Ðiểm tranh luận: Không có đời sống Phạm hạnh trên cõi Chư thiên.
Lời chú giải: Ðời sống Phạm hạnh (Brahmacariyavāsa) có hai nghĩa: Chứng ngộ Ðạo quả và Xuất gia. Chư thiên không tụ tập hình thức sau. Nhưng hình thức đầu không làm cản trở họ, ngoại trừ Chư thiên ở cõi Vô tưởng. Nhưng một vài bộ phái như Sammitiyas, không tin rằng có sự ngộ đạo quả đối với Chư thiên ở cõi Dục giới và những cõi cao hơn là cõi Sắc giới và Vô sắc giới.
(1) Th: - Ngài phủ nhận tụ tập đời sống Phạm hạnh trên cõi Chư thiên, Tuy nhiên Ngài cũng phủ nhận họ có những khuyết điểm về thể chất, tinh thần hay đạo đức như: Trong số những Chư thiên, có vị thì khờ, vị thì câm điếc, ngu si, đần độn, dùng ngôn ngữ của người câm (ra dấu bằng tay) và không đủ khả năng nhận thức được ý nghĩa của lời nói nào tốt đẹp hay xấu xa. Họ là những người thiếu đức tin nơi Phật, Pháp, Tăng, họ không thể chú tâm nghe Ðức Thế tôn thuyết giảng không thể nêu câu hỏi (để đoạn trừ hoài nghi) vui mừng hoan hỷ về sự trả lời của Ngài, các vị đó tạo sự trở ngại cho các người khác do hành động của họ, do phiền não chướng, do quả của hành động. Họ không có đức tin, không có mục đích và trí tuệ, không có khả năng tìm đến con đường Thánh (Sammattam) bằng các điều thiện. Họ là người giết mẹ, giết cha, sát hại bậc Thánh, chích máu Phật, phá hòa hợp Tăng. Họ là người sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, tham ác, sâøn ác và tà kiến ác.
(2) Mặt khác, Ngài cũng cho rằng Chư thiên cũng có sự tu tập và có những phẩm hạnh ngược lại với những điều kể trên. Như vậy, tại sao Ngài có thể nói rằng ở cõi Chư thiên không có đời sống Phạm hạnh?
(3) Sammitiyas: - Ngài vẫn giữ lập trường như thế, ắt hẳn Ngài sẽ phủ nhận rằng Chư thiên thực hành xuất gia, từ bỏ gia đình, mặc y, mang bát, đi trì bình khất thực, Ngài cũng từ khước sự xuất hiện của một vị Phật Toàn Giác hay những vị Phật Ðộc Giác hay hai vị Ðại Ðệ tử của Ðức Thế tôn không có trên cõi Chư thiên. Vậy thì nơi nào mới có đời sống Phạm hạnh?
(4 - 7) Th: - Chúng ta đều đồng ý với nhau rằng Chư thiên không có những phẩm hạnh như sự xuất gia, mặc y, mang bát, nhưng có phải đời sống Phạm hạnh chỉ tìm thấy ở những nơi mà những điều này được xuất hiện (sự xuất gia, mang bát ...)? Và có phải không có đời sống Phạm hạnh ở những nơi mà những điều ấy không được thực hiện? Ngài cho rằng, chỉ có những nơi đó mới có đời sống Phạm hạnh nhưng khi tôi hỏi "Có phải người nào xuất gia mới có đời sống Phạm hạnh, còn người không có xuất gia thì không có đời sống Phạm hạnh?" ... Thì Ngài lại không đồng ý.
(8) Lại nữa, có phải Ngài cho rằng chỉ nơi nào có Chư Phật xuất hiện nơi đó mới có đời sống Phạm hạnh, còn nơi nào không có Chư Phật xuất hiện thì nơi đó không có đời sống Phạm hạnh? Ngài lưỡng lự trong cách trả lời. Ðức Thế tôn sanh ở Lumbini thành đạo dưới cây Bồ đề chuyển pháp luân ở thành Banares. Có phải ở những nơi đó mới có đời sống Phạm hạnh còn những khác thì không hay sao?
(9) Tôi đặt một câu hỏi với sự liên hệ về thung lũng sông Hằng, nơi có sự gíac ngộ của Chư Phật Ðộc Giác và
(10) Ở Magadhese, nơi có sự xuất hiện của hai vị Ðại Ðệ tử.
(11) S: - Ngài khẳng định rằng đời sống Phạm hạnh được tụ tập ở cõi Chư thiên, nhưng Ngài vẫn từ chối điều đó có với Chư thiên cõi vô tưởng.
Th: - Ðây chỉ là điều mà chúng ta vừa đề cập và bị khước từ cũng giống như trường hợp ở cõi nhân loại, nơi đó có đời sống Phạm hạnh, nhưng ở những biên địa có những người dã man vô học, không có niềm tin nơi tôn giáo, không có niềm tin của nam cư sĩ và nữ cư sĩ.
(12) S: - Khi nói đến đời sống Phạm hạnh trên cõi Chư Thiên, Ngài cho rằng "Có cõi có, có cõi không". Vậy có phải cả hai điều này xuất hiện trong cõi Chư thiên vô tưởng và cả hai điều này xuất hiện trong cõi Chư Thiên vô tưởng và cả hai điều này xuất hiện trong cõi Chư Thiên hữu tưởng? Nếu không như vậy thì nơi nào có đời sống Phạm hạnh, nơi nào thì không có?
Th: - Ðời sống Phạm hạnh chỉ xuất hiện ở cõi Chư Thiên hữu tưởng.
(13) Th - Ngài thừa nhận rằng đời sống Phạm hạnh chỉ có ở cõi nhân loại.
S: - Chỉ ở một số nơi nào đó mà thôi, còn những nơi khác thì không có.
Th: - Phải chăng Ngài muốn nói rộng hơn rằng ở biên địa nơi chỉ có những người dân bán khai, nơi không có niềm tin tôn giáo, không có thiện nam tín nữ, cũng có đời sống Phạm hạnh? Nếu không, làm thế nào Ngài có thể cho rằng đời sống Phạm hạnh được tụ tập ở khắp mọi nơi? Nơi nào ở cõi nhân loại, có đời sống Phạm hạnh?
S: - Nơi thung lũng sông Hằng, không phải nơi biên địa.
(14) S: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố: "Này các Tỳ kheo, trong ba phương diện. Loài người ở Jambudika (Diêm phù đề) Thù thắng hơn loài người ở cõi Uttarakuruca(Bắc cu lô châu) và Chư thiên ở cõi trời ba mươi ba (Ðạo lợi), Thế nào là ba? Chúng anh hùng, có trí niệm và sống Phạm hạnh ở đời này"? (1)
Có phải có bài kinh như vậy không? Có phải bài kinh đó không nói rằng, không có đời sống Phạm hạnh trong cõi Chư Thiên?
Th: - Có phải Ðức Thế tôn đã không từng tuyên bố tại Savatthi: "Ở đây, đời sống Phạm hạnh được tụ tập"? Và có phải lời tuyên bố đó nói rằng chỉ ở Savatthi mới có đời sống Phạm hạnh, còn nơi khác thì không có đời sống Phạm hạnh, hay sao?
(15) Lại nữa, bậc Bất lai, người đã đoạn tận năm "Hạ phần kiết sử", nhưng chưa đoạn tận năm "Thượng phần kiết sử", khi tử "Ở đây" và tái sinh "Ở đó", nơi nào những quả của nghiệp của vị ấy sanh khởi: "Ở đó" và chỉ ở đó, Ngài quan niệm như thế. Vậy thì bằng cách nào Ngài có thể từ khước đời sống Phạm hạnh trên cõi Chư thiên?
(16) Khi một bậc Bất lai như vậy tái sanh "Ở đó" (cõi tịnh cư thiên) chính "Ở đó", vị ấy mới đặt được gánh nặng xuống, chính "Ở đó" vị ấy mới thấu rõ hoàn toàn khổ đế, chính "Ở đó" mới đoạn trừ tất cả lậu hoặc, và chính "Ở đó" mới thấu rõ diệt đế, chứng ngộ sự trường cửu. Vậy Ngài giải thích được những gì khi cho rằng " Không có đời sống Phạm hạnh ở cõi Chư thiên "?
S: - Bởi vì "Ở đây" (cõi Nhân loại), vị ấy chứng ngộ thánh đạo, còn "Ở đó" (cõi tịnh cư thiên), vị ấy mới hưởng quả.
(17) Th - Nếu Ngài chấp nhận bậc bất lai hưởng quả "Ở đó" bằng cách chứng đạo "Ở đây", thì Ngài phải chấp nhận bậc Dự lưu hưởng quả "Ở đây", bằng cách chứng đạo "Ở đó" (cõi Chư thiên). Tương tự, Ngài phải thừa nhận bậc nhất lai hưởng quả "Ở đây" (cõi Nhân loại) bằng cách chứng đạo "Ở đó" (cõi Chư thiên).
Lại nữa Ngài cho rằng bậc Dự lưu hưởng quả "Ở đây" bằng cách chứng đạo "ở đây" thì Ngài cũng phải chấp nhận Bậc Bất lai hưởng quả "Ở đó" bằng cách chứng đạo "Ở đó". Lại nữa, Ngài cũng phải chấp nhận bậc Nhất lai hưởng quả "ở đây ". Vì thế, Ngài phải chấp nhận tương tự như vậy với bậc Bất lai hưởng quả "Ở đó" bằng cách chứng đạo "Ở đó".
(18) Nếu Ngài tuyên bố rằng một bậc Bất lai viên tịch ở thế giới này, chứng đạt đạo quả A-la-hán ở cõi Tịnh cư, sẽ chứng đạo mà không đoạn tận với lậu hoặc, thì Ngài cũng phải chấp nhận như thế đối với một bậc tu tập để hưởng quả Dự lưu, quả Nhất lai hay quả A-la-hán.
Lại nữa, nếu Ngài tuyên bố rằng một bậc tu tập để hưởng quả Dự lưu, quả Nhất lai và quả A-la-hán, đồng thời chúng đạo và đoạn tận những lậu hoặc, thì Ngài phải chấp nhận như thế đối với trường hợp bậc Bất lai, người đã viên tịch ở thế giới này và đắc đạo quả A-la-hán ở cõi Tịnh cư thiên.
(19) Ngài thừa nhận rằng bậc Bất lai, khi tái sanh "Ở đó" đã làm những việc cần phải làm trong đời sống Phạm hạnh, thì Ngài cũng phải thừa nhận rằng bậc A-la-hán còn tái sinh từ thế giới này đến thế giới khác và từ thế giới khác đến thế giới này trong vòng luân hồi sinh tử. Dĩ nhiên Ngài từ chối điều này. Lại nữa, Ngài không thể thừa nhận những phẩm hạnh của một bậc Bất lai và từ chối bậc này không thể nào "đặt trọn vẹn gánh nặng xuống" khi vị ấy còn phải tái sanh "Ở đó" (cõi Tịnh cư thiên), vậy thì Ngài phải chấp nhận bậc ấy còn phải chứng ngộ đạo để đặt được gánh nặng xuống.
(20) Tương tự, bất cứ một sự chứng đạt nào khác trong đời sống Phạm hạnh của bậc bất lai, người còn phải tái sanh lần cuối cùng, ở đó bậc ấy thấu rõ khổ đế, đoạn tận lậu hoặc, thấu rõ diệt đế, chứng ngộ sự trường cửu, Ngài cho rằng vị này cấn phải tụ tập để chứng đạt đạo quả A-la-hán (ở cõi Chư thiên như các vị Chư thiên).
Mặt khác Ngài lại ngầm cho rằng vị bất lai hoàn toàn tự tại, không còn phải tụ tập thêm (vì Ngài cho rằng ở cõi Chư thiên không có đời sống Phạm hạnh).
(21) S: - Như con sơn dương bị thương bởi mũi tên, dù cho nó có chạy xa đến đâu, cũng bị ngã gục vì sự đau đớn, cũng dường như thế, bậc bất lai, bằng cách chứng ngộ đạo "Ở đây" sẽ hưởng quả "Ở đó".
Th: - Con sơn dương bị thương bởi mũi tên, dù cho nó có chạy xa đến đâu, cuối cùng cũng phải ngã gục vì sự đau đớn. Nhưng có phải bậc Bất lai, khi bằng sự chứng đạo "Ở đây" và hưởng quả "Ở đó", có chịu đựng sự đau đớn bởi mũi tên như con sơn dương không?
S: - Không, không thể nói như thế được.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada