[1] - Yếu hiệp (saṅgaho). Bất yếu hiệp (asaṅgaho).

Bất yếu hiệp theo yếu hiệp (saṅgahitena asaṅgahitaṃ).
Yếu hiệp theo bất yếu hiệp (asaṅgahitena saṅgahitaṃ).
Yếu hiệp theo yếu hiệp (saṅgahitena saṅgahitaṃ).
Bất yếu hiệp theo bất yếu hiệp (saṅgahitena asaṅgahitaṃ).

Tương ưng (sampayogo). Bất tương ưng (vippayogo).

Bất tương ưng theo tương ưng (sampayuttena vippayuttaṃ).
Tương ưng theo bất tương ưng (vippayuttena sampayuttaṃ).
Tương ưng theo tương ưng (sampayuttena sampayuttaṃ).
Bất tương ưng theo bất tương ưng (vippayuttena vippayuttaṃ).

Tương ưng bất tương ưng theo yếu hiệp (saṅgahitena sampayuttaṃ vippayuttaṃ).
Yếu hiệp bất yếu hiệp theo tương ưng (sampayuttena saṅgahitaṃ asaṅgahitaṃ).
Tương ưng bất tương ưng theo bất yếu hiệp (asaṅgahitena sampa-yuttaṃ vippayuttaṃ).
Yếu hiệp bất yếu hiệp theo bất tương ưng (vippayuttena saṅgahitaṃ asaṅgahitaṃ).

Ngũ uẩn (pañcakkhandhā).
Thập nhị xứ (dvādasāyatanāṇi).
Thập bát giới (aṭṭhārasa dhātuyo).
Tứ đế (cattāri saccāni).
Nhị thập nhị quyền (bāvīsatindriyāni).
Y tương sinh (paṭiccasamuppādo).
Tứ niệm xứ (cattāro satipaṭṭhānā).
Tứ chánh cần (cattāro sammappadhānā).
Tứ thần túc (cattāro iddhipādā).
Tứ thiền (cattāri jhānāni).
Tứ vô lượng tâm (catasso appamaññāyo).
Ngũ quyền (pañcindriyāni ).
Ngũ lực (pañcabalāni).
Thất giác chi (satta bojjhaṅgā).
Bát chi thánh đạo (ariyo aṭṭhangiko maggo).

Xúc (phasso). Thọ (vedanā). Tưởng (saññā). Tư (cetanā). Tâm (citta). Thắng giải (adhimokkha). Tác ý (manasikāra).

Yếu hiệp ba cách (tīni saṅgaho). Bất yếu hiệp ba cách (tīni asaṅgaho). Tương ưng bốn cách (catūhi sampayogo).

Bất tương ưng bốn cách (catūhi vippayogo).

Ðồng (sabhāgo). Bất đồng (visabhāgo).

Toàn bộ Pháp tụ (dhammasaṅgaṇi) đều là đầu đề (mātikā) của Bộ Chất ngữ (dhātukathā).

DỨT PHẦN ÐẦU ÐỀ.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada