Ðiểm tranh luận: Các pháp hiện hữu ở trạng thái này mà không hiện hữu ở trạng thái khác .

Lời chú giải: Quan niệm này của phái Andhakas, cùng một số bộ phái khác như Pubaseliyas... Họ cho rằng tất cả các pháp đều hiện hữu trong một thời điểm như Sắc và Danh trong quá khứ, hiện tại hay vị lai, mặt khác không có trong vị lai và hiện tại, cũng như không có vị lai và hiện tại thuộc quá khứ. Vì vậy, tất cả các pháp ấy chỉ hiện hữu một phần, còn một phần thì không hiện hữu. Phái Theravādins đã đặt ra những câu hỏi để chỉnh đốn lại quan niệm này.

(1) Theravādins - Có phải quá khứ vẫn hiện hữu không?

Andhakas: - Quá khứ hiện hữu ở trạng thái này mà không hiện hữu ở trạng thái khác.

Th - Theo Ngài, có phải quá khứ vừa hiện hữu vừa không hiện hữu? Ngài từ chối rồi Ngài lại xác nhận - Ðiều mà Ngài phải xác nhận - Và nếu chính quá khứ đó vẫn vừa hiện hữu vừa không hiện hữu, thì sự "hiện hữu" cũng là "sự không hiện hữu" và ngược lại "sự không hiện hữu" cũng là "sự hiện hữu", "là" cũng là "không là" và ngược lại "không là" cũng là "là", chế định cả hai cùng một thứ, cùng một ý nghĩa, cùng đồng một gốc. Dĩ nhiên Ngài không chấp nhận điều này được.

(2) Tương tự, Ngài cho rằng vị lai chỉ hiện hữu ở trạng thái này mà không hiện hữu ở trạng thái khác. Ðiều này có nghĩa là vị lai vừa hiện hữu, vừa không hiện hữu. Ở đây, chứng tỏ sự mâu thuẫn ngay trong quan điểm của Ngài.

(3) Tương tự, hiện tại chỉ hiện hữu ở trạng thái này mà không hiện hữu ở trạng thái khác; và Ngài lại bị rơi vào sự mâu thuẫn như trên.

(4) Nếu quá khứ chỉ hiện hữu như Ngài đã quan niệm, thì nó hiện hữu như thế nào, không hiện hữu như thế nào?

A: - Quá khứ chỉ hiện hữu như quá khứ, không hiện hữu như vị lai, không hiện hữu như hiện tại.

Th: - Nhưng điều này thì giống như trong cách nói của Ngài, cà hai là và không là đều giống nhau, và như vậy, Ngài cũng bị mâu thuẫn như trên.

(5 - 6) Tương tự, đối với vị lai và hiện tại, vị lai hiện hữu như thế nào và không hiện hữu như thế nào? Hiện tại hiện hữu như thế nào và không hiện hữu như thế nào?

(7) - Vậy có sai lầm không khi nói "quá khứ, vị lai hay hiện tại chỉ hiện hữu ở trạng thái này mà không hiện hữu ở trạng thái khác".

Th: - Vâng, như vậy là sai lầm.

A: - Có phải theo Ngài, quá khứ hiện hữu cũng như vị lai và hiện tại, vị lai hiện hữu cũng như quá khứ và hiện tại, và hiện tại cũng hiện hữu như quá khứ và vị lai - Với điều này phải chăng Ngài thừa nhận? Do đó, chắc chắn tôi rất hữu lý.

(8) Th: - Có phải Sắc vẫn hiện hữu?

A: - Chúng hiện hữu ở trạng thái này mà không hiện hữu ở trạng thái khác.

Th: - Ở đây, Ngài lại gặp trở ngại như lần trước "cả hai đều giống nhau hiện hữu và không hiện hữu" và do vậy, Ngài cũng bị mâu thuẫn như trên.

(9) Áp dụng tương tự đối với 4 uẩn khác: Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

(10 - 11) Lại nữa, dựa trên quan niệm những uẩn này hiện hữu như thế nào và không hiện hữu như thế nào, khi Ngài đáp: "Một uẩn như Sắc uẩn chẳng hạn, hiện hữu ở trạng thái Sắc và bốn danh uẩn kia lại không hiện hữu ..." thì Ngài cũng bị mâu thuẫn tương tự như trên.

(12) A: - Vậy có sai lầm không khi nói rằng: "Bất cứ một uẩn nào cũng chỉ hiện hữu ở một trạng thái, còn không hiện hữu ở trạng thái khác".

Th: - Vâng, như vậy là sai lầm.

A: - Nhưng theo Ngài thì cho rằng mỗi uẩn hiện hữu trong trạng thái như bất cứ uẩn nào trong bốn uẩn (Sắc hiện hữu trong trạng thái như Thọ .... Thức). Do vậy, chắc chắn tôi rất hữu lý khi cho rằng mỗi uẩn chỉ hiện hữu ở trạng thái riêng biệt của nó, mà không hiện hữu ở trạng thái khác.

(1) Anguttara-Nikāya i 96.

(2) Anguttara-Nikāya iii 173.

(1) A. i 128.

(1) Puggala Paññathi, Chương 8.

(2) Sutta-Nipata, ver 714.

(3) Sutta-Nipata, ver 741; Angutta Nikāya, ii.10; Itivuttaka 15, 105.

(4) Anguttara-Nikāya iii 378; Pss of the Brethen, vers 648

(1) Anguttara-Nikāya iii 173.

(2) Anguttara-Nikāya iii 173.

(1) A. iv 396

(1) Odhis-Odhiso

(1) Xem Atthāsalini, Chương 1; hay Puggala Pannatti, Chương 7.

(2) Xem Puggala Pannatti, Chương 5.

(1) Dhp. câu 239

(2) Sn. Câu 231

(3) Vin. i 97; S. iv 44, 107; A. iv 186.

(4) Putthijjano

(1) Xem Buddhist Ethics 82, n2

(2) Xem Thắng pháp tập yếu luận, Chương 7

(3) Xem S.v 357, A. I 232, ii 89.

(1) A. iii. 373

(2) A. iv 104.

(1) Paccuppanam Rūpam

(1) M iii 16; S, iii 47

(2) S. iii 71

(1) S. iv 52

(2) A, i 179

(3) S. iii 101

(1) Xem Atthasalini, chương Một; và Dhātukathā, bài Một

(1) S. iii 71.

(2) S. iii 47.

(2) Xem bài Matikā, câu 3 bộ Dhammasangani.

(1) S. v 184

(2) M. i 55; S. v 141; Vibh. 193f. 206.

(1) A. i, 45.

(2) S. v 141; M. i, 55

(1) S. v 99

-ooOoo-



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada