: - Vâng, đúng như thế.
Th: - Khi bậc này đã thấu rõ khổ đế, Ngài có gọi bậc này là "Bậc đình trụ trong quả" (Người quả Dự lưu) không? Ngài không đồng ý, nhưng tại sao không? Tương tự, với 3 đế kia - Ngài không đồng ý, nhưng tại sao không?
(11) Lại nữa, Ngài thừa nhận là một Bậc đang chứng Ðạo Dự lưu, có thể gọi bậc này là "Bậc thực hành" (Người đạo Dự lưu) và khi bậc này chúng đạo Dự lưu thì được gọi là "Bậc đình trụ trong quả" (Người quả Dự lưu). Tai sao Ngài vẫn chưa thừa nhận bậc nào đang thấu rõ Khổ đế, bậc ấy được gọi là "Người đạo", còn khi đã thấu rõ Khổ đế, bậc ấy được gọi là "Người quả"? Lại nữa Ngài thừa nhận rằng một bậc đang chứng đạo dự lưu thì được gọi là "Người đạo Dự lưu", còn khi đã thấu rõ Khổ đế thì được gọi "Người quả Dự lưu".
Và Ngài chưa thừa nhận rằng một bậc đang thấu rõ Tập đế hay Diệt đế, bậc ấy được gọi là "Người đạo", còn khi đã thấu rõ những đế ấy được gọi là "Người quả" - Tại sao Ngài lại thừa nhận như vậy?
(12) Lại nữa, Ngài công nhận rằng người nào khi đang chứng ngộ khổ đế thì người ấy được gọi là " Người đạo", trong khi đó Ngài lại từ khước người nào đã thấu rõ Khổ Ðế thì được gọi là "Người quả" (Như trong phần 10). Vì vậy, Ngài cũng phải công nhận và từ chối nếu chúng ta thay thế bất cứ đế nào (Tập - Diệt - Ðạo), nhưng với điều này, Ngài không đồng ý (như trong phần 11).
(13) Như quan điểm của Ngài đưa ra (trong phần 12), Ngài bắt buộc phải tự thừa nhận rằng khi đã thấu rõ Tập và Diệt đế thì không gọi là "Người quả" .
(14) A.S.S.B.: - Vậy có phải Ngài cho rằng khi đã thấu rõ Khổ đế thì cũng thấu rõ Tứ đế không?
Th: - Ðúng như vậy.
A.S.S.B.: - Vậy Ngài cũng phải thừa nhận rằng Khổ đế bao gồm luôn cả Tứ đế.
Th: - (À , không! Dầu đối với Ngài hay với tôi) nếu Sắc uẩn (Khandha) là vô thường thì 5 uẩn cũng vô thường. Do đó, Ngài không nên nói rằng Sắc uẩn cũng bao gồm luôn cả 5 uẩn.
(15) Lý luận tương tự được áp dụng cho 12 xứ, 18 giới, và 22 quyền.
(16) Nếu Ngài tin rằng một bậc đang chứng quả Dự lưu bằng từng phần Tuệ (như 4 Tuệ, 8 Tuệ, 12 Tuệ, 44 Tuệ, 77 Tuệ) , Thì Ngài cũng phải chấp nhận quả Dự lưu có số lượng Tuệ tương đương như vậy. Dĩ nhiên là Ngài không thể nào chấp nhận rồi.
(17) A.S.S.B.: - Ngài cho rằng quan điểm của chúng tôi về sự chứng đạt theo thứ tự là sai lầm. Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố: "Này Chư Tỳ kheo, ngay cả bờ biển cũng có độ lài từ từ, nghiêng xuống từ từ, có những lỗ hố từ từ, mà không có những dốc đứng tại bờ biển. Cũng dường như thế ấy, trong pháp và luật này, sự tu tập cũng từ từ, sự thành đạt cũng từ từ, sự thực chứng cũng từ từ, không có sự thông suốt các pháp một cách đột nhiên được"? (1)(Người dịch: Quan niệm "Tiệm tu" chứ không thể "Ðốn ngộ").
(18) Lại nữa, Ðức Thế tôn cũng đã từng tuyên bố "Từng cấp bậc, mỗi lần một chút, lần hồi, bậc trí tuệ phải tiêu trừ uế trược của mình, như người thợ bạc lọc bợn nhơ trong vàng".(1)
(19) Th - Vâng, quả thật có những bài kinh như vậy. Nhưng có phải Tôn giả Gavampati đã từng nhắn nhủ với các vị đồng Phạm hạnh rằng:
"Tôi có tự thân nghe từ Thế Tôn, thưa Chư Hiền, tự thân lãnh thọ như sau:
- Này các Tỳ kheo, ai thấy khổ, người ấy cũng thấy khổ tập, cũng thấy khổ diệt, cũng thấy con đường đi đến khổ diệt. Ai thấy khổ tập, người ấy cũng thấy khổ người ấy cũng thấy con đường đưa đến khổ diệt. Ai thấy khổ diệt người ấy cũng thấy khổ, cũng thấy con đường đưa đến khổ diệt. Ai thấy khổ diệt người ấy cũng thấy khổ, cũng thấy khổ tập, cũng thấy con đường đưa đến khổ diệt. Ai thấy con đường đưa đến khổ diệt, người ấy cũng thấy khổ, cũng thấy khổ tập, cũng thấy khổ diệt " (2)
(20) Lại nữa, có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố:
"Vị ấy nhờ đầy đủ,
Với chánh kiến sáng suốt.
Do vậy, có ba pháp
Ðược hoàn toàn từ bỏ:
Thân kiến và nghi hoặc,
Giới cấm thủ cũng không.
Ðối với bốn đọa xứ
Hoàn toàn được giải thoát
Vị ấy không thể làm
Sáu điều ác căn bản.
Như vậy, nơi tăng chúng
Là châu báu thù diện.
Mong với sự thật này
Ðược sống chân hạnh phúc"? (3)
Lại nữa, có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố: "Này chư Tỳ kheo khi pháp nhãn xả ly trần cấu đã phát sinh đến vị Thánh Ðệ tử rồi, vị này thấy các pháp nào được sanh ra đều hoại diệt. Ðồng sanh với pháp nhãn này, vị ấy đoạn trừ được ba kiết sử: Thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ."?
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada