Ðiểm tranh luận: Quá khứ bao gồm trong Uẩn (Danh và Sắc) vẫn còn tồn tại.

Lời chú giải: Quan niệm này của bộ phái Sabbatthivadins cho rằng cả hai quá khứ và vị lai thuộc về uẩn vẫn còn hiện hữu, vì các Uẩn và các yếu tố kinh nghiệm vẫn tiếp tục giữ trạng thái đó.

(1) Sabbatthivadins: - Nếu Ngài xác nhận rằng quá khứ trong uẩn - như Ngài quan niệm - thì Ngài cũng phải thừa nhận quá khứ vẫn hiện hữu. Ðiều này hẳn Ngài từ chối. Như vậy sự hiện hữu của quá khứ cũng giống như trong trường hợp Xứ và Giới hay cả ba: Uẩn, Xứ, Giới. (1)

(2) Lại nữa, nếu Ngài cho rằng vị lai gồm có trong uẩn như Ngài quan niệm - thì Ngài cũng phải thừa nhận vị lai vẫn hiện hữu. Ðiều này hẳn Ngài từ chối. Như vậy, sự hiện hữu của vị lai cũng giống như trong trường hợp Xứ và Giới hay cả ba: Uẩn, Xứ, Giới.

(3) Nếu Ngài cho rằng hiện tại gồm có trong uẩn và hiện tại hiện hữu, thì Ngài cũng phải chấp nhận rằng quá khứ gồm có trong uẩn cũng hiện hữu. Ðối với những yếu tố hiện tại khác (Xứ - Giới) cũng tương tự.

(4) Tương tự, đối với uẩn vị lai.

(5) Lại nữa, nếu Ngài cho rằng quá khứ gồm có trong uẩn - hay các yếu tố khác hay các Xứ chẳng hạn - không hiện hữu, thì Ngài cũng phải chấp nhận hiện tại gồm có trong uẩn cũng không hiện hữu.

(6) Tương tự, Vị lai gồm có trong Uẩn - Xứ - Giới ... và vị lai cũng không hiện hữu.

(7) Lại nữa, nếu Ngài cho rằng Sắc trong quá khứ tạo thành Uẩn - Xứ - Giới hay cả ba: Uẩn, Xứ, Giới, thì Ngài cũng phải thừa nhận rằng Sắc quá khứ hiện hữu.

(8) Và nếu Ngài cho rằng Sắc trong vị lai sẽ thành uẩn... thì Ngài cũng phải thừa nhận Sắc vị lai hiện hữu.

(9) Lại nữa, nếu Ngài cho rằng Sắc trong hiện tại thành Sắc uẩn cùng những yếu tố khác, và hiện tại hiện hữu, thì Ngài cũng phải chấp nhận rằng Sắc quá khứ, gồm trong Sắc uẩn, cũng hiện hữu.

(10) Lý luận tương tự, thay "Sắc quá khứ" bằng "Sắc vị lai".

(11) Lại nữa, nếu Ngài cho rằng Sắc quá khứ hiện hữu như là một uẩn, và quan niệm rằng những tính chất quá khứ không hiện hữu, thì Ngài cũng phải chấp nhận Sắc hiện tại hiện hữu như là một uẩn và những tính chất hiện tại cũng không hiện hữu.

(12) Tương tự, đối với sắc vị lai hiện hữu và những tính chất vị lai không hiện hữu.

(13) Tương tự, thay chữ "Sắc" bằng một trong tứ danh uẩn. Nếu Ngài cho rằng Thức quá khứ trở thành một uẩn, Xứ hay Giới, thì Ngài cũng phải chấp nhận rằng Thức quá khứ hiện hữu.

(14) Tương tự, nếu Ngài cho rằng Thức vị lai tạo thành một uẩn, thì Ngài cũng phải chấp nhận rằng Thức vị lai hiện hữu.

(15) Lại nữa, nếu Ngài cho rằng Thức hiện tại tạo thành một uẩn, với những yếu tố khác, và Thức này hiện hữu, thì Ngài cũng phải thừa nhận rằng Thức quá khứ, bao gồm trong Uẩn, Xứ hay Giới, cũng hiện hữu.

(16) Tương tự, đối với Thức vị lai.

(17) Hơn nữa, nếu Ngài tuyên bố rằng Thức quá khứ hiện hữu như một uẩn, Xứ hay Giới và thức này không hiện hữu, thì Ngài cũng phải chấp nhận rằng Thức hiện tại hiện hữu như một uẩn... cũng không hiện hữu.

(18) Tương tự, đối với Thức vị lai.

 (19) Theravadins: - Có sai lầm không khi nói rằng quá khứ và vị lai bao gồm trong Uẩn, Xứ, Giới không hiện hữu?

S: - Vâng, như vậy là sai lầm.

Th: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã không từng tuyên bố "Này chư Tỳ kheo, có ba loại này, ngôn lộ, danh ngôn lộ, thi thiết lộ, không có lẫn lộn, trước lẫn lộn, nay không lẫn lộn, tương lai không lẫn lộn, tương lai không lẫn lộn, không bị các Samôn, Bàlamôn có trí quở trách, thế nào là ba?(1) Phàm sắc (hay một uẩn nào) gì đã qua, đã đoạn diệt, đã biến hoại, sắc ấy được xác nhận là "đã từng có" được xưng danh là "đã từng có" được thi thiết là "đã từng có" sắc ấy không được xác nhận là "hiện có" không được xác nhận là"sẽ có" (2) Phàm sắc (hay một uẩn nào) chưa sanh, chưa hiện hữu...(3) Phàm sắc (hay một uẩn nào) đã sanh, đã hiện hữu"? (1)

Có phải có bài kinh như vậy không? Thế thì chắc chắn rằng quá khứ và vị lai gồm trong Uẩn, Xứ, Giới vẫn hiện hữu.

(20) S - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã không từng tuyên bố rằng ."Này Chư Tỳ kheo, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay thuộc ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, đây gọi là sắc uẩn. Này các Tỳ kheo, phàm có thọ gì ... phàm có Tưởng gì ... phàm có Hành gì ... phàm có thức gì quá khứ ,..." (2)

Có phải có bài kinh như vậy không?

Th: - Vâng.

S: - Nếu thế, chắc chắn không thể nói rằng "quá khứ và vị lai bao gồm trong uẩn" ... không hiện hữu.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada