Ðiểm tranh luận: Có cách phát âm trong khi nhập thiền.

Theo chú giải: Quan niệm này của phái Pubbaseliyas và một số bộ phái khác, cho rằng một người khi nhập thiền thứ nhất, "Ðạo Dự Lưu", kêu lên tiếng "Khổ" và họ còn hiểu lầm ý nghĩa của "Tầm" và "Tứ" hiện hữu trong sơ thiền (Tầm và Tứ liên hệ đến Thinh). Quan niệm này bị phủ nhận bởi phái Theravādins.

(1) Theravadins: - Ngài nêu ra vấn đề này một cách chung chung.

Như vậy quan niệm đó phải được áp dụng cho bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, cho tất cả mọi người cũng như cho tất cả các trường hợp nhập định trong các từng thiền. Nhưng Ngài không thừa nhận tất cả những trường hợp như vậy. Do đó Ngài không khẳng định được điều gì về vấn đề này.

(2) Có phải khi nhập thiền, hành giả có sự lay động thân không? Ngài phủ nhận hành giả có sự lay động thân, nhưng tại sao lại phủ nhận nếu quan niệm của Ngài hữu lý? Nếu thân hành giả không lay động thì Ngài không nên cho rằng khẩu của vị ấy lay động được (thân thanh tịnh thì khẩu cũng thanh tịnh).

(3) Nếu trong khi nhập thiền, có khẩu phát ra tiếng thì thân của hành giả cũng phải có sự lay động.

(4) Ngài cho rằng khi biết "Khổ" thì kêu lên tiếng "Khổ" nhưng lại từ khước khi biết "Tập" thì kêu lên tiếng "Tập". Nhưng tại sao như vậy? Hơn nữa tại sao lại từ chối rằng khi biết "Diệt" hay "Ðạo" thì kêu lên những tiếng ấy.

(5) Tại sao Ngài phủ nhận ba tiếng sau (Tập, Diệt, Ðạo) mà không phủ nhận tiếng đầu "Khổ"?

(6) Ngài cho rằng đối tượng của Tuệ là (Thánh) Ðế. Nhưng Ngài lại từ khước đối tượng của Nhĩ là đế, điều này theo Ngài là Thinh, nhưng Ngài lại từ khước đối tượng của Tuệ là Thinh.

(7) Ngài cho rằng Ðế là đối tượng của Tuệ, Thinh là đối tượng của Nhĩ. Nhưng nếu Tuệ có Ðế làm đối tượng và Nhĩ có Thinh làm đối tượng thì thưa Ngài, Ngài cũng không được chấp nhận có cách phát âm trong lúc nhập thiền (Vì lúc nhập thiền là lộ ý tuệ).

(7a) Nếu Ngài cho rằng trong khi Tuệ liên quan đến Ðế và Nhĩ liên quan đến Thinh mà hành giả mới phát âm được, thì Ngài cũng phải chấp nhận rằng có sự phối hợp của hai xúc, 2 thọ, 2 tưởng, 2 tư, 2 tâm (trong cũng một sát na). Ðiều này thật vô lý.

(8) Ngài cho rằng quan niệm của Ngài là hữu lý, tuy Ngài lại từ khước khi áp dụng điều này đối với bất cứ một trong tám tầng thiên(1)  có chín tầng thiền với đề mục đất, nước, lửa, gió, màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, hay một trong bốn thiền vô sắc(2) . Vậy làm thế nào mà quan điểm của Ngài được rõ ràng, minh bạch?

(9) Nếu Ngài từ khước một trong những khả năng này, thì Ngài không thể chấp nhận quan điểm của Ngài đã đưa ra.

(10) Hơn nữa, Ngài từ khước rằng chỉ người nhập thiền hiệp thế mới có thể phát âm dù cho bậc này đã đắc được một trong bốn tầng thiền siêu thế. Vậy thì Ngài không thể chấp nhận được quan điểm của Ngài đã đưa ra.

(11) Nếu Ngài phủ nhận luận cứ đầu thì cũng phải phủ nhận luận cứ sau.

(12) Ngài cho rằng chỉ có bậc nhập sơ thiền siêu thế mới có thể phát âm, còn nhị thiền, tam thiền và tứ thiền (Siêu thế) thì không thể phát âm được. Nhưng nếu Ngài chỉ thừa nhận từng thiền đầu, thì với lý do gì Ngài không chấp nhận ba tầng thiền sau?

(13 - 14) P: - Có sai lầm không khi cho rằng phát âm từng phần trong lúc nhập thiền?

Th: - Vâng, như vậy là sai lầm.

P: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã không từng tuyên bố rằng "Tầm và Tứ là khẩu hành"(1)  hay sao? Và Tầm và Tứ không phải vẫn hiện hữu trong tầng sơ thiền đó sao? Thế thì chắc chắn quan điểm của chúng tôi là hữu lý.

(15) Th: - Phải công nhận Ngài viện dẫn rất hữu lý và bậc nhập sơ thiền có liên hệ với Tầm và Tứ, nhưng vấn đề đặt ra là Ngài vừa từ khước rằng bậc nhập thiền của bất cứ một trong tám tầng thiền nào đều có thể phát âm được. Và như vậy, làm thế nào Ngài lại xác nhận quan điểm của Ngài là hữu lý được.

(16) P: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã không từng tuyên bố rằng lời nói có tầm làm sở sanh hay sao? Như vậy có phải Tầm không thuộc sơ thiền?

(17) Th: - Ðó không phải là lý do chính đáng lắm. Ðức Thế tôn cũng đã từng tuyên bố lời nói có tư tưởng làm sở sanh(2)  mà bậc Nhập, Nhị, Tam, Tứ thiền thì có Tưởng, nhưng không còn Tầm và Tứ nữa. Với 4 thiền vô sắc lý luận tương tự như thế.

(18) Hơn nữa, có phải không có đoạn kinh "Khi một bậc nhập sơ thiền thì khẩu hành diệt"?(3)

(19) Nếu Ngài vẫn duy trì quan điểm của Ngài, Ngài phải thất bại ở đây, vì trong bài kinh có những đoạn như sau: "Khi một bậc nhập Nhị thiền thì Tầm Tứ diệt, khi một bậc nhập tam thiền thì hỷ diệt, khi một bậc nhập tứ thiền thì hơi thở diệt, khi một bậc nhập Không vô biên xứ thì Sắc tưởng diệt, khi một bậc nhập thức vô biên xứ thì không vô biên xứ tưởng diệt, khi một bậc nhập Vô sở hữu xứ thì Thức vô biên xứ diệt. Khi một bậc nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ thì vô sở hữu xứ diệt, khi một bậc nhập Diệt thọ Tưởng Ðịnh thì Thọ và Tưởng diệt". (4)

(20) P.: - Nhưng nếu quan điểm của chúng tôi là sai lầm, tại sao Ðức Thế tôn lại tuyên bố: "Thinh là đối tượng phi khả ái của Sơ Thiền"?(5)  Có phải điều này bao hàm rằng khi một bậc có thể phát âm được chăng?

(21) Th - Ngài thừa nhận cả đoạn kinh trên lẫn quan điểm của Ngài đưa ra.

(22) P.: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã không từng tuyên bố "Này Ananda, Abhikhu, môn đệ của Ðức Thế tôn Sikhin, bậc A-la-hán chánh đẳng giác, hiện ở tại cõi trời Phạm thiên, từng tuyên bố trong mười ngàn thế giới sa bà như vậy.

"Hãy đứng dậy lên đường.
Hãy dấn thân Phật giáo.
Hãy đánh bại ma quân
Như vòi phá chòi lá.
Ai trong pháp luật này.
An trú không phóng dật.
Ðoạn tận vòng sống chết.
Sẽ chấm dứt khổ đau". (1)

Như vậy chắc chắn bậc nhập thiền có sự phát âm trong suốt quá trình nhập định.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada