Ðiểm tranh luận: Tất cả các pháp hành luôn luôn nóng như một hầm lửa.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Golulikas, do hiểu lầm ý nghĩa của câu kinh: "Này chư Tỳ kheo, tất cả đều là lửa" (1) , "Tất cả các pháp hữu vi đều là khổ não" (2), cho rằng tất cả các pháp hành đều bị cháy như những ngọn lửa nóng bức, không có sự tắt, giống như lửa địa ngục. Phái Theravadins đã chỉnh đốn lại quan niệm này bằng cách trình bày những hình thức khác nhau của hạnh phúc.

Theravādins: - Ngài quan niệm như vậy, nhưng có phải không có pháp nào như thọ lạc, thân lạc, tâm lạc, hạnh phúc của cõi trời, hạnh phúc của cõi nhân loại, hạnh phúc của sự lợi lộc, hạnh phúc của sự cúng dường, hạnh phúc trong cách nằm, cách đi, cách nghỉ ngơi, hạnh phúc của sự chỉ huy, hạnh phúc của người cư sĩ, hạnh phúc của đời sống Phạm hạnh, hạnh phúc liên quan đến hữu lậu, hạnh phúc liên quan đến vô lậu (hạnh phúc của Niết bàn), hạnh phúc của hữu thủ, và hạnh phúc của vô thủ, hạnh phúc của vật chất, hạnh phúc của tinh thần, hạnh phúc hữu hỷ và hạnh phúc vô hỷ, hạnh phúc của thiền, hạnh phúc của sự xuất gia, hạnh phúc của giải thoát, hạnh phúc từ nơi ái dục, hạnh phúc từ nơi sự thức tỉnh, hạnh phúc vắng lặng, hạnh phúc của sự thanh tịnh, hạnh phúc của sự chứng ngộ? tất nhiên, những hạnh phúc đó là có thật, vậy làm thế nào mà Ngài có thể duy trì quan niệm của Ngài đã nêu ra một cách chung chung được.

(2) Gokulikas: - Nếu thế, thì phải có quan niệm của chúng tôi là sai lầm? Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố rằng "Này chư Tỳ kheo, tất cả đều là lửa: tại sao tất cả đều là lửa? mắt là lửa, cái sắc là lửa, nhãn thức là lửa, nhãn xúc là lửa, dù cho có thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc, tất cả cũng đều là lửa, lửa nóng với điều gì? Ta tuyên bố rằng nóng do lửa tham, nóng do lửa sân, nóng do lửa si, nóng do thân tộc, nóng do sự sanh, nóng do sự già, nóng do sự chết, nóng do lửa sầu, lửa khóc, lửa ưu, lửa ai. Tất cả những thức khác (Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý), tất cả những xúc khác, (Nhĩ xúc, ... Ý xúc đều được gọi là lửa" (1)? Như vậy, không phải chắc chắn rằng tất cả pháp hành luôn luôn chịu sự nóng nảy tuyệt đối hay sao?

(3) Th: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố "Này Chư Tỳ kheo, có năm loại dục lạc. Thế nào là năm? Tất cả Sắc thành đối tượng của Nhãn thức là khả ái, khả hỷ, khả lạc, đầy quyến rũ. Tất cả Thinh ... Hương ... Vị ... Xúc ... Thành đối tượng của thân thức là khả ái, khả hỷ, khả lạc, đầy quyến rũ,..."? (2)

(4) G: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố "Này Chư Tỳ kheo, lợi lộc đến với người nào danh thơm tiếng tốt đến với người nào trong đời sống Phạm hạnh. Này Chư Tỳ kheo ta thấy đó là địa ngục, tức là lục nhập xúc, phàm sắc gì được thấy chỉ là bất khả ái, bất khả hỷ, bất khả lạc; phàm Thinh ... Hương ... Vị ... Xúc ... Pháp gì được nhận thức đều là bất khả ái, bất khả hỷ, bất khả lạc"?(3)

(5) Th: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố "Này Chư Tỳ kheo, lợi lộc đến với người nào, danh thơm tiếng tốt đến với người nào trong đời sống Phạm hạnh, Này Chư Tỳ kheo, ta thấy đó là thiên đàng, tức là lục nhập xúc, Phàm sắc gì được thấy là khả ái, khả hỷ, khả lạc: Phàm Thinh ... Hương ... Vị ... Xúc ... Pháp gì được nhận thức đếu là khả ái, khả hỷ, khả lạc"? (4)

(6) G: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã không từng tuyên bố "Các pháp hữu vi là vô thường, và vô thường đồng nghĩa với khổ não"? (5)

(7) Th: - Nhưng bố thí có đem kết quả bất khả ái, bất khả hỷ, bất khả lạc, và giả tạo không? và quả ấy có đem đến sự sầu khổ không? Hay giữ ngũ giới, bát quan trai giới, thanh tịnh giới và sống đời Phạm hạnh có đem đến kết quả bất khả ái, bất khả hỷ, bất khả lạc không? Những thiện nghiệp ấy có đem đến những quả dị thục quả ngược lại không? Như vậy, làm thế nào mà Ngài lại chấp nhận quan điểm của Ngài một cách chung chung được.

(8) Cuối cùng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố:

"Viễn ly là an lạc
Với người biết tri túc.
Với người có nghe pháp
Với người có chánh kiến
Không sân là an lạc
Nhưng ai  trên đời
Ðối hữu tình chúng sanh
Biết tự chế, ngăn ngừa.
Ly tham là an lạc
ợt các dục ở đời
Ai nhiếp phục ngã mạn
Ðây an lạc tối thượng."? (6)



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada