Ðiểm tranh luận: Phàm phu (4)  loại trừ Ái dục và Sân hận.

Ðiểm chú giải: Quan niệm này của phái Sammitiyas cho rằng một người phàm phu chứng đạt Thiền, hiểu được Thánh đế và trở thành một bậc Bất lai, thanh lọc được ái dục và sân hận trong khi người ấy chỉ là một người phàm phu.

(1 - 2) Theravadins: - Ngài cho rằng một người thanh lọc được Ái dục và Sân hận khi còn là phàm phu. Do sự thanh lọc ấy, người này có thanh lọc mãi mãi, không còn dư sót, trừ tận gốc những ái nhiễm và tùy miên, thanh lọc bằng Thánh tuệ, thanh lọc bằng Thánh Ðạo, thanh lọc bằng pháp bất động, thanh lọc trong khi chứng ngộ quả Bất lai. Ðiều này chắc hẳn Ngài từ chối.

Nếu Ngài thay thế chữ "Thanh lọc" bằng chữ "Ðè nén" tôi cũng lập luận như trên, và Ngài cũng từ chối.

(3 - 4) Một bậc tu tập để chứng ngộ quả Bất lai, vị ấy thanh lọc, vị ấy đè nén trong suốt con đường tu tập - Về điểm này chúng ta đều đồng ý. Nhưng có phải người phàm phu cũng thế sao? Ngài cũng từ chối (không kém gì tôi)

(5 - 6) Nhưng nếu Ngài áp dụng chữ "Thanh lọc", "Ðè nén" (trong ý nghĩa giới hạn của Ngài), đối với người phàm phu, Ngài cũng phải áp dụng như thế đối với bậc đang tu tập để chứng quả Bất lai.

(7 - 8) Bằng con đường nào (hay phương tiện nào) mà Ngài cho rằng người phàm phu thanh lọc được Ái dục và Sân hận.

Sammitiyas: - Bằng con đường chứng đạt thiền sắc giới (1)

Th: - Có phải con đường đó làm nhân đưa chúng sanh thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đưa đến chứng ngộ Thánh đạo không? Con đường đó có thanh lọc được Lậu hoặc - Kiết sử - Tùy miên - Triền cái - Thủ - Hệ phược - Ách phược - Bộc lưu (2), có làm trong sạch được ô nhiễm và phiền não không?

Mặt khác, có phải con đường đó không thể đạt được sự thanh lọc những ô nhiễm ấy sao? Ngài có thể quan niệm thế nào về con đường mà người phàm phu thanh lọc được Ái dục và Sân hận?

(9 - 10) Ngài đồng ý rằng con đường được tụ tập để thấu rõ quả vị Bất lai cũng có những đặc tính như vậy. Nhưng Ngài cũng nên chấp nhận rằng con đường tùy thuộc vào Sắc giới cũng có những tính chất như thế (vì Ngài tuyên bố bằng con đường đó, người phàm phu thanh lọc như bậc Bất lai thanh lọc). Nhưng có phải Ngài thừa nhận con đường đó có những đặc tính ngược lại? Như vậy, bằng sự tương tự trong cách lý luận, Ngài nên tìm những phẩm chất ngược lại trong đạo được tu tập bởi bậc Bất lai (vì Ngài tuyên bố con đường Bậc bất lai đã đi đến sự chứng ngộ như người phàm).

(11) Ngài cho rằng một người phàm phu sống với những Ái dục, ngay khi chứng ngộ đế thì trở thánh bậc Bất lai. Tại sao không thêm vào quả A-la-hán? Tại sao chỉ ngừng lại ở đây?

Ngài cũng chấp nhận rằng một người đang tu tập đạo Dự lưu nhất lai, Bất lai cùng một lúc, đắc 3 quả tương đương cùng một lúc, và có sự phối hợp của 3 Xúc, 3 Thọ, 3 Tư, 3 Tâm, 3 Tín, 3 Cần, 3 Niệm, 3 Ðịnh, 3 Tuệ (của 3 đạo).

(12) Hay nếu người này không đắc được quả Bất lai theo con đường này, thì bằng con đường nào mà vị này chứng đạt quả vị ấy? Có phải Ngài cho rằng "bằng đạo của vị Bất lai" không?

Tuy vậy, Ngài từ khước sự đoạn tận ba thằng thúc - Thân kiến, Hoài Nghi, Giới cấm Thủ - tùy thuộc vào đạo bất lai. Ngài phải chấp nhân điều đó (vì Ngài phủ nhận không còn con đường nào khác mà người phàm phu đoạn tận Ái dục và Sân, dù cho điều đó được Ðức Thế tôn tuyên bố rằng bằng "Ðạo Dự lưu, ba thằng thúc ấy được thanh lọc".

(13) Một lần nữa, Ngài từ chối Ái dục Thô và Sân hận thô được thanh lọc bằng đạo Bất lai. Nhưng Ngài bắt buộc phải chấp nhận điều đó, vì có phải Ðức Thế tôn từng thuyết rằng: "Quả nhất lai được chứng đắc bằng sự giảm bớt những Ái dục và Sân thô" hay sao? (3)

Sau cùng bằng sự chấp nhận của Ngài về chứng đạt Tứ đế của người phàm phu, Ngài vẫn bị bắt buộc phải chấp nhận, dù cho Ngài từ khước, một người khi chứng ngộ được Tứ đế, chính lúc đó, người ấy cũng đạt được quả vị Bất lai.

(14) S: Nhưng nếu quan niệm của tôi bị Ngài phủ nhận, có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố rằng "Trong quá khứ, có 6 vị giáo chủ có quyền tước, với lòng bi mẫn, các vị này thanh lọc được nủa sân hận và với sự từ khước, họ thoát khỏi sự ràng buộc của lưới Ái dục và họ đã sanh vào thế giới Phạm thiên. Các môn đệ của 6 vị giáo chủ này cũng ..." (1)  . Có phải có bài kinh như vậy không?

(15) Vâng, nhưng Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Này các Tỳ kheo, đạo sư Sunetta, dẫu cho có thọ mạng lâu dài như vậy, sống lâu dài như vậy, nhưng không được giải thoát khỏi sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: Chưa giải thoát khỏi khổ. Vì cớ sao? Vì rằng chưa giác ngộ, chưa thể nhập (Appativedhā) bốn pháp. Thế nào là bốn pháp? Này các Tỳ kheo, vì không giác ngộ, không thể nhập Thánh giới, vì không giác ngộ, không thể nhập Thánh định; vì không giác ngộ không thể nhập Thánh trí tuệ; vì không giác ngộ không thể nhập Thánh giải thoát, Này các Tỳ kheo, sự kiện là như sau: Khi Thánh giới được giác ngộ, được thể nhập; Khi Thánh định giác ngộ được thể nhập; khi Thánh trí tuệ được giác ngộ, được thể nhập; khi Thánh giải thoát được giác ngộ, được thể nhập được cắt đứt là hữu ái, sợi dây đưa đến sanh hữu (bhavanetti) được đoạn tận, nay không có tái sinh". (2)

Có phải có bài kinh như vậy không? Nếu có, thật không hữu lý khi nói rằng "Người phàm phu thanh lọc được Ái dục và Sân hận".



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada